Đề cương ôn tập và tự học tại nhà môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Chu Văn An
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập và tự học tại nhà môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_va_tu_hoc_tai_nha_mon_lich_su_lop_6_nam_hoc.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập và tự học tại nhà môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Chu Văn An
- PHÒNG GDĐT QUẬN NINH KIỀU TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN TÀI LIỆU ÔN TẬP VÀ TỰ HỌC TẠI NHÀ TỪ 10/2/2020 ĐẾN 15/2/2020 MÔN: SỬ LỚP 6 A. PHẦN ÔN TẬP: I. NỘI DUNG ÔN TẬP: Câu 1. Âm mưu của nhà Hán khi gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc A. muốn xâm chiếm nước ta lâu dài B. muốn xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới C. muốn biến nước ta thành một bộ phận của Trung Quốc D. cả 3 câu trên đều đúng Câu 2. Dưới các triều đại phong kiến phương Bắc các tôn giáo nào đã du nhập vào nước ta? A. Phật giáo B. Đạo giáo C. Nho giáo D. Cả 3 tôn giáo trên Câu 3. Nhà Triệu chia Âu Lạc thành 2 quận và sáp nhập vào A. Nam Việt B. Trung Quốc C. Văn Lang D. An Nam Câu 4. Hai bà Trưng kéo quân đến vùng nào để nghênh chiến với quân nhà Hán? A. Hợp Phố B. Lục Đầu C. Lãng Bạc D. Qủy Môn Quan Câu 5. Thủ phủ của Châu Giao đặt ở A. Sự cướp đoạt của nhà Hán đối với nhân dân ta được thể hiện A. phải nộp đủ các loại thuế B. bắt dân ta đi lao dịch nặng nề C. bắt thợ giỏi của ta đưc về Trung Quốc D. cả 3 ý đều đúng Câu 6. Hai thứ thuế bị nhà Hán đánh nặng nhất là A. thuế rượu và thuế muối B. thuế chợ và thuế đò C. thuế muối và thuế sắt D. thuế ruộng và thuế than Câu 7. Sauk hi Trưng Vương thất bại, để tăng cường bộ máy thống trị của chúng ở nước ta nhàHán đã A. biến Âu Lạc thành quận, huyện của Trung Quốc B. đưa người Hán sang sống với dân ta C. đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh D. bắt dân ta cống nạp những người thợ thủ công giỏi Câu 8. Đầu thế kỉ III, nhà Ngô Tách Châu Giao thành A. Quảng Châu B. Giao Châu C. Giao Chỉ D. Câu A và B đúng Câu 9. Nhà Hán đưa người Hán ở lẫn với dân ta nhằm mục đích A. chiếm đất đa của ta B. bắt dân ta hầu hạ C. đồng hóa dân tộc ta D. vơ vét, bóc lột nhân dân ta Câu 10. Sau khi lên ngôi, Trưng Vương đóng đô ở A. Cấm Khê B. Cổ Loa C. Bạch Hạc D. Mê Linh Câu 11. Nhà Hán chia Âu Lạc thành ba quân và sáp nhập vào A. Nam Việt B. Trung Quốc C. Văn Lang D. An Nam Câu 12. Nhà Hán bắt nhân dân ta cống nạp những sản vật quý hiếm A. tôm, cá, lương thực, B. sừng tê, ngà voi, ngọc trai, C. trâu, bò, lợn, gà, D. quả vải, nhãn, 1
- II. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Dựa vào nội dung bài đã học và tham khảo sách giáo khoa. Khoanh tròn chữ cái đầu câu (A,B,C hoặc D) để chọn câu trả lời đúng nhất. B. PHẦN TỰ HỌC I. NỘI DUNG TỰ HỌC: 1. Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế 2. Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân (542-602) II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Soạn bài và trả lời các câu hỏi cuối bài DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TTCM NHÓM TRƯỞNG BỘ MÔN 2
- PHÒNG GDĐT QUẬN NINH KIỀU TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN TÀI LIỆU ÔN TẬP VÀ TỰ HỌC TẠI NHÀ TỪ 10/02/2020 ĐẾN 15/02/2020 MÔN LỊCH SỬ: LỚP 7 A. PHẦN ÔN TẬP: I.NỘI DUNG ÔN TẬP: Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN ( 1418-1427)ĐẦU THẾ KỈ XV I. Thời kỳ ở miền Tây Thanh Hoá ( 1418 – 1423 ) 1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa - Lê Lợi ( 1385 – 1433 ): Một hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn. Căm giận quân cướp nước,dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ khắp nơi chuẩn bị khởi nghĩa. -Nghe tin, nhiều người yêu nước tìm về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi. - Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tiến hành hội thề ở Lũng Nhai ( Thanh Hóa) - Ngày 2-1 năm Mậu Tuất (7- 2 – 1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa (Bình Định Vương) 2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn - Những năm đầu hoạt động nghĩa quân Lam Sơn: Do lực lượng mỏng - yếu, quân Minh nhiều lần tấn công bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân 3 lần rút lên núi Chí Linh -> nhiều khó khăn gian khổ, nhiều tấm gương chiến đấu hy sinh dũng cảm, tiêu biểu là Lê Lai - Năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà, được quân Minh chấp thuận, nghĩa quân trở về Lam Sơn tiếp tục hoạt động. - Cuối năm 1424, Quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới. II. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình,Thuận Hoá và tiến quân ra Bắc ( 1424 – 1426 ) 1 Giải phóng Nghệ An (1424 ) - Kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động của Nguyễn Chích được Lê Lợi chấp thuận. - Ngày 12- 10- 1424 nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thanh Hoá) -> hạ thành Trà Lân. - Trên đà thắng đó nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng. 2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa ( 1425 ) - Tháng 8 – 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá - Trong vòng 10 tháng ( 10- 1424 – 8 1425), nghĩa quân giải phóng từ Thuận Hoá vào Đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị nghĩa quân cô lập và vây hãm 3. Tiến ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động ( cuối năm 1426 ) - Tháng 9 – 1426, nghĩa quân chia 3 đạo tiến quân ra Bắc. + Đạo 1: tiến ra giải phóng vùng Tây Bắc, ngăn chặn địch từ Vân Nam qua. 3
- + Đạo 2: giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị ( Sông Hồng), ngăn chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan. + Đạo 3: tiến thẳng về Đông Quan . - Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công. III. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (cuối 1426 – cuối 1427) 1. Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối 1426 ) - 10/1426, 5 vạn viện binh của giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan (nâng số quân lên 10 vạn). - 7/11/1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của ta ở Cao Bộ ( Chương Mỹ- Hà Tây). - Biết được âm mưu của giặc, quân ta phục binh ở Tốt Động- Chúc Động. - Kết quả: 5 vạn tên giặc bị tử thương, bắt sống trên 1 vạn. Nghĩa quân thừa thắng kéo về bao vây thành Đông Quan và giải phóng thên nhiều châu, huyện. 2. Trận Chi Lăng - Xương Giang ( 10/ 1427) - 10/1427, 15 vạn viện binh được chia thành 2 đạokéo vào nước ta +Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây vào Lạng Sơn + Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam vào theo hướng Hà Giang. - 8/10/ 1427, Liễu Thăng bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng, phó tướng là Lương Minh lên thay tiếp tục tiến xuống Xương Giang, bị nghĩa quân phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt 3 vạn tên. - Mấy vạn tên còn lại tiến xuống Xương Giang co cụm giữa cánh đồng, bị ta tiêu diệt gần 5 vạn tên, số còn lại bị bắt sống . - Cùng lúc đó Lê Lợi sai đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Biết Liễu Thăng bị giết, hoảng sợ vội rút quân về nước. - Nghe tin hai đạo quân bị thất bại, Vương Thông hoảng sợ vội xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan ( 10/12/1427 ) để được an toàn rút về nước. - 3/1/1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù. 3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử: * Nguyên nhân thắng lợi - Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất quyết tâm giành độc lập tự do cho đất nước. - Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ các thành phần dân tộcđều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, ủng hộ về mọi mặt cho nghĩa quân. - Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi. * Ý nghĩa lịch sử - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh - Mở ra thời kỳ phát triển mới của dân tộc – thời Lê sơ 4
- II. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP. - Học sinh học thuộc phần nội dung ôn tập bài 19 nêu trên. - Học sinh soạn và trả lời câu hỏi - Câu 1: Hãy cho biết di tích lịch sử, đường phố hoặc trường học nào liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài học ở địa phương em hoặc em biết. - Câu 2: Em hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động; Chi Lăng – Xương Giang - Câu 3: Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. B.PHẦN TỰ HỌC. I.NỘI DUNG TỰ HỌC BÀI 20:NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527) I. Tình hình chính trị , quân sự,pháp luật: 1. Tổ chức bộ máy chính quyền: - Sau khi đánh đuổi quân Minh, Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt. - Tổ chức lại bộ máy chính quyền: đứng đầu triều đình là vua (trực tiếp nắm mọi quyền hành, tổ chức quân đội). - Giúp việc cho vua có đại thần. Triều đình có sáu bộ: bộ Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn: Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài. - Thời Lê Thái Tổ, cả nước chia làm 5 đạo. Thời Lê Thánh Tông, cả nước chia làm 13 đạo. Đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau của mỗi đạo. Dưới đạo có châu, huyện, xã. 2. Tổ chức quân đội: - Được tổ chức theo chế độ “ ngụ binh ư nông” - Có hai bộ phận chính: quân triều đình và quân địa phương; bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh. - Vũ khí có đao, kiếm, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo. - Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi, nhất là những nơi hiểm yếu. 3. Luật Pháp: - Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới “ Quốc triều hình luật” (thường gọi là luật Hồng Đức). - Nội dung chính là: bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ. II Tình hình kinh tế, xã hội 1. Kinh tế 5
- - Nông nghiệp: +Dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán. + Nhà Lê cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất. + Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng. + Đặt một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy. =>Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. - Thủ công nghiệp, thương nghiệp : + Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất. + Các công xưởng do nhà nước quản lí (Cục bách tác), chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền + Khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. + Buôn bán với nước ngoài được phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải lụa, lâm sản quý là những mặt hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng. 2. Tình hình xã hội - Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư trong xã hội và sống chủ yếu ở nông thôn, họ có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải cày cấy thuê cho địa chủ, quan lại và phải nộp tô. - Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, họ nộp thuế cho nhà nước. - Nô tì là tầng lớp xã hội thấp kém nhất, số lượng giảm dần. Nhà nước cấm bán mình làm nô tì hoặc bức dân tự do làm nô tì. - Nhờ sự nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nông của nhà nước nên đời sống nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng, nhiều làng mới được thành lập. Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á thời bấy giờ. III . Tình hình văn hóa – giáo dục. 1. Tình hình giáo dục và khoa cử: - Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. - Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế - Thời Lê sơ (1428-1527), tố chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên. 2. Văn học, khoa học, nghệ thuật: - Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế; văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc. - Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư . . . 6
- - Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí . . . - Y học có tác phẩm Bản thảo thực vật tóat yếu . . . - Toán học có tác phẩm Đại thành toán pháp . . . - Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc, chèo, tuồng . . . đều phát triển. - Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ , kĩ thuật điêu luyện. VI. Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc ( SGK/ 102, 103) 1. Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ) 2. Lê Thánh Tông ( 1442 – 1497) 3. Ngô Sĩ Liên ( thế kỉ XV): 4. Lương Thế Vinh (1442-?): 2.Bài 21: ÔN TẬP CHƯƠNG IV (SGK/104) II.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1.Học sinh viết bài nội dung phần tự học vào tập bài 20 nêu trên. 2.Học sinh đọc và soạn các câu hỏi trong sách giáo khoa bài 20, 21. 3.Học sinh sưu tầm các hình ảnh tư liệu liên quan đến bài 20 DUYỆT CÙA BGH DUYỆT CỦA TTCM NHÓM TRƯỞNG BỘ MÔN 7
- PHÒNG GDĐT QUẬN NINH KIỀU TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN TÀI LIỆU ÔN TẬP VÀ TỰ HỌC TẠI NHÀ TỪ 10/02/2020 ĐẾN 15/02/2020 MÔN LỊCH SỬ: LỚP 9 B. PHẦN ÔN TẬP: I.NỘI DUNG ÔN TẬP: 1.BÀI 16 : HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐCỞ NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1925 I- Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 – 1923) - Tháng 6-1919, Nguyễn Ái Quốc gởi đến hội nghị Vec-xai bản Yêu sách đòi Chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam - Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc, con đường cách mạng vô sản. - Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lê nin - Năm 1921 Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ , viết bài cho báo Nhân đạo, viết Bản ánchế độ thực dân Pháp . Các sách báo trên được bí mật chuyển về Việt Nam II- Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924 – 1925) - Cuối 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mà nòng cốt là tổ chức Cộng sản đoàn (6-1925) - Hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (theo khuynh hướng vô sản) + Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng + Xuất bản báo Thanh niên, in cuốn Đường Kách mệnh (đầu 1927) để tuyên truyền đường lối chủ nghĩa mác Lê Nin, giáo dục lòng yêu nước, kêu gọi đoàn kết của nhân dân Việt Nam + Có tổ chức trong cả nước và ngoài nước (Thái Lan) 8
- + Năm 1928, Hội chủ trương “vô sản hoá”, tạo điều kiện cho hội viên tự rèn luyện, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu 2.BÀI 18 :ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI I. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) - Hoàn cảnh: + Ba tổ chức cộng sản ra đời song lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Yêu cầu cấp bách là phải có một đảng thống nhất + Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (bắt đầu từ 6 - 1 - 1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc) - Nội dung Hội nghị : + Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. + Thông qua Chính cương, Sách lươc vắn tắt, Điều lệ của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo Chính cương, Sách lược vắn tắt là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. - Ý nghĩa : Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng - Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam. III. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. - Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, khảng định giai cấp công nhân Việt Nam đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng - Từ đây cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới - Là sự chuẩn bị tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam. II. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP. 9
- -Học sinh học thuộc phần nội dung ôn tập bài 16 và bài 18 nêu trên. -Học sinh soạn và trả lời câu hỏi -Câu 1: Hãy cho biết di tích lịch sử, đường phố hoặc trường học nào liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài học bài 16 và bài 18 ở địa phương em hoặc em biết. B.PHẦN TỰ HỌC. I.NỘI DUNG TỰ HỌC BÀI 19:PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930-1935. I.Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ -Tĩnh. - Từ tháng 2 đến tháng 5, diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. - Phong trào mạnh mẽ từ tháng 5, ngày 1-5-1930, lần đầu tiên công nhân, nông dân Đông Dương thể hiện sự đoàn kết với vô sản thế giới - Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất. Tháng 9 - 1930, phát triển đến đỉnh cao, đấu tranh quyết liệt : tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự về, tấn công cơ quan chính quyền địch. + Chính quyền đế quốc, phong kiến nhiều huyện lị bị tê liệt, nhiều xã tan rã. Các Ban chấp hành Nông hội xã do các Chi bộ Đảng lãnh đạo quản lý mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn, làm nhiệm vụ chính quyền nhân dân theo hình thức Xô viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện ở hai tỉnh Nghệ - Tĩnh + Chính quyền cách mạng đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện quyền tự do dân chủ, chia lại ruộng đất - Ý nghĩa + Phong trào Xô viết có ý nghĩa to lớn, chứng tỏ tinh thần oanh liệt và thể hiện vai trò của đảng, năng lực cách mạng của nhân dân lao động. + Là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám 2.Bài 20: CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ 1936-1939. I.Tình hình thế giới và trong nước - Thế giới 10
- + Chủ nghĩa phát xít thiết lập và nắm chính quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản, trở thành nguy cơ dẫn đến chiến tranh thế giới mới đe doạ hoà bình và an ninh thế giới + Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935) đề ra chủ trương mới: thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước nhằm tập trung lực lượng chống phát xít và nguy cơ của chiến tranh + Ở Pháp, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với thuộc địa. Một số tù chính trị Việt Nam được thả - Trong nước Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế cùng với chính sách phản động của Pháp ở thuộc địa đã làm cho đời sống mọi tầng lớp, mọi giai cấp đói khổ, ngột ngạt. II. Mặt trận Dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ - Mục tiêu: “chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình” - Chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (1936), sau đổi thànhMặt trận Dân chủ Đông Dương (3-1938) - Hình thức đấu tranh: hợp pháp với nửa hợp pháp, công khai với nửa công khai. - Diễn biến + Phong trào Đông Dương đại hôi (8-1936): thu thập nguyện vọng của quần chúng, để triệu tập Đông Dương Đại hội. + Phong trào “đưa rước” phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới, thực chất là biểu dương lực lượng, đưa dân nguyện” + Phong trào đấu tranh của quần chúng: bãi công, bãi thị, mít tinh, tiêu biểu là cuộc mít tinh ở khu Đấu Xảo (Hà Nội) nhân ngày Quốc tế Lao động 1 - 5 -1938. + Phong trào báo chí công khai, nhiều tờ báo của Đảng, Mặt trận ra đời như: An Nam trẻ, Tiền phong, Lao động, Dân chúng, nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin và chính sách của Đảng. III. Ý nghĩa của phong trào - Trình độ chính trị, công tác của cán bộ, đảng viên được nâng cao, uy tín, ảnh hưởng của Đảng được mở rộng. 11
- - Quần chúng được tập dượt đấu tranh, một đội quân chính trị hùng hậu được hình thành - Là cuộc tập dượt lần hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 3.BÀI 21:VIỆT NAM NHỮNG NĂM 1939-1945. I. Tình hình thế giới và Đông Dương - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đức tấn công Pháp, tư sản Pháp đầu hàng làm tay sai cho Đức - Nhật xâm lược Trung Quốc, tiến sát biên giới Việt Trung và tiến vào Đông Dương (9 - 1940) - Pháp - Nhật cấu kết với nhau cùng áp bức bóc lột nhân dân ta, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với Pháp - Nhật càng sâu sắc. II.Những cuộc nổi dậy đầu tiên 1. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940) - QuânNhật đánh vào Lạng Sơn, quân Pháp thua chạy qua châu Bắc Sơn - Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy tước vũ khí của Pháp, giải tán chính quyền địch, thành lạp chính quyền cách mạng (27-9-1940) - Tuy khởi nghĩa thất bại, nhưng đội du kích Bắc Sơn ra đời 2. Khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940) - Pháp bắt binh lính Việt Nam đi làm bia đỡ đạn chống lại quân phiệt Xiêm. - Đảng bộ Nam kì quyết định khởi nghĩa (đêm 22 rang ngày 23-11-1940) ở hầu hết các tỉnh Nam Kì - Thành lập chính quyền nhân dân và tòa án cách mạng, cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện 3. Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa và binh biến 12
- - Thể hiện tinh thần yêu nước - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về xây dựng lực lượng vũ trang, về thời cơ khởi nghĩa 4.BÀI 22:CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945. I. Mặt trận Việt Minh ra đời (19-5-1941) - Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào năm thứ ba. Trên thế giới hình thành hai trận tuyến. Ở Đông Dương Pháp ra sức đàn áp cách mạng. Ngày 28 - 1 - 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần 8 tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19-5-1941. - Hội nghị chủ trương : + Trước hết phải giải phóng các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách áp bức của Nhật - Pháp + Tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thực hiện khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo + Chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh - Sự phát triển lực lượng cách mạng + Lực lượng chính tri: Mặt trận Việt Minh thành lập 19-5-1941, gồm các đoàn thể cứu quốc ở khắp cả nước. + Lực lượng vũ trang:Duy trì đội du kích Bắc Sơn, phát triển thành Cứu quốc quân, phát động chiến tranh du kích. Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (22-12- 1944) II. Cao trào kháng Nhật, cứu nước tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm1945 1. Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) - Chiến tranh thế giới thứ hai vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng. Ở mặt trận Thái Bình Dương Nhật khốn đốn. Quân Pháp ở Đông Dương ráo riết chuẩn bị, chờ thời cơ để giành lại địa vị thống trị cũ. Tình thế trên buộc Nhật phải đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương. 13
- - Đêm 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương, pháp nhanh chóng đầu hàng *. Tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 - Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng + Ra chỉ thị : “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” + Xác định kẻ thù chính, cụ thể trước mắt là phát xít Nhật + Hội nghị quyết đinh phát động cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa - Từ tháng 3 - 1945, cách mạng chuyển sang cao trào đấu tranh vũ trang và những cuộc khởi nghĩa từng phần. Ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng nhiều xã, châu, huyện được giải phóng. - Ngày 15 - 4 - 1945, Hội nghị quân sự Bắc Kì họp + Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân + Thành lập ủy ban quân sự Bắc Kì và khu giải phóng Việt Bắc (6-1945). - Khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” đã dấy lên phong trào đánh chiếm kho thóc Nhật chia cho dân nghèo. Không khí khởi nghĩa sục sôi trong cả nước. II.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1.Học sinh viết bài nội dung phần tự học vào tập bài 20, 21, 22 nêu trên. 2.Học sinh đọc và soạn các câu hỏi trong sách giáo khoa bài 20,21,22. 3.Học sinh sưu tầm các hình ảnh tư liệu liên quan đến bài 20, 21, 22. DUYỆT CÙA BGH DUYỆT CỦA TT.CM NHÓM TRƯỞNG BỘ MÔN 14
- PHÒNG GDĐT QUẬN NINH KIỀU TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN TÀI LIỆU ÔN TẬP VÀ TỰ HỌC TẠI NHÀ TỪ 10/02/2020 ĐẾN 15/02/2020 MÔN LỊCH SỬ: LỚP 8 A. PHẦN ÔN TẬP: I.NỘI DUNG ÔN TẬP:BÀI 24:KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873 I. THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM: - Nguyên nhân sâu xa: các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông trong đó có Việt Nam. 1) Chiến sự ở Đà Nẵng 1858-1859 -Nguyên nhân trực tiếp: lấy cớ bảo vệ đạo Gia –Tô, Pháp đem quân xâm lược nước ta. -Sáng ngày 1/9/1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đánh Đà Nẵng. -Kết quả:Sau năm tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại 2) Chiến sự Gia Định 1859: - Ngày 17/2/1859, Pháp tấn công Gia Định. Quân triều chống trả yếu ớt rồi tan rả. - Nhân dân Gia Định vùng lên chống Pháp. - Ngày 24-2-1861, Pháp chiếm được Đại đồn Chí Hòa, thừa thắng lần lượt chiếm ba tỉnh miền Đông và thành Vĩnh Long - Ngày 5-6-1862, triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn. II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873 1)Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh ở miền Đông Nam Kì (1858-1873) - Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông(10-12-1861). - Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại. - Sau khi Trương Định hi sinh, Trương Quyền kết hợp với người Campuchia chống Pháp. 2.Kháng chiến lan rộng ba tỉnh miền Tây Nam Kì: 15
- - Sau Hiệp ước 1862 triều đình Huế càng đối lập với nhân dân, lại nhu nhược để mất tiếp ba tỉnh miền Tây Nam Kì: Hà Tiên, Vĩnh Long, An Giang. - Nhân dân Nam Kì quyết tâm chống Pháp, nhiều trung tâm kháng chiến lớn hình thành: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh -Nhiều nhà văn nhà thơ chống Pháp: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông . II.HƯỚNG DẪN ÔN TẬP. -Học sinh học thuộc nội dung ôn tập bài 24 nêu trên -Học sinh soạn trả lời câu hỏi. -Câu 1: Hãy cho biết di tích lịch sử, đường phố hoặc trường học nào liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài học bài 24 ở địa phương em hoặc em biết. B.PHẦN TỰ HỌC: I.NỘI DUNG TỰ HỌC: BÀI 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC(1873-1884) I/ Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì: 1/ Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì - Pháp thiết lập bộ máy thống trị, bóc lột nhân dân, chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì. - Nhà Nguyễn thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời. - Nhân dân đói khổ, nổi dậy khắp nơi. 2/ Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) - Âm mưu: + Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra biển Hạ Long dẹp cướp biển, Đuy-puy ra Bắc gây rối. + Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Gác-ni-e kéo 200 quân ra Bắc. Diễn biến: 16
- 20/11/1873 Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội, sau đó đánh chiếm Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, 3/ Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873- 1874) - Ở Hà Nội: nhân dân ta anh dũng chống Pháp tiêu biểu là trận chiến đấu ở cửa ô Thanh Hà. - Ở các tỉnh đồng bằng: các căn cứ kháng chiến được thành lập ở Thái Bình, Nam Định, - 21/12/1874 quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác-ni-e bị giết. - 15/3/1874 triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp, đổi lại Pháp hứa sẽ rút quân khỏi Bắc Kì. II/ Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ 2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882-1884: 1/ Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 2: a/ Âm mưu của Pháp: - Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa. - Lấy cớ triều đình tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân ra Bắc Kì lần 2 b/ Diễn biến: - 3/4/1882 Ri-vi-e kéo quân ra Hà Nội. - 25/4/1882 gửi tối hậu thư buộc Hoàng Diệu phải đầu hàng. Không đợi trả lời, Pháp tấn công và chiếm thành Hà Nội. Hoàng Diệu tự vẫn. - Pháp đánh chiếm Hòn Gai, Nam Định và nhiều tỉnh khác. 2/ Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp: - Ở Hà Nội: nhân dân tự tay đốt nhà tạo thành bức tường lửa chặn giặc. - Ở các địa phương khác: nhân dân đắp đập, cắm kè, làm hầm chông, - 19/5/1883/quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần 2, Ri-vi-e bị giết. - Pháp hoang man, bỏ chạy, nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với hy vọng Pháp sẽ rút quân. 17
- 3/ Hiệp ước Pa-tơ-nốt- Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đỗ hoàn toàn (1884) - 18/8/1883 Pháp tấn công vào Thuận An. 20/8 đỗ bộ lên khu vực này. - 25/8/1883 Hiệp ước Hắc-măng được kí kết: thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung Kì. - Pháp chiếm các tỉnh: Bắc Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên, - 6/6/1884 Hiệp ước Pa-tơ-nốt được kí kết có nội dung cơ bản giống Hác-măng nhưng có sửa đổi về ranh giới khu vực Trung Kì. -> Việt Nam trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. BÀI 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX. II/ Những cuộc khởi nghĩalớn trong phong trào Cần Vương: -Phần 1, 2 sách giáo khoa giảm tải. 3/ Khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1896) - Địa bàn thuộc huyện Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh) sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác. - Lãnh đạo: là Phan Đình Phùng và Cao Thắng. - Diễn biến: + Từ 1885- 1888: nghĩa quân xây dựng lực lượng, rèn đúc vũ khí, luyện tập quân đội, + Từ 1888- 1895: chiến đấu quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hy sinh cuộc khởi nghĩa dần dần bị tan rã. - Mặc dù bị thất bại nhưng khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu có quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ. - Sau khởi nghĩa Hương Khê, phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương đã hoàn toàn bị thất bại. Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. I/ Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương: 18
- 1/ Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885 - Sau Hiệp ước 1883 và 1884 phe chủ chiến trong triều đình muốn giành lại chủ quyền. - Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu. - Đêm mùng 4 rạng 5.7.1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang cá và Tòa Khâm Sứ nhưng thất bại. - Pháp chiếm được kinh thành Huế. 2/ Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng: - Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quãng Trị). 13/7/1885 ông nhân danh vua Hàm Nghi xuống Chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi và được chia thành 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1(1885- 1888): bùng nổ khắp cả nước. + Giai đoạn 2 (1888- 1896): Phong trào diễn ra ở Bắc Trung Kì và Bắc Kì. II.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: -Học sinh viết nội dung phần tự học vào tập bài 25, 26. -Học sinh đọc, soạn vào tập các câu hỏi sách giáo khoa bài 25,26. -Học sinh sưu tầm các hình ảnh, tư liệu liên quan đến bài 25, 26. DUYỆT CÙA BGH DUYỆT CỦA TTCM NHÓM TRƯỞNG BỘ MÔN 19