Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

docx 2 trang thuongdo99 3070
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_2019_tr.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS GIA THỤY NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 8 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Văn học: các văn bản nghị luận trung đại Việt Nam, văn bản Thơ mới, văn bản thơ Cách mạng trong chương trình Ngữ văn 8. - Tiếng Việt: các kiểu câu chia theo mục đích nói, tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu, hành động nói. - Tập làm văn: Văn nghị luận xã hội về vấn đề: An toàn giao thông, trường học không khói thuốc, môi trường Thủ đô Hà Nội Sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh. 2. Kĩ năng: - Trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung, nghệ thuật, tác giả tác phẩm văn học. - Kĩ năng phát hiện, đặt câu chia theo mục đích nói, đặc điểm hình thức chức năng của các kiểu câu. - Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu. - Viết đoạn văn nghị luận văn học, đoạn văn nghị luận xã hội. 3. Thái độ: trung thực và nghiêm túc trong thi cử. 4. Phát triển năng lực: Tư duy sáng tạo, phát triển ngôn ngữ, cảm thụ văn chương. II. PHẠM VI ÔN TẬP 1. Văn bản: - Ông đồ - Nhớ rừng - Thuế máu - Bàn về phép học 2. Tiếng Việt: - Sử dụng linh hoặt các kiểu câu đã học vào bài làm. - Xác định và nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu. 3. Tập làm văn: Văn nghị luận xã hội về vấn đề: phòng chống tệ nạn xã hội, trường học không khói thuốc, môi trường. III. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO Dạng 1: Trả lời câu hỏi a. Nêu hiểu biết của em về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của các văn bản: Nhớ rừng, Ông đồ, Thuế máu, Bàn về phép học, b. Bài thơ Nhớ rừng đã tạo được sự cộng hưởng tâm trạng rộng lớn. Theo em điều gì đã tạo nên sự cộng hưởng ấy? c.Trong văn bản Bàn về phép học, tác giả đã khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì? Tam cương, ngũ thường là gì? d. Giải thích ý nghĩa nhan đề văn bản Thuế máu của tác giả Nguyễn Ái Quốc . e. Nêu suy nghĩ của em về nghệ thuật châm biếm, đả kích của Nguyễn Ái Quốc qua văn bản Thuế máu. Dạng 2: Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ in đậm trong những câu sau đây:
  2. a. Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. b. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. c. Từ Triệu, Đinh, Lí , Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán , Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. d. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. e. Với khi thét khúc trường ca dữ dội Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng g. Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật Dạng 3: Viết đoạn văn NLVH khoảng 10-12 câu theo cách diễn dịch có sử dụng câu chia theo mục đích nói làm rõ nội dung sau: - Tâm trạng của con hổ trong cảnh giam cầm ở vườn bách thú qua khổ một bài “Nhớ rừng”- Thế Lữ. - Bộ tranh tứ bình trong khổ ba bài “Nhớ rừng”- Thế Lữ - Hình ảnh ông đồ thời tàn qua khổ ba, bốn bài thơ “ Ông đồ”- Vũ Đình Liên - Sự vắng bóng của ông đồ và niềm bâng khuâng tiếc nhớ của nhà thơ qua khổ năm bài thơ “ Ông đồ”- Vũ Đình Liên Dạng 4: Viết đoạn văn ngắn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về các vấn đề sau: a. Giới trẻ ngày nay cần làm gì để giữ gìn thủ đô Hà Nội luôn Sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh. b. Suy nghĩ về trách nhiệm của giới trẻ với vấn đề an toàn giao thông hiện nay. c. Suy nghĩ về trách nhiệm của học sinh với trường học không khói thuốc lá.