Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Tây Sơn

doc 10 trang Đăng Bình 11/12/2023 560
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_truong_thcs_tay.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Tây Sơn

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP ĐẦU HỌC KÌ II MÔN VĂN 8 I. Tiếng Việt A. Lí thuyết - HS nắm được đặc điểm hình thức và chức năng các câu phân loại theo mục đích nói 1. Câu nghi vấn a. Hình thức + Khi viết, kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Ngoài ra khi thực hiện chức năng phụ, có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm lửng và chấm than (chức năng phụ học ở bài Câu nghi vấn tiết 2). + Chứa các từ nghi vấn (ai, gì, nào, bao giờ, vì sao, đâu, à, ư, hử, hả, chứ, chăng ), các cặp từ nghi vấn (có không, đã chưa, có phải không), quan hệ hay nối các vế có quan hệ lựa chọn. b. Chức năng + Chức năng chính là dùng để hỏi + Chức năng phụ (sẽ học ở tiết 2). B. Thực hành 1. Vẽ sơ đồ tư duy câu nghi vấn. 2. Làm lại các bài tập SGK/11,12,13 3. Viết một đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn dùng để hỏi, gạch chân đặc điểm hình thức của nó. II. Văn học A. Lí thuyết Bài 1: “Nhớ rừng” (Thế Lữ). HS nắm được 1. Nội dung + Hình tượng con hổ: - Tâm trạng căm hờn, ngao ngán và nỗi chán ghét thực tại tầm thường, giả dối của con hổ trong vườn bách thú (khổ 1, khổ 4). - Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ (khổ 2, 3). + Lời tâm sự của thế hệ tri thức những năm 1930: Nỗi chán ghét thực tại tù túng, niềm khao khát tự do và lòng yêu nước thầm kín của những người dân mất nước.
  2. 2. Ý nghĩa: Mượn lời con hổ trong vườn bác thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khao khát thoát khỏi kiếp đời nô lệ. Bài 2: “Ông đồ” (Vũ đình Liên). HS nắm được 1. Nội dung, nghệ thuật - Hình ảnh ông đồ trong mùa xuân năm xưa (khổ 1,2) + Kết hợp biểu cảm, kể và tả; lời thơ gợi cảm xúc + Khắc họa khung cảnh mùa xuân tươi tắn, sinh động với sắc hoa đào nở, không khí tưng bừng, náo nhiệt. Trong đó, ông đồ là hình ảnh không thể thiếu, làm nên nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc được mọi người mến mộ. - Hình ảnh Ông đồ trong mùa xuân hiện tại (khổ 2,3,4) + Hình ảnh đối lập, phép nhân hóa, câu hỏi tu từ → tác giả đồng cảm với nỗi lòng tê tái của ông đồ trước sự đổi thay của cuộc đời dù thời gian tuần hoàn, mùa xuân trở lại. + Tả cảnh ngụ tình → Khắc họa hình ảnh ông đồ cô đơn, lạc lõng giữa dòng đời. + Câu hỏi tu từ → Thể hiện niềm thương cảm, hoài cổ và tiếc nuối cho một thời đại văn hóa đã đi qua khi ông đồ hoàn toàn vắng bóng. 2. Ý nghĩa: Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai. Bài 3: “Quê hương” (Tế Hanh). HS nắm được 1. Nội dung, nghệ thuật a. Lời kể về quê hương làng biển - Giới thiệu chung (2 câu đầu): Bằng lời thơ bình dị, giọng điệu đầy tự hào, tác giả giới thiệu chung về làng biển “vốn làm nghề chài lưới”. - Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi (6 câu tiếp) + Lời thơ bay bổng, phép liệt kê → Khắc họa khung cảnh thiên nhiên tươi sáng với bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh. + Từ ngữ giàu cảm xúc, phép so sánh độc đáo → Diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền ra khơi làm toát lên bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân chài. + Hình ảnh so sánh sáng tạo → Cánh buồm trắng quen thuộc trở nên thiêng liêng, thơ mộng, là biểu tượng của linh hồn làng chài. - Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về (8 câu tiếp) + Dùng nhiều tính từ: “ồn ào”, “tấp nập” → Thể hiện bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống.
  3. + Miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn, phép nhân hóa → Khắc họa hình ảnh người dân làng chài rắn rỏi, khỏe khoắn và hình ảnh những con thuyền vô tri cũng có tâm hồn tinh tế. b. Nỗi lòng của tác giả (4 câu cuối): Liệt kê những hình ảnh cụ thể, gần gũi, đặc trưng, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến, nỗi nhớ khôn nguôi đối với quê hương. 2. Ý nghĩa: Bài thơ là lời bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển. B. Thực hành 1. Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh ông đồ qua hai khổ thơ đầu trong bài thơ “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên. 2. Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh ông đồ qua ba khổ thơ sau trong bài thơ “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên. 3. Viết đoạn văn cảm nhận về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ “Quê hương” của tác giả Tế Hanh. 4. Viết đoạn văn cảm nhận về bốn câu thơ cuối trong bài thơ “Quê hương” của tác giả Tế Hanh. III. Tập làm văn A. Lí thuyết - Nắm được cách làm bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. HS chú ý dàn ý sơ lược: MB: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh ấy. TB: Cung cấp một số kiến thức về danh thắng như: vị trí địalí; lịch sử ra đời, nguồn gốc tên gọi; đặc điểm; cấu tạo; vai trò; hướng bảo vệ và phát triển KB: Bày tỏ thái độ về danh thắng đó.s B. Thực hành Viết bài văn giới thiệu về một danh thắng ở quê em (Thành phố Đà Nẵng).
  4. NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 8 A. Tiếng Việt I. Lí thuyết - HS nắm được đặc điểm hình thức và chức năng các câu phân loại theo mục đích nói 1. Câu nghi vấn a. Hình thức + Khi viết, kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Ngoài ra khi thực hiện chức năng phụ, có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm lửng và chấm than (chức năng phụ học ở bài Câu nghi vấn tiết 2 sẽ học sau). + Chứa các đại từ nghi vấn: (ai, gì, nào, bao giờ, vì sao, đâu ); các tình thái từ nghi vấn (à, ư, hử, hả, chứ, chăng ), các cặp từ nghi vấn (có không, đã chưa, có phải không), quan hệ hay nối các vế có quan hệ lựa chọn. b. Chức năng + Chức năng chính là dùng để hỏi + Chức năng phụ (sẽ học ở tiết 2). II. Thực hành 1. Xác định chức năng chính và gạch chân dấu hiệu hình thức của những câu nghi vấn sau ? a. Hôm qua, bạn Tuấn có đi đá bóng không ? b. Để tạo lập một văn bản, theo bạn có bao nhiêu phương thức biểu đạt ? c. Các em đã ôn bài của tuần trước chưa ? d. Cậu làm hay tớ làm ? e. Bạn có phải là Thành lớp trưởng lớp 9/6 không ? f. Hôm nay, mẹ về thăm bà ngoại ạ ? g. Các bạn ơi! Chúng ta nghỉ học hết tháng 2 hả ? h. Xin lỗi, bạn tên gì vậy ? i. Sao con lại to tiếng với em thế ? 2. Trường hợp nào sau đây không phải là câu nghi vấn ? a. Con dám nghịch điện khi cha mẹ đi vắng sao ! b. Năm nay, thầy bao nhiêu tuổi rồi ạ ? c. Tết đến, ai cũng vui. d. Bút đỏ nào là của mình vậy ?
  5. B. Tập làm văn I. Lí thuyết 1. Nắm được cách làm bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. HS chú ý dàn ý sơ lược: MB: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh ấy. TB: Cung cấp một số kiến thức về danh thắng như: vị trí địa lí; lịch sử ra đời, nguồn gốc tên gọi; đặc điểm; cấu tạo; vai trò; hướng bảo vệ và phát triển KB: Bày tỏ thái độ về danh thắng đó. * Tài liệu tham khảo thêm về danh thắng Bà Nà và Ngũ Hành Sơn. + Vị trí địa lí Núi Bà Nà toạ lạc ở một khu vực thuộc dãy núi Trường Sơn nằm ở thôn An Sơn, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Tây. Có độ cao gần 1500m so với mực nước biển. + Lịch sử ra đời, nguồn gốc tên gọi * Lịch sử ra đời: BN được Debay (tên Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ) tìm ra năm 1901. Đến năm 1912, thực dân Pháp xây dựng nơi đây thành khu nghỉ dưỡng nổi tiếng để phụ vụ quan chức Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, Bà Nà dần vắng bóng người. Khi Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2 (1958), Bà Nà bị triệt hạ để chống giặc do chủ trương của Đảng. Từ đấy, BN đi vào quên lãng cho đến năm đầu năm 1998, UBND thành phố Đà Nẵng quyết định xây dựng lại Bà Nà thành một khu du lịch sinh thái có quy mô và không ngừng phát triển cho đến ngày nay. * Nguồn gốc tên gọi: Giải thích về tên gọi “Bà Nà”, có người cho rằng khi người Pháp đặt chân lần đầu lên đây, thấy núi có nhiều chuối nên đặt là ”banane”, lâu ngày người ta đọc chệch thành Bà Nà. Còn theo nhà văn Nguyên Ngọc, Bà Nà là tiếng người Katu, nghĩa là “núi của tui”. Ngoài ra còn có nhiều giả thiết khác nữa. + Đặc điểm * Khí hậu: Vì BN nằm giao thoa giữa miền Bắc và miền Nam nên nó có khí hậu thoáng mát, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 15-20 °C (cao nhất là 25 °C). Ở Bà Nà một ngày, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác 4 mùa trong một năm: sáng – xuân, trưa - hạ, chiều - thu, tối -đông, giống như chốn “Bồng lai tiên cảnh”. * Sinh thái: Vì khí hậu thuận lợi ấy nên BN có hệ sinh thái đa dạng với khoảng hơn 500 loài thực vật và 256 loài động vật có xương sống. Năm 1986, Bà Nà đã được Chính phủ
  6. công nhận là khu dự trữ thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm như trầm hương, gấu đen châu Á, vượn má hung Đặc biệt ở đây có cây thông qùy (thân cây cong như qùy) khoảng gần trăm tuổi và có hoa đào chuông rất quý hiếm. + Cấu tạo: (đọc để tham khảo còn khi viết có thể chọn một số địa điểm nổi bật sau: khoảng 5 địa điểm) * Suối mơ Dưới chân núi Bà Nà, là Suối Mơ một điểm du lịch đông khách, vào mùa hè. Ở đây có thác Tóc Tiên 9 tầng như một mái tóc của một nàng tiên. Khi đi Cáp treo, ta có thể nhìn thấy suối Mơ đang chảy len lỏi, trắng xóa giữa cánh rừng xanh đại ngàn vô cùng đẹp mắt. * Cáp treo Đến Bà Nà, đầu tiên du khách sẽ được cảm nhận cảm giác bồng bềnh lơ lửng trên không trung qua tuyến cáp treo đạt 4 kỉ lục thế giới như: tuyến cáp treo một dây dài nhất thế giới (hơn 5000m), tuyến cáp treo có cao độ chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất thế giới (hơn 1000m), tuyến cáp treo có trọng lượng nặng nhất Hệ thống cáp treo Bà Nà – 1 trong 10 tuyến cáp treo ấn tượng nhất thế giới có công suất bình quân: 6000 khách/h. * Công viên Fantasy Trên đường lên đỉnh Núi Chúa, du khách sẽ thấy Fantasy Park. Đây hiện là khu vui chơi giải trí trong nhà duy nhất ở Việt Nam và trên thế giới có vị trí tọa lạc trên đỉnh núi. Fantasy Park được xây dựng và thiết kế theo cảm hứng từ hai cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Hành trình vào trung tâm Trái Đất” và “Hai vạn dặm dưới đáy biển” của một nhà văn Pháp. Khu vui chơi mở ra thế giới giải trí sống động, hấp dẫn với những trò chơi hấp dẫn cho các bạn nhỏ. * Đỉnh Núi Chúa Từ khu làng này, du khách có thể rảo bước đi lên vị trí cao nhất của Bà Nà là đỉnh Núi Chúa. Nơi đây có gắn cột mốc ghi lại độ cao, có nhiều công trình chùa, tháp mang dấu ấn tâm linh sâu sắc như Lầu Chuông, Miếu Bà * Chùa Linh Ứng Ở phía cánh tay trái so với đỉnh Núi Chúa, du khách có thể đến với Chùa Linh Ứng, nơi có nhiều nét giống với Chùa Tam Thai (Ngũ Hành Sơn), đặc biệt, ngôi chùa có một bức tượng Đức Bổn Sư cao 27 m màu trắng, có Vườn Lộc Uyển - nơi đức Phật thuyết giáo lần đầu tiên.
  7. * Cầu Vàng Dưới chân của chùa Linh Ứng, du khách sẽ đến với Cầu Vàng, đi qua vườn hoa và tới với hầm rượu Debay. Cầu Vàng là một cây cầu bộ hành dài 150, nằm ở độ cao gần 1400 m so với mực nước biển. Mặt cầu được thiết kế chủ yếu từ gỗ kiềng, lan can bằng inox mạ vàng. Ở giữa cầu có hai bàn tay khổng lồ nâng đỡ được tạc từ đá. Nằm ở lưng chừng núi, cây cầu được thiết kế mềm mại, toàn bộ cầu được phủ một màu vàng lộng lẫy. * Hầm rượu Debay Hầm rượu cổ Debay là công trình độc đáo do người Pháp xây dựng, được đào xuyên sâu trong lòng núi Bà Nà vào năm 1923. Đây là hầm rượu cổ có chiều dài 100m và luôn được giữ nhiệt độ lý tưởng từ 16 độ đến 20 độ C. Du khách có thể được gửi rượu quý của mình ở đây để tiếp bạn bè khi lên Bà Nà. + Vai trò - Bà Nà mang giá trị tâm linh sâu sắc khi mang trong mình nhiều công trình chùa chiền, miếu, tháp nhất là tín ngưỡng phật giáo - BN còn mang đậm dấu ấn văn hóa vừa cổ truyền vừa hiện đại của dân tộc. Nếu như ban ngày Bà Nà khoác lên mình vẻ tinh khôi, rực rỡ thì Bà Nà về đêm lại mang nét dịu dàng và lãng mạn. BN là nơi tổ chức các hoạt động cộng đồng, các hoạt động văn hóa lớn của thành phố, quốc gia Bà Nà mang giá trị lịch sử - BN mang đến cho bạn sự thư giãn thoải mái về tinh thần - BN mang đến giá trị kinh tế lớn qua việc phát triển các ngành du lịch, dịch vụ - Hơn nữa, BN còn có vai trò gì khi là khu dữ trữ thiên nhiên quốc gia với hệ động thực vật đa dạng, là vành đai bảo vệ thành phố Đà thành bởi những cánh rừng nguyên sinh + Hướng bảo vệ và phát triển - Đề ra nội quy, quy định khi đến với BN - Tăng cường tuyên tryền về việc bảo vệ, giữ cho BN một môi trường phát triển thuận lợi, tự nhiên, không “bê tông hóa” quá mức . - Mọi người cùng chung tay xây dựng BN DANH THẮNG NGŨ HÀNH SƠN + Vị trí địa lí
  8. Ngũ Hành Sơn tên chung của một danh thắng gồm 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, có diện tích khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn và Thổ Sơn, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Năm 1990, khu danh thắng này đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. + Lịch sử ra đời, nguồn gốc tên gọi * Lịch sự hình thành Theo một tài liệu năm 1686 thì địa danh núi Non Nước đã xuất hiện trên văn bản hơn 5 thế kỷ, còn sự ra đời của vùng đất này chắc phải kể đến dấu tích đầu tiên của người Chăm, sau đó mới là người Việt. Còn theo các nhà địa chất học, vùng đồng bằng Quảng Nam được hình thành do sự vận động nâng lên của dãy Trường Sơn Nam và sự bồi đắp của con sông Thu Bồn và các nhánh sông của nó. Trong quá trình hình thành nên đồng bằng Quảng Nam, quần thể Ngũ Hành Sơn trước đó là những hòn đảo nằm chơ vơ giữa biển đông và chỉ dần dần nối vào đất liền khi đồng bằng Quảng Nam được hình thành. Hiện nay bờ biển rút xa dần và cách chân núi Thủy Sơn khoảng 800 mét. Ngoài ra nó còn gắn với sự tích khác trong dân gian. * Nguồn gốc tên gọi Tên “núi Non Nước” có từ lâu đời, và đã đi vào ca dao Việt Nam. Tên “Ngũ Hành Sơn” chính thức được đặt thông qua văn bản hành chính năm Minh Mạng thứ 18 (1837). Ngoài ra còn có một số tên gọi khác nữa nhưng không thông dụng bằng hai tên trên. + Đặc điểm (tìm hiểu thêm về khí hậu và hệ sinh thái nơi đây). - Khí hậu ở đây tuy không mát mẻ bằng Bà Nà nhưng do gần biển nên khí hậu tương đối ôn hòa, dễ chịu. - Hệ thực vật đa dạng với nhiều loài cây thuốc quý, đặc biệt nổi bật ở đây là hệ thống hang động. rộng rãi, sáng sủa thoáng mát, nền động bằng phẳng. + Cấu tạo: có 5 ngọn núi có tên trong thuyết ngũ hành * Kim Sơn Kim Sơn ở phía bắc 2 ngọn Hỏa Sơn. Hình dáng núi trông như một quả chuông úp sấp, nằm giữa Hỏa Sơn và Thổ Sơn, và bên cạnh dòng sông Trường nối dài với sông Hàn. Ngày nay dòng sông Trường đã bị bồi lấp một phần thành đồng ruộng và ao hồ. Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.
  9. * Mộc sơn Mộc Sơn ở phía Đông Nam, nằm song song với núi Thủy Sơn. Dù mang tên là "mộc", nhưng cây cối ở đây rất ít do bị khai thác nhiều. * Thủy Sơn Thuỷ Sơn nằm trên bãi đất rộng khoảng 15 ha, cao khoảng 160 m. Vì núi có ba đỉnh nằm ở ba tầng giống như ba ngôi sao Tam Thai nên còn có tên gọi là núi Tam Thai. Đây là ngọn núi lớn, cao và đẹp nhất, thường được nhiều người đến tham quan. Thượng Thai: là ngọn cao nhất (106 m) , có nhiều địa danh như Vọng Giang Đài, động Huyền không, động Linh Nha, Trung Thai: là ngọn thấp hơn một chút có động Vân Thông ( Hang Lên Trời), động Thiên Long ( Hang Rồng), Hạ Thai: là ngọn thấp nhất của Thuỷ Sơn, đáng kể có: chùa Linh Ứng, tháp Xá Lợi Đặc biệt, trên Thuỷ Sơn còn có hai di vật cổ quý hiếm, đó là tấm bia Phổ Đà Sơn và tấm Kim bài hình quả tim lửa có bút tích của vua Minh Mạng ban tặng. * Hỏa Sơn Hỏa Sơn ở phía Tây Nam, đối diện với hòn Kim Sơn. Đây là một hòn kép, gồm có một hòn Âm và một hòn Dương. Âm Hỏa Sơn nằm gần đường Lê Văn Hiến, cây cối mọc ở các kẻ đá, có một cái hang thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc. Nhân dân địa phương thường đi theo đường này đến các hòn Kim Sơn và Thổ Sơn. Nơi Âm Hỏa Sơn không có động. Hòn Dương Hỏa Sơn (tên dân dã là "núi Ông Chài") nằm ở phía tây. * Thổ sơn Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng cũng dài nhất, trông như con rồng nằm dài trên bãi cát. Núi có hai tầng lô nhô những khối đá trên đỉnh, cây cỏ thưa thớt do bị phá hoại nhiều. Đây từng là nơi người Chăm ở và hiện nay còn dấu tích công trình kiến trúc của họ. + Vai trò - Ngũ Hành Sơn mang giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc với việc thờ cúng nhiều vị thần thánh và cả tín ngưỡng phật giáo - Nơi đây còn có giá trị về mặt lịch sử - Không những thế, du ngoạn với Ngũ Hành Sơn, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian của những lễ hội, của phong cảnh hữu tình, của làng nghề nhộn nhịp , mà còn có được một kỳ nghỉ dưỡng lý tưởng bên bãi biển Non Nước. - Mặt khác, cũng như BN, NHS mang giá trị kinh tế lớn.
  10. - Cuối cùng, chúng ta cũng cần thấy được vai trò của danh thắng này trong việc bảo vệ hệ sinh thái nơi đây với nhiều động thực vật quý hiếm. + Hướng bảo vệ và phát triển: 2. Xem lại một số kiến thức sau để chuẩn bị cho việc học phương thức biểu đạt nghị luận sau bài tập làm văn số 5: - Khái niệm về luận điểm, luận cứ và lập luận ? (học lớp 7). - Thế nào là đoạn văn ? Câu chủ đề, từ ngữ chủ đề là gì ? Cách trình bày đoạn văn (lập luận diễn dịch, quy nạp, ) ? (học kì 1 –lớp 8). II. Thực hành 1. Tham khảo nội dung liên quan đến danh thắng Bà Nà và Ngũ Hành Sơn ở trên để hoàn thiện nội dung bài tập làm văn số 5- Thuyết minh về một danh thắng ở Thành phố Đà Nẵng (Bà Nà, Ngũ Hành Sơn). 2. Dựa vào kiến thức cũ về văn nghị luận đã học ở lớp 7 để: a. Lập dàn ý chi tiết cho đề sau: Em có những suy nghĩ gì về câu nói của M. Go-rơ-ki : “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. b. Dựa vào kiến thức đoạn văn đã học ở học kì 1 để triển khai một ý trong dàn ý chi tiết của đề trên.