Đề kiểm tra giữa học kì I môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)

doc 9 trang Đăng Bình 06/12/2023 1090
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_8_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)

  1. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I ( Thời gian 45 phút) MÔN: ĐỊA LÍ 8 (Năm học: 2018 - 2019) I. MỤC TIÊU. - Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần các thành phần thiên nhiên và dân cư châu Á. Kết quả kiểm tra giúp các em tự đánh giá việc học tập của mình trong thời gian qua và điều chỉnh hoạt động học tập ngày càng tốt hơn. - Thực hiện yêu cầu trong PPCT của Bộ GD - ĐT. - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu cần thiết. 1. Kiến thức. - Trình bày được tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu Á, nguyên nhân phát triển không đều giữa các nước. - Trình bày được đặc điểm dân cư, kinh tế và xã hội của khu vực Nam Á. Giải thích được sự ảnh hưởng của tôn giáo đến sự phát triển kinh tế - xã hội. - Trình bày được dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á. - Biết được đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á. 2. Kỹ năng. - Phân tích mối quan hệ giữa tự nhiên và sự phân bố dân cư. - Kỹ năng trình bày, phân tích giải thích mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí. - Kỹ năng khai thác thông tin từ tập bản đồ. 3. Thái độ. - Thấy được sự phát triển kinh tế theo hướng tích cực của các nước châu Á. - Biết được đặc điểm về kinh tế và xã hội của các nước khu vực Đông Á, từ đó rút ra cho bản thân, học hỏi một cách có chọn lọc, bỏ những điều chưa tốt và tiếp thu những tinh hoa của nước bạn. Đặc biệt những đức tính của con người Nhật Bản. 4. Năng lực. - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng taọ. - Năng lực chuyên biệt: tư duy, phân tích, năng lực tự học tập, giải thích và và nhận xét. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Trắc nghiệm ( 50%) , tự luận ( 50%). III. THIẾT LẬP MA TRẬN.
  2. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Nội dung cao TN TL TN TL TN TL TN TL - Biết - Trình - Giải thích được được bày nguyên nhân sự tình được phát triển nông hình tình nghiệp ở một số phát hình nước châu Á Bài 8: triển phát không đồng đều. Tình hình dịch vụ triển - Hiểu được lí phát triển ở các nông do Việt Nam, kinh tế, xã nước nghiệp Thái Lan có sản hội ở các châu Á. ở các lượng lúa gạo nước châu nước thấp hơn Trung Á. châu Á. Quốc, Ấn Độ nhưng xuất khẩu gạo lại đứng hàng đầu thế giới. Số câu: 7 2 1 4 Số điểm: 3.5 0. 5 2.0 1.0 Tỉ lệ: 100% 14.3 57.2 28.5 - Trình - Diễn giải được - Chứng Bài 11: bày sự ảnh hưởng minh Dân cư và được của tôn giáo đến được vì đặc điểm đặc sự phát triển sao ở kinh tế điểm kinh tế - xã hội. khu vực khu vực kinh tế Nam Á Nam Á. - xã hội dân cư khu vực phân bố Nam Á. không đầy đủ.
  3. Số câu: 6 3 2 1 Số điểm:3.25 0.75 0.5 2.0 Tỉ lệ: 100% 23.1 15.4 61.5 - Biết - Hiểu được - So được vị nguyên nhân sánh sự trí địa thành công của giống và lí, phạm nền kinh tế Nhật khác vi khu Bản nhau vực - Diễn giải được giữa Đông sự chuyển dịch sông Á. cơ cấu hướng Hoàng Chủ đề: - Trình đến xu hướng Hà và Khu vực bày phát triển kinh tế sông Đông Á. được như thế nào. Trường đặc - Mô tả được Giang. điểm tự tình hình xuất nhiên, nhập khẩu của tình một số nước ở hình Đông Á. phát - Hiểu được triển nguyên nhân của kinh tế sự phát triển - xã hội trong kinh tế của khu vực Trung Quốc. Đông Á. Số câu: 10 3 6 1 Số điểm:3.25 0.75 1.5 1.0 Tỉ lệ: 100% 23.1 46.2 30.7 Số câu: 9 Số câu: 12 Số câu: 1 Số câu: 1 (8TL; 1TN) (12TN; 0TL) (0TN; 1TL) (0TN; 1TL) Tổng Số điểm: 4.0 Số điểm: 3.0 Số điểm: 2.0 Số điểm:1.0 Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ:10%
  4. IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA. Trường THCS Trần Ngọc Quế KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐIỂM NHẬN XÉT Họ tên: Môn: Địa lí Lớp : 8A Năm học: 2018 - 2019 Thời gian: 45 phút ĐỀ KIỂM TRA A. Trắc nghiệm ( 5 điểm) Chọn đáp án đúng và điền vào bảng sau Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Chọn Câu 1. Những nước có ngành dịch vụ phát triển cao ở châu Á là A. Nhật Bản, Xingapo, Hàn Quốc. B. Nhật Bản, Xingapo, Đài Loan. C. Xingapo, Đài Loan, Trung Quốc. D. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Câu 2. Tôn giáo chủ yếu của dân cư Nam Á là A. Ấn Độ giáo, Phật giáo. B. Ấn Độ giáo, Hồi giáo. C. Thiên Chúa giáo, Phật giáo. D. Hồi giáo, Thiên Chúa giáo. Câu 3. Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á là A. Băng - La - Đet. B. Bu -Tan. C. Ấn Độ. D. Nê - Pan. Câu 4. Ý nào sau đây đúng với đặc điểm dân số Trung Quốc? A. Dân cư thưa thớt. B. Chiếm 2/3 dân số thế giới. C. Dân số đông thứ 2 thế giới. D. Dân số đông thứ nhất thế giới. Câu 5. Ngành nào sau đây “không phải” là ngành công nghiệp hàng đầu thế giới của Nhật Bản? A. Điện tử. B. Sản xuất gạo. C. Chế tạo ô tô, tàu biển. D. Sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 6. Ý nào sau đây “không đúng” với đặc điểm phát triển kinh tế Đông Á ngày nay? A. Nền kinh tế phát triển nhanh. B. Duy trì tốc độ tăng trưởng cao. C. Nghèo nàn, kiệt quệ, đời sống nhân dân khổ cực.
  5. D. Đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Câu 7. Ngành nông nghiệp của Ấn Độ không ngừng phát triển nhờ A. nguồn lao động dồi dào. B. con người lao động cần cù, chăm chỉ. C. khoa học - kĩ thuật phát triển, tài nguyên phong phú. D. thực hiện cuộc “cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”. Câu 8. Ý nào sau đây là nhân tố dẫn đến sự phát triển nông nghiệp không đều ở châu Á A. do khí hậu. B. do con người. C. do kĩ thuật. D. do phân bón. Câu 9. Những quốc gia nào có sản lượng lúa gạo xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới? A. Thái Lan, Trung Quốc. B. Việt Nam, Ấn Độ. C. Thái Lan, Việt Nam. D. Trung Quốc, Ấn Độ. Câu 10. Ý nào sau đây “không phải” là nhân tố cản trở sự phát triển kinh tế ở khu vực Nam Á? A. Dân số đông. B. Xung đột tôn giáo. C. Chính trị không ổn định. D. Tài nguyên dồi dào. Câu 11. Những quốc gia nào sản xuất lúa gạo nhiều nhất? A. Trung Quốc, Ấn Độ. B. Việt Nam, Ấn Độ. C. Thái Lan, Việt Nam. D. Trung Quốc, Thái Lan. Câu 12. Lãnh thổ Đông Á gồm mấy bộ phận? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13. Hoạt động kinh tế phổ biến của khu vực Nam Á là A. công nghiệp. B. lâm nghiệp. C. dịch vụ. D. nông nghiệp. Câu 14. Ý nào sau đây đúng với tình hình xuất nhập khẩu của một số nước ở Đông Á? A. Xuất khẩu > nhập khẩu. B. Xuất khẩu < nhập khẩu. C. Xuất khẩu = nhập khẩu. D. Không có xuất khẩu. Câu 15. Quốc gia, vùng lãnh thổ nào sau đây “không thuộc” khu vực Đông Á? A. Trung Quốc. B. Việt Nam. C. Hàn Quốc. D. Nhật Bản. Câu 16. Giảm tỉ trọng ngành nông - lâm - thủy sản, tăng ngành công nghiệp - dịch vụ, thể hiện xu hướng phát triển kinh tế như thế nào của Ấn Độ?
  6. A. Nền kinh tế không cân đối. B. Phát triển kinh tế lạc hậu. C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. Đa dạng hóa ngành nghề. Câu 17. Nguyên nhân chủ yếu nào giúp người dân Nhật Bản có thu nhập cao? A. những thành tựu trong kinh tế. B. nhờ người Nhạt Bản biết hưởng thụ C. nhờ sản lượng sản xuất lúa gạo lớn. D. Nhờ áp dụng khoa học, kĩ thuật. Câu 18. Ý nào sau đây “không đúng” với nguyên nhân làm thay đổi nền kinh tế Trung Quốc 20 năm trở lại đây? A. Nguồn tài nguyên phong phú. B. Được các quốc gia khác hỗ trợ. C. Phát huy dược nguồn lao động dồi dào. D. Nhờ đường lối chính sách cải cách và mở cửa. Câu 19. Quốc gia có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu cao nhất khu vực Đông Á là A. Trung Quốc. B. Đài Loan. C. Nhật Bản. D. Hàn Quốc. Câu 20. Ý nào sau đây “không” là nguyên nhân dẫn đến thành công của nền kinh tế Nhật Bản? A. Lao động cần cù nhẫn nại, có ý thức tiết kiệm. B. Đội ngũ cán bộ khoa học đông và có trình độ cao. C. Kỹ thuật lao động rất cao, tổ chức quản lý chặt chẽ. D. Nhật Bản là nước giàu có nhờ vào việc khai thác tài nguyên để xuất khẩu. B. TỰ LUẬN. (5 điểm) Câu 1. Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp và công nghiệp ở các nước châu Á? (2 điểm)
  7. Câu 2. Giải thích nguyên nhân dân cư khu vực Nam Á phân bố không đều? (2 điểm) Câu 3. Dựa vào tập bản đồ trang 14, hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa sông Hoàng Hà và sông Trường Giang? (1 điểm) Giống nhau: Khác nhau: Sông Hoàng Hà Sông Trường Giang . .
  8. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM. Mỗi câu đúng được 0.25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Chọn A B C D B C D A C D A B D A B C A B C D B. TỰ LUẬN. Câu Đáp án Thang điểm * Nông nghiệp: - Nền nông nghiệt trồng lúa nước, lúa gạo là chủ yếu nhất. 0.25 - Sản xuất lúa gạo ở một số nước đã đạt kết quả vượt bậc. 0.25 + Trung Quốc và Ấn Độ là những nước là những nước sản 0.25 xuất lúa gạo nhiều nhất châu Á và thế giới. + Việt Nam và Thái Lan là những xuất khẩu gạo đứng thứ 2 0.25 và thứ 1 thế giới. 1 * Công nghiệp: - Sản xuất công nghiệp của các nước Châu Á rất đa dạng, nhưng 0.25 phát triển chưa đều. + Công nghiệp khai khoáng: Trung Quốc, Ấn Độ, Ả rập xê út 0.25 + Công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện tử: Nhật Bản, Trung Quốc, 0.25 Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan 0.25 + Công nghiệp nhẹ phát triển ở hầu hết các nước. - Dân cư khu vực Nam Á phân bố không đồng đều. 0.5 - Dân cư tập trung các vùng đồng bằng và khu vực có mưa. 0.5 2 - Như đồng bằng sông Hằng, dải đồng bằng ven biển chân dãy gát 0.5 Tây, gát Đông khu vực sườn núi Himalaya. Ở những nơi này có địa hình (đồng bằng) và khí hậu (mưa nhiều) thuận lợi cho việc sản 0.5 xuất và sinh hoạt của người dân. * Giống nhau: - Sông Hoàng Hà và Trường Giang đều bắt nguồn trên Sơn 0.25 3 Nguyên Tây Tạng chảy về phía Đông rồi đổ ra Hoàng Hải và biển Đông Trung Hoa.
  9. - Ở hạ lưu các sông bồi đắp thành những đồng bằng rộng màu mỡ. * Khác nhau: 0.25 - Sông Hoàng Hà: có chế độ nước thất thường do chảy qua các vùng khí hậu khác nhau. 0.25 - Sông Trường Giang: có chế độ nước đều hòa vì phần lớn sông ngòi chảy qua vùng khí hậu cận nhiệt gió mùa. Có giá trị rất lớn về 0.25 kinh tế