Đề cương ôn tập học kì II Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2018_2019_tr.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2018 – 2019 MÔN: HÓA HỌC LỚP 8 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Nêu được tính chất vật lý và tính chất hóa học của hiđro, oxi, nước và phương pháp điều chế các khí: O2, H2 trong PTN - Nêu được các loại hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối (ví dụ, định nghĩa, công thức tổng quát, phân loại, cách gọi tên) - Phân loại 1 số loại phản ứng hóa học: Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế - Nêu thành phần hóa học của nước, không khí - Nêu khái niệm dung dịch, chất tan, dung môi, dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa, độ tan các chất trong nước, nồng độ dung dịch (C%, CM) 2. Kĩ năng: - Lập PTHH và tính theo PTHH - Phân loại, gọi tên oxit, axit, bazơ, muối - Nhận biết các hợp chất bằng phương pháp hóa học - Vận dụng công thức nồng độ dung dịch trong tính toán 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, chăm chỉ, cẩn thận 4. Phát triển năng lực: - Năng lực tự học - Năng lực tư duy - Năng lực tự giải quyết vấn đề - Năng lực trả lời câu hỏi - Năng lực trình bày thao tác thực hành II. HÌNH THỨC RA ĐỀ KIỂM TRA: 50% trắc nghiệm và 50% tự luận III. PHẠM VI ÔN TẬP - Chương III: Mol và tính toán hóa học - Chương IV: Oxi – không khí - Chương V: Hiđro – Nước - Chương VI: Dung dịch
- IV. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1. Cho các chất có CTHH: KMnO 4, CaO, Na, Fe, KClO3, Fe2O3, SO3, CO, K2O, Zn, Ba, P2O5, K, Na2O, CuO. Hãy cho biết những chất nào tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường? Viết PTHH, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) Bài 2. Phân loại và gọi tên các hợp chất sau: Fe 2O3, Fe(OH)2, HCl, Ba(OH)2, NaCl, CuO, P2O5, HNO3, H3PO4, NaOH, H2S, NaHCO3, CaCO3, SO3, Fe2(SO4)3, Al(OH)3, Ca(HCO3)2 Bài 3. Cho 9,6 g hỗn hợp gồm Ca và CaO hòa tan hết vào 200g nước thu được 2,24 lít H2 ở đktc a) Viết các PTHH xảy ra. b) Tính thành phần % khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp. c) Tính C% dung dịch thu được sau phản ứng. Bài 4. Cho kim loại sắt tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 thấy tạo ra 1,12 lít khí H2 (đktc). a. Tính khối lượng kim loại sắt tham gia phản ứng. b. Tính khối lượng của muối thu được sau phản ứng. c. Tính CM của dung dịch H2SO4. Bài 5. Hãy giải thích các hiện tượng tự nhiên liên quan đến thành phần không khí. Gia Thụy, ngày 25/ 3 / 2019