Đề cương ôn thi học kì I Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Gia Thụy

doc 2 trang thuongdo99 3190
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_hoc_ki_i_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017_2018_tru.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì I Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TỔ XÃ HỘI NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN NGỮ VĂN 9 I. NỘI DUNG 1. PHẦN VĂN a. Truyện thơ trung đại: Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê nhất thống chí, Truyện Kiều và các đoạn trích b. Truyện thơ hiện đại: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Bếp lửa, Ánh trăng, Đoàn thuyền đánh cá, Lặng lẽ Sa Pa, Làng, Chiếc lược ngà c. Văn bản nhật dụng, văn bản nghị luận, văn bản nước ngoài: Phong cách Hồ Chí Minh; Đấu tranh cho một thế giới hòa bình; Tuyên bố thế giới về sự sóng còn, quyền được bảo vệ, Cố hương. 2. PHẦN TIẾNG VIỆT: - Các phương châm hội thoại - Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Sự phát triển của từ vựng - Thuật ngữ - Trau dồi vốn từ - Các phép tu từ . 3. PHẦN TẬP LÀM VĂN: Văn tự sự và văn thuyết minh 4. ĐOẠN VĂN: Nghị luận về đoạn thơ, nhân vật trong tác phẩm truyện. 5. NLXH: Viết đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí hoặc sự việc hiện tượng. II. YÊU CẦU - HS nắm vững kiến thức, biết cách vận dụng tạo lập văn bản. - Có kĩ năng trả lời câu hỏi mạch lạc, hợp lí III. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO Dạng 1: Kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc, tình huống truyện, ngôi kể, nhan đề. 1. Phần truyện thơ trung đại: Tác phẩm Tác giả Hoàn cảnh sáng tác Nhan đề Chuyện người con gái Nam Xương 2. Phần thơ hiện đại: Lập bảng kiến thức cơ bản theo mẫu sau: Tác phẩm Tác giả Hoàn cảnh Mạch cảm xúc Nhan đề sáng tác Đồng chí 3. Phần truyện hiện đại: Lập bảng kiến thức cơ bản theo mẫu sau: Tác phẩm Tác giả Hoàn cảnh Tình huống Ngôi kể và Nhan đề sáng tác truyện và tác tác dụng dụng Làng 4. Phần văn bản nghị luận, văn bản nhật dụng và văn bản nước ngoài: Lập bảng kiến thức cơ bản theo mẫu sau: Tác phẩm Tác giả Hoàn cảnh sáng tác Nội dung Nghệ thuật Phong cách Hồ Chí Minh . Dạng 2: Phát hiện nghệ thuật (từ ngữ, phép tu từ, ) và nêu tác dụng
  2. a. Câu văn: “Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng. b. Trong “Chị em Thúy Kiều” (Trích “Truyện Kiều”) có hai câu thơ: Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Hai câu thơ trên tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng. c. Trong hai câu thơ: “Bên trời góc bể bơ vơ/ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng. d. Câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng? e. Việc tách từ “mòn mỏi”, “tàn rụi” thành cụm từ “đói mòn đói mỏi”, “cháy tàn cháy rụi” có tác dụng gì? f. Câu thơ “Lại đi, lại đi trời xanh thêm” sử dụng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng? g. Câu văn: Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng. h. Câu văn: “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh” sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng? Dạng 3: Viết đoạn văn nghị luận về một đoạn thơ, nhân vật trong tác phẩm truyện a. Bằng một đoạn văn tổng hợp – phân tích – tổng hợp khoảng 12 câu hãy làm rõ bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp. (Chỉ rõ) b. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 15 câu hãy làm rõ vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động. (chỉ rõ) c. Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu hãy làm rõ ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam của những người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật. (Chỉ rõ) Dạng 4: Phần tập làm văn: Văn tự sự và văn thuyết minh - Xem lại các đề văn trang 42, 105, 191/SGK Dạng 5: Viết đoạn văn nghị luận xã hội - Từ vẻ đẹp của những người đồng chí, đồng đội trong bài thơ “Đồng chí”, hãy nêu suy nghĩ của em về tình bạn. - Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, anh thanh niên có tâm sự “Mình sinh ra là gì? Mình đẻ ở đâu? Mình vì ai mà làm việc”. Từ lí tưởng sống của anh thanh niên trong truyện ngắn trên hãy nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thanh niên trong xã hội ngày nay. - Từ tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” hãy nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của mỗi người đối với làng xóm, quê hương. - Từ tình cảm của bé Thu và ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng hãy nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc vun đắp tình cảm gia đình. - Dựa vào văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”, em hãy nêu suy nghĩ của mình về thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay . BGH DUYỆT TỔ CM DUYỆT NHÓM CM Phạm Thị Hải Vân Trương Thị Thanh Xuân Lê Thị Thanh Thủy