Đề cương ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Trãi

doc 7 trang Đăng Bình 06/12/2023 1220
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Trãi

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KÌ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU MÔN NGỮ VĂN, LỚP 9 Áp dụng từ năm học 2018-2019 (Tham khảo) A. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP (theo các chủ đề) I. PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (gồm 06 chuyên đề) 1) Chuyên đề: Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến Bánh trôi nước, Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều (qua các đoạn trích). 2) Chuyên đề: Hình ảnh người anh hùng Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Truyện Lục Vân Tiên. 3) Chuyên đề: Tư tưởng nhân nghĩa Qua Truyện Lục Vân Tiên (hai đoạn trích: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và Lục Vân Tiên gặp nạn) 4) Chuyên đề: Sự sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong truyện Kiều Về ngôn ngữ, bút pháp. 5) Chuyên đề: Tình cảm gia đình – Tình yêu lứa đôi Chuyện Người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên (qua các đoạn trích). 6) Chuyên đề Vẻ đẹp của một số điển tích và điển cố; bút pháp ước lệ, tượng trưng trong Văn học trung đại. II. PHẦN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI (gồm 07 chuyên đề) 1) Chuyên đề: Hình ảnh người lính qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đồng chí – Chính Hữu, Bài thơ về Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật trích “Vầng trăng - Quầng lửa”, Ánh trăng – Nguyễn Duy. 2) Chuyên đề: Hình ảnh người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận trích “Trời mỗi ngày lại sáng”, Lặng lẽ Sapa – Nguyễn Thành Long trích “Giữa trong xanh”, Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải. 3) Chuyên đề: Hình ảnh người phụ nữ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Bếp lửa – Bằng Việt trích “Hương cây và bếp lửa”, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm trích “Đất và Khát vọng”, Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê. 4) Chuyên đề: Tình cảm gia đình Làng – Kim Lân, Bếp lửa – Bằng Việt trích “Hương cây và Bếp lửa”, Con Cò – Chế Lan Viên, Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm trích “Đất và Khát vọng”, Nói với con – Y Phương, Ánh trăng – Nguyễn Duy. 5) Chuyên đề: Tư tưởng nhân văn và cảm hứng đa dạng trước cuộc sống mới. Ánh trăng – Nguyễn Duy, Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Sang Thu – Hữu Thỉnh, Viếng Lăng Bác – Viễn Phương, Bến Quê – Nguyễn Minh Châu.
  2. 6) Chuyên đề: Hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua các chặng đường lịch sử Đồng chí – Chính Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận, Lặng lẽ SaPa – Nguyễn Thành Long, Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Sang Thu – Hữu Thỉnh, Ánh trăng – Nguyễn Duy, Bến Quê – Nguyễn Minh Châu. 7) Chuyên đề: Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ và sáng tạo nghệ thuật trong các tác phẩm truyện. III. PHẦN TIẾNG VIỆT (gồm 03 chuyên đề, giáo viên dạy theo cụm bài) 1) Chuyên đề: Từ vựng và ngữ pháp - Từ (xét về mặt cấu tạo và mặt ý nghĩa) và kỹ năng dùng từ đúng ngữ pháp Từ đơn, từ ghép, từ láy, tính nhiều nghĩa của từ, tính biểu cảm của từ, từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa – từ đồng âm, sự phát triển từ vựng. - Câu (các kiểu câu) và luyện kỹ năng diễn đạt dùng từ đặt câu, phân tích cấu tạo của câu. 2) Chuyên đề: Biện pháp tu từ - Biện pháp tu từ từ vựng, biện pháp tu từ ngữ âm, biện pháp tu từ cú pháp. - Vai trò và tác dụng của biện pháp tu từ qua thực hành phân tích tác phẩm. 3) Chuyên đề: Đoạn văn Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn và liên kết đoạn văn. - Cách trình bày đoạn văn. - Các phép liên kết câu – liên kết đoạn. IV. TẬP LÀM VĂN (gồm 03 chuyên đề) 1) Chuyên đề Tự sự kết hợp với miêu tả - Biểu cảm và yếu tố nghị luận. 2) Chuyên đề Vai trò và tác dụng của ngôn ngữ đối thoại – độc thoại – độc thoại nội tâm) trong văn tự sự. 3) Chuyên đề Phương pháp làm văn nghị luận, các phương pháp lập luận và các dạng văn nghị luận. Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống, Nghị luận về đạo lý, tư tưởng, Nghị luận về thơ trữ tình, Nghị luận truyện và nghị luận nhân vật. B. CẤU TRÚC ĐỀ, MA TRẬN I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1.1. Đọc hiểu văn bản * Chủ đề Văn học Kiến thức cần đạt: - Tiểu sử, phong cách sáng tác của các tác giả. - Tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật; Một số khái niệm về tác phẩm văn học như: Thể loại - Giai đoạn văn học - Đề tài - Chủ đề - Ngôn ngữ - Phong cách - Khi hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm, giáo viên cần lưu ý: Đối với truyện : + Truyện trung đại: Giá trị nội dung (hiện thực và nhân đạo) và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. + Truyện hiện đại: Nhân vật chính (phân biệt với nhân vật trung tâm), đặc điểm tính cách của các nhân vật trong truyện; dùng dẫn chứng kết hợp với lý lẽ phân tích, nhận xét
  3. đánh giá về nhân vật; tình huống truyện, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm, tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đối với thơ trữ tình: Các yếu tố nghệ thuật như nhịp thơ, biện pháp tu từ, ngôn ngữ, giọng điệu. Phân tích và làm nổi bật cảm xúc, sự sáng tạo của tác giả. - Với những đề tài lớn của giai đoạn văn học: Những nét nổi bật, điểm tương đồng và khác biệt của các phương thức biểu đạt. - Với những chủ đề lớn của văn học trung đại và hiện đại: cần triển khai rõ các khía cạnh và nắm vững từng nội dung cụ thể. Kĩ năng cần đạt - Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng viết đoạn, chuyển ý, lập luận trong bài văn theo các chuyên đề . * Chủ đề Tiếng Việt Kiến thức cần đạt: - Đối với từ vựng và ngữ pháp: Khái niệm – phân loại, hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo từ, phương châm hội thoại, sự phát triển từ vựng; xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong văn cảnh. Nắm vững và nhận biết cách phát triển từ vựng, mục đích của phát triển từ vựng; nhận diện thành phần câu, phân tích cấu tạo và tác dụng của việc sử dụng kiểu câu. - Đối với các biện pháp tu từ: Hình ảnh và gọi tên biện pháp tu từ, phân tích giá trị biện pháp tu từ trong văn cảnh. - Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng: nghĩa chuyển, nghĩa hàm ẩn, biện pháp tu từ, sử dụng các phép liên kết câu Kĩ năng cần đạt Rèn kĩ năng tổng hợp để nhận diện các phương châm hội thoại (tuân thủ hay vi phạm); từ vựng, sự phát triển của từ vựng và phương thức chuyển nghĩa. 1.2. Tạo lâp văn bản Kiến thức cần đạt: - Những đặc điểm chung của văn nghị luận (tính chất mạch lạc, gọn, rõ của luận điểm, luận cứ, luận chứng) và nêu rõ vai trò của các yếu tố: lý lẽ, dẫn chứng trong quá trình tạo lập văn nghị luận; các phép lập luận chủ yếu như: lập luận giải thích, lập luận chứng minh, phân tích và tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh, đối chiếu, nhân - quả Kĩ năng cần đạt - Rèn kĩ năng viết văn nghị luận văn học: Xác định yếu tố nghệ thuật, biện pháp tu từ, những nét sáng tạo của tác giả và dùng dẫn chứng kết hợp với lý lẽ để phân tích và thẩm bình. - Luyện cách viết đoạn văn có sử dụng các phép liên kết - Rèn kỹ năng diễn đạt: dùng từ ngữ, xây dựng đoạn để bộc lộ cảm xúc của bản thân trước cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học. II. HÌNH THỨC, THỜI GIAN KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: tự luận, số câu: 5. - Thời gian làm bài: 120 phút. 3. Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ : Cấp độ Nội dung (chủ đề) Số lượng câu Tỉ lệ Điểm số
  4. (chuẩn cần kiểm tra) Chủ đề: Văn học và Tiếng Việt - Nêu nhận xét, đánh giá; phân tích Nhận biết giá trị, ý nghĩa, tác dụng của những và thông chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong tác hiểu, vận phẩm. dụng - Biết vận dụng các kiến thức đã học 25% 5.0 về Tiếng Việt để thực hành phân tích 3 được cấu tạo ngữ pháp của một câu văn; chỉ ra được cách sử dụng từ ngữ một cách sáng tạo. - Cảm nhận, phân tích được giá trị, tác dụng của các biện pháp tu từ Chủ đề: Tập làm văn - Vận dụng kiến thức, kĩ năng nghị 25% 5.0 luận đã học để trình bày những hiểu 1 biết về một sự việc, hiện tượng trong Vận dụng đời sống. cao - Viết một bài văn hoàn chỉnh cảm nhận, phân tích, về nhân vật, một vấn 1 50 % 10.0 đề trong một văn bản, một chủ đề văn học. Tổng 5 100% 20.0 IV. MA TRẬN ĐỀ Vận dụng Câu Chủ đề Vận dụng - Nhận Thông hiểu cao Điểm biết Vận dụng - Tỉ lệ 1. Đọc hiểu: * Văn học: - Nhận Hiểu, cảm Vận dụng hiểu Ngữ liệu: diện nhận được biết về tác giả, - Văn bản nhật dụng/văn phương những nét đặc tác phẩm để lý bản văn học/văn bản thức sắc về nội giải giá trị nội thông tin. (Ngoài SGK) biểu đạt dung và nghệ dung, nghệ - Tiêu chí lựa chọn ngữ các biện thuật, thông thuật của tác liệu: 01 đoạn trích/ văn pháp điệp được thể phẩm , hoặc để bản hoàn chỉnh tương nghệ hiện trong các vận dụng vào đương với văn bản được thuật văn bản. việc giải quyết học trong chương trình trong - Giải thích ý một vấn
  5. (Nguồn rõ ràng, độ tin văn bản. nghĩa, tác đề trong thực cậy cao; Có ý nghĩa dụng của các tiễn . giáo dục, ý nghĩa xã hội, chi tiết, hình ý nghĩa nhân văn sâu ảnh nghệ - Cảm nhận, sắc). thuật trong phân tích được * Tiếng Việt tác phẩm. giá trị, tác - Từ vựng và ngữ pháp - Giải thích dụng của các - Các biện pháp tu từ. nhan đề và biện pháp tu từ - Đoạn văn (xây dựng và kết nối thông liên kết đoạn) tin trong và ngoài văn -Phân tích bản, được cấu tạo - Nêu nhận ngữ pháp của xét, đánh giá; một câu văn; phân tích giá chỉ ra được trị, ý nghĩa, cách sử dụng tác dụng của từ ngữ một những chi cách sáng tạo. tiết, hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm. 3 - 5.0 - 25% 3-5.0 Câu - Điểm - Tỉ lệ 25% 3. Tập làm văn - Vận dụng - Nghị luận về sự việc, kiến thức, kĩ hiện tượng đời sống. năng đã học để viết một bài văn nghị luận ngắn về tư tưởng đạo lý hoặc về sự việc, hiện tượng trong đời sống. 1 - 1 - 5.0 - 5.0- 25% - Phân tích, cảm nhận về 25% nhân vật, một vấn đề - Viết một trong một văn bản, tác bài văn ngắn phẩm, một chủ đề văn để phân tích, học. cảm nhận về nhân vật,
  6. một vấn đề trong một văn bản, tác phẩm, một chủ đề văn học. 1- Câu - Điểm - Tỉ lệ 1-10.0-50% 10.0- 50% Tổng 5- 3 - 5.0 - 2 - 15.0 - 20.0- 25% 75% 100 % * Chú ý : đề ra theo hướng mở, đáp án mở: sử dụng ngữ liệu ngoài SGK để học sinh tiếp cận để xử lý tình huống và giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống . GV cần giảng dạy cho HS nắm vững và lĩnh hội tất cả các kiến thức, kĩ năng trong SGK .