Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Quan

pdf 2 trang thuongdo99 3720
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018_tr.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Quan

  1. ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Phần I: Văn bản 1. Tục ngữ: - Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất - Tục ngữ về con người, xã hội * Học sinh ôn lại nội dung, nghệ thuật của các câu tục ngữ *Học sinh ôn lại đặc điểm chung của tục ngữ 2. Các văn bản nghị luận - Đức tính giản dị của Bác Hồ - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Ý nghĩa văn chương * Học sinh ôn lại những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ * Nắm được chủ đề, luận điểm, luận cứ và nghệ thuật của mỗi văn bản * Viết đoạn văn nghị luận về các chủ đề: tinh thần yêu nước của nhân dân ta, lối sống giản dị của Bác 3. Truyện Sống chết mặc bay: - Tóm tắt truyện - Ôn lại các kiến thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật của truyện - Viết đoạn văn làm rõ các chủ đề: quan phụ mẫu là kẻ lòng lang dạ thú; số phận thảm thương của người dân trong tác phẩm. 4. Văn bản Ca Huế trên sông Hương - Ôn lại các kiến thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật của truyện - Vận dụng viết đoạn văn nghị luận với chủ đề: sự đa dạng, phong phú, độc đáo của ca Huế Phần II: Tiếng Việt 1. Thế nào là rút gọn câu? Nêu tác dụng của việc rút gọn câu 2.Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt? 3.Nêu đặc điểm của trạng ngữ (cấu tạo, vị trí, ý nghĩa) ? Thêm trạng ngữ cho câu có tấc dụng gì? Nêu mục đích của việc tách trạng ngữ thành câu riêng? 4. Thế nào là dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu 5. Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Tác dụng của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? 6.Thế nào là liệt kê? Có những loại liệt kê nào? 7. Công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu ba chấm * Với mỗi đơn vị kiến thức, học sinh lấy ví dụ, ôn các bài tập trong sách giáo khoa.
  2. Phần III: Tập làm văn 1.Lý thuyết: - Thế nào là văn nghị luận? - Thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận? - Bố cục bài văn nghị luận gồm mấy phần? - Phân biệt lập luận giải thích và lập luận chứng minh? 2. Thực hành: học sinh vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản, tập làm các đề sau: a. Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” b. Đề 2: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. c.Đề 3: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng ” Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy. d. Đề 4: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin : “Học, học nữa, học mãi”.