Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

doc 3 trang thuongdo99 2240
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021_tru.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TỔ XÃ HỘI MÔN : NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2020 - 2021 A. YÊU CẦU 1. Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của phần Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. 2. Biết vận dụng kiến thức đã học vào việc cảm thụ và tạo lập văn bản. 3. Có kĩ năng trả lời câu hỏi mạch lạc, hợp lí. 4. Có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. B. NỘI DUNG I. Phần văn bản: 1. Văn bản nước ngoài: Chiếc lá cuối cùng; Hai cây phong; Đánh nhau với cối xay gió; Cô bé bán diêm. 2. Văn bản nhật dụng: Ôn dịch thuốc lá; Bài toán dân số; Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000. 3. Văn học Việt Nam: Lão Hạc; Trong lòng mẹ; Tức nước vỡ bờ; Tôi đi học. * Yêu cầu chung: - Nắm được nội dung và ý nghĩa của các văn bản. - Nêu hoàn cảnh sáng tác, thể loại của các văn bản. II. Phần Tiếng Việt: 1. Nói quá 2. Nói giảm nói tránh 3. Câu ghép 4. Dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép * Yêu cầu chung: - Tìm và nêu tác dụng của biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh. - Xác định chủ ngữ- vị ngữ, nêu được quan hệ ý nghĩa và cách nối giữa các vế câu ghép. - Sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép. III. Phần Tập làm văn: 1. Văn thuyết minh 2. Nghị luận xã hội * Yêu cầu chung: - Nắm được dạng bài và có kĩ năng làm bài. - Vận dụng các kĩ năng để viết đoạn văn. C. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO Câu 1. Trình bày hiểu biết về tác giả, , nội dung của các văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, “Ôn dịch, thuốc lá”, “Bài toán dân số”, “Hai cây phong”, “Đánh nhau với cối xay gió”, “Chiếc lá cuối cùng”, “Cô bé bán diêm”, “Lão Hạc”, “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Tôi đi học”.
  2. Câu 2. Chỉ ra biện pháp nói quá hoặc nói giảm nói tránh và nêu tác dụng: a. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Bài ca vỡ đất- Hoàng Trung Thông) b. Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương (Ca dao) c. Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày (Ca dao) d. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời (Bác ơi!- Tố Hữu) Câu 3. Xác định câu ghép, phân tích cấu tạo ngữ pháp và mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép trong các ví dụ sau: a. Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc vì lão lương thiện quá. (Lão Hạc- Nam Cao) b. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc (Lão Hạc- Nam Cao) c. Xe chạy chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. (Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng) Câu 4. Viết đoạn văn nghị luận xã hội. Trong đoạn có sử dụng dấu ngoặc đơn hoặc dấu ngoặc kép a. Tác hại của bao bì ni- lông và giải pháp hạn chế bao bì ni- lông. b. Tác hại của thuốc lá và giải pháp chống thuốc lá. c. Tác hại của bùng nổ dân số và giải pháp tránh bùng nổ dân số. Câu 5. Tập làm văn a. Thuyết minh về một món ăn ngày Tết. b. Thuyết minh về một loại hoa ngày Tết. c. Thuyết minh về một món ăn cổ truyền dân tộc. BGH duyệt Tổ trưởng chuyên môn duyệt Người ra đề cương Phạm Thị Hải Vân Trương Thị Thanh Xuân Nguyễn Thu Hà