Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Tây Sơn

doc 6 trang Đăng Bình 11/12/2023 1130
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_7_truong_thcs_tay_son.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Tây Sơn

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7 – A. VĂN HỌC Gồm hai bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Tục ngữ về con người và xã hội. I. Lý thuyết Yêu cầu: 1. Ôn lại kiến thức nội dung hai bài Tục ngữ đã học có trong vở ghi. 2. Bài học kinh nghiệm mà ông cha ta muốn nhắn nhủ qua hai bài Tục ngữ: - Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: Đó là những kinh nghiệm về thiên nhiên, thời gian thời tiết từ câu 1 – câu 4; Đó còn là những kinh nghiệm trong trồng trọt từ câu 5 – câu 8. Tục ngữ về con người và xã hội: Đó là những khuyên răn, dạy bảo của cha ông về đạo lý làm người như: Giữ gìn phẩm chất dù cuộc sống có khó khăn đến mấy cũng không làm việc xấu (Đói cho sạch, rách cho thơm); Con người cần phải học từ những điều nhỏ bé để thành thạo trong giao tiếp (Học ăn, học nói, học gói, học mở); Đạo lý về lòng yêu thương con, lòng biêt sơn, tình đoàn kết II. Bài tập 1. Sưu tầm những câu Tục ngữ nói về con người và xã hội (Tim đọc cuốn sách Tục ngữ và ca dao Việt nam) 2. Viết đoạn văn, trình bày hiểu biết của em và đưa ra những liên hệ thực tế về câu Tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”. B. TẬP LÀM VĂN: Văn nghị luận I. Lý thuyết: Hs cần nắm: 1. Nắm được khái niệm về Văn nghị luận. 2. Đặc điểm của Văn nghị luận (Hs đọc trước sgk/18) - Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.
  2. - Luận cứ: Là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó. - Lập luận: Là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc. - Đọc ghi nhớ sgk/19. 3. Đề Văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận (Hs đọc trước sgk/21) - Nội dung và tính chất của đề VNL. - Lập ý cho bài VNL: + Xác lập luận điểm. + Tìm luận cứ + Xây dựng lập luận - Đọc ghi nhớ sgk/23. II. Bài tập 1. Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và cho biết đoạn văn đó nói về vấn đề gì? 2. Làm lại bài tập: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (sgk/9). C. TIẾNG VIỆT: Rút gọn câu I. Lý thuyết: Hs cần nắm: - Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần câu, tạo thành câu rút gọn. - Mục đích rút gọn câu: + Làm câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh hơn, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hện trong câu đứng trước. + Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người. - Khi rút gọn câu cần chú ý: + Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
  3. + Không biến câu nói thành câu cộc lốc, khiếm nhã. II. Bài tập 1. Làm lại các bài tập SGK/ 16. 2. Viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có sử dụng rút gọn câu.
  4. NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7 VĂN HỌC I. Lý thuyết: 1. Khái niệm về tục ngữ: hs hiểu các đặc điểm - Về hình thức: tục ngữ ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. - Về nội dung: tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ). Chú ý đến nghĩa đen và nghĩa bóng của tục ngữ. - Về vận dụng: tục ngữ được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. 2. Phân biệt tục ngữ và ca dao: - Tục ngữ là câu nói, ca dao là lời thơ và thường là lời thơ của các bài dân ca. - Tục ngữ thiên về lí trí, cung cấp cho người nghe tri thức dân gian. Ca dao thiên về tình cảm. - Tục ngữ diễn đạt kinh nghiệm, ca dao biểu hiện thế giới nội tâm của con người. 3. Nội dung tư tưởng của tục ngữ: a. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Nhóm1. Tục ngữ về thiên nhiên: - Câu 1, 2,3,4 (SGK trang 3): thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, về dự đoán thời tiết, được rút ra trong quá trình quan sát các hiện tượng thiên nhiên. Nhóm 2: Tục ngữ về lao động sản xuất - Câu 5,6,7,8 (SGK trang 3): thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, cày bừa, chăm bón b. Tục ngữ về con người và xã hội: - Tục ngữ tôn vinh giá trị con người: câu 1,2,3(SGK trang 12) - Những kinh nghiệm và bài học về học tập tu dưỡng: câu 4,5,6 - Kinh nghiệm và bài học ứng xử: câu 7,8,9. 4. Đặc điểm về hình thức nghệ thuật: - Ngắn gọn, hàm súc. - Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung(Ví dụ: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa, Đói cho sạch rách cho thơm ) - Có nhịp điệu, hình ảnh, gieo vần nên dễ nhớ,dễ thuộc. 5. Vận dụng tục ngữ: a. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: - Vận dụng vào việc sắp xếp công việc hàng ngày, chủ động trong phòng chống lũ lụt, thiên tai. - Khuyên nhủ mọi người biết quý trọng đất đai, phê phán hiện tượng lãng phí, sử dụng đất không đúng giá trị .
  5. - Vận dụng trong trồng trọt, chăn nuôi để mang lại hiệu quả cho ngành nghề, công việc. b. Tục ngữ về con người và xã hội: - Phê phán hiện tượng trọng của cải hơn con người. - Khuyên mình và khuyên người khi gặp phải cảnh ngộ nghèo túng. - Nhắc nhở về cách ứng xử có văn hóa, có nhân cách. - Nhắc nhở về đạo lí biết ơn, lòng nhân ái, tình đoàn kết. II.Luyện tập: 1. Học thuộc lòng các câu tục ngữ thuộc hai chủ đề trên. 2. Nắm vững nội dung, đặc điểm hình thức và việc vận dụng các câu tục ngữ trên trong đời sống. 3. Sưu tầm thêm tục ngữ thuộc hai chủ đề trên. 4. Viết đoạn văn trình bày hiểu biết của em và nêu ra những liên hệ thực tế về các câu tục ngữ: - Thương người như thể thương thân. - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. TẬP LÀM VĂN: VĂN NGHỊ LUẬN I. Lý thuyết: Hs cần nắm: 1. Nắm được khái niệm về Văn nghị luận. 2. Đặc điểm của Văn nghị luận (Hs đọc trước sgk/18) - Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. - Luận cứ: Là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó. - Lập luận: Là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc. - Đọc ghi nhớ sgk/19. 3. Đề Văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận (Hs đọc trước sgk/21) - Nội dung và tính chất của đề VNL. - Lập ý cho bài VNL: + Xác lập luận điểm. + Tìm luận cứ + Xây dựng lập luận - Đọc ghi nhớ sgk/23. II. Bài tập 1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:
  6. - Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào? - Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì? - Chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì? 2. HS đọc trước văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (SGK/24) - Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng câu văn như thế nào? - Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản. - Nhận xét cách lập luận của tác giả?