Đề cương ôn tập học kì I Toán Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Bồ Đề

doc 2 trang thuongdo99 4130
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Toán Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_toan_lop_6_nam_hoc_2017_2018_truong.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I Toán Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Bồ Đề

  1. TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN TOÁN 6 I) SỐ HỌC: Bài 1: Chọn đáp án đúng trong các đáp án sau: A. Số có chữ số tận cùng là 9 thì chia hết cho 9 B. Số chia hết cho 5 có tận cùng là 5 C. Số 54 = 2.33 có 4 ước D. Số 48 = 24.3 có 10 ước E. Hai số nguyên tố cùng nhau có bội chung nhỏ nhất là tích của chúng F. Hai số nguyên tố cùng nhau không có ước chung G. Tổng hai số nguyên tố là 1 số nguyên tố H. Mọi số tự nhiên nếu không phải là số nguyên tố thì là hợp số I. Số 1 không có ước nào cả J. Nếu a chia hết cho m, b chia hết cho m thì ƯCLN (a, b, m) = m với a, b, m là số tự nhiên và m khác 0 Bài 2: Thực hiện phép tính hợp lý: a) 16.23 – 17.6 + 16.32 b) 18.22 – 8.29 + 18.52 c) ( 8576 – 535 ) – 8576 d) ( – 7105) – ( 155 – 7105) e) ( – 7) + ( – 20) + 57 + ( – 30) Bài 3: a) Tìm các chữ số x, y biết: 25x5y chia hết cho 5 và chia cho 9 dư 1 b) Tìm các chữ số x, y biết: x785y chia hết cho 5 và chia hết cho 9 c) Tìm các chữ số x, y biết: 24x68y chia hết cho 45 Bài 4: Tìm x là số tự nhiên: a) ( 3x – 24). 75 = 2. 76 b) 3x + 7x = 7.8 + 44 c) ( x – 1)3 = 27 d) 32x – 1 = 27 Bài 5: Tìm x là số nguyên: a) 15 – x = 7 – ( – 2) b) x 5 7 c) 7 . x 3 49 Bài 6: Học sinh khối 6 của một trường xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 5, hàng 6 đều thiếu 1 người, nhưng xếp hàng 7 thì vừa đủ. Biết số học sinh < 300. Tính số học sinh đó. Bài 7: Học sinh khối 6 của 1 trường xếp hàng 12, hàng 15, hàng 18 đều dư 5 người. Biết số học sinh khoảng 200 đến 400. Tính số học sinh đó. Bài 8: Ba tàu cập bến theo các cách sau: Tàu 1 cứ 15 ngày cập bến 1 lần, tàu 2 cứ 20 ngày cập bến 1 lần, tàu 3 cứ 12 ngày cập bến 1 lần. Lần đầu cả 3 tàu cập bến 1 ngày. Hỏi ít nhất bao nhiêu ngày cả 3 tàu cùng cập bến lần thứ hai? Bài 9: Lớp 6A có 40 học sinh. Lớp 6B có 48 học sinh. Lớp 6C có 32 học sinh. Ba lớp cùng xếp hàng dọc như nhau mà không có lớp nào có người lẻ hàng. Tính số hàng dọc nhiều nhất mỗi lớp xếp được? Khi đó mỗi lớp có bao nhiêu hàng ngang? Bài 10: Một đoàn công tác xã hội gồm 80 người trong đó có 32 nữ, cần phân chia thành các tổ công tác có số người bằng nhau. Hỏi có bao nhiêu cách chia thành các tổ không quá 10 người với số nam và số nữ bằng nhau.
  2. Bài 11: Tìm n là số tự nhiên sao cho: a) n + 3 chia hết cho n – 1 b) 4n + 3 chia hết cho 2n – 1 Bài 12: Chứng minh rằng: 2 3 4 5 6 7 8 9 a) A = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 chia hết cho 13 b) B = 5 + 52 + 53 + + 599 + 5100 chia hết cho 6 c) C = 2 + 22 + 23 + 24 + + 299 + 2100 chia hết cho 31 Bài 13: a) Cho tổng S = 1 + 2 + 22 + 23 + 24 + + 220 . Tìm số tự nhiên n biết : S + 1 = 2n b) Cho tổng S = 1 + 3 + 32 + 33 + 34 + + 320 . Tìm số tự nhiên n biết : 2S + 1 = 3n II) HÌNH HỌC: Bài 1: Điền vào chỗ trống để được kết quả đúng: a) Trong ba điểm thẳng hàng . nằm giữa hai điểm còn lại. b) Có một và chỉ một đường thẳng đi qua c) Mỗi điểm trên đường thẳng là của hai tia đối nhau. d) Nếu . thì AM + MB = AB. AB e) Nếu AM MB thì . 2 Bài 2: Đúng hay sai: a) Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa hai điểm A và B. b) Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều hai điểm A và B. c) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều hai điểm A và B. d) Hai tia phân biệt là hai tia không có điểm chung e) Hai tia đối nhau cùng nằm trên một đường thẳng f) Hai tia cùng nằm trên một đường thẳng thì đối nhau g) Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau, hoặc song song. h) Nếu AM < MB thì M nằm giữa hai điểm A và B. Bài 3: Cho hai tia đối nhau Ox và Ox’. Trên tia Ox, lấy hai điểm M và N sao cho OM = 2cm, ON = 6cm. ON Trên tia Ox’, lấy điểm P sao cho OP . 3 a) Trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. Vì sao? b) Tính MN. c) Điểm O có phải là trung điểm của đoạn thẳng MP không? Vì sao? d) Chứng tỏ M là trung điểm của đoạn thẳng PN. Bài 4: Trên tia Ox, lấy hai điểm A và B sao cho OA = 4cm, OB = 7cm. Trên tia đối của tia Ox là tia Ox’, lấy điểm C sao cho OC = 3cm. a) Điểm A có nằm giữa O và B hay không? Vì sao? Tính AB. b) So sánh AB và OC. c) Gọi D là trung điểm của AO. Tính OD. d) Trong ba điểm O, C, D, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao? Tính CD. e) Điểm D có phải là trung điểm của đoạn thẳng BC không? Vì sao? Bài 5: Trên tia Ox, lấy điểm A, trên tia đối của tia Ox, lấy điểm B sao cho OA = OB = 3cm. Trên tia AB, lấy điểm M sao cho AM = 1cm. Trên tia BA, lấy điểm N sao cho BN = 1cm. Điểm O có phải là trung điểm chung của hai đoạn thẳng AB và MN không? Bài 6: Trên tia Ox, lấy điểm M sao cho OM = 1,5cm. Trên tia đối của tia Ox, lấy điểm N, điểm P sao cho ON = 1,5cm; OP = 4,5cm. Điểm N có phải là trung điểm của đoạn thẳng MP không? Nhóm trưởng duyệt Tổ trưởng duyệt BGH duyệt Vũ Quang Lâm Đỗ Thị Thúy Giang Lý Thị Như Hoa