Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Lương Thị Duyên

docx 5 trang thuongdo99 2690
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Lương Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_2021_lu.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Lương Thị Duyên

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU, MA TRẬN TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học 2020- 2021 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra:6/11/2020 ĐỀ . I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Kiểm tra lại những kiến thức cơ bản của học sinh về các phần văn bản, tiếng Việt và tập làm văn lớp 7 đã học trong học kì I từ tuần 1 đến tuần 7. 2. Kĩ năng: - Kiểm tra khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung cách thức kiểm tra đánh giá mới. - Rèn kĩ năng cảm nhận, phân tích, tạo lập văn bản 3. Thái độ: Giáo dục thái độ, ý thức học bài và làm bài nghiêm túc 4. Năng lực: giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, tự học,tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ II. Ma trận đề: TT Cấp độ tư duy Cấp độ tư duy Nhận Thông Vận Vận Tổng Chủ đề biết hiểu dụng dụng cao 1 Tác giả, tác phẩm, ý nghĩa chi 1 1 2 tiết, hình ảnh, giá trị biểu cảm 1,5 1,5 3 Văn của từ, nội dung, nghệ thuật, phương thức biểu đạt 2 Tiếng Từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán 1 1 2 Việt Việt, quan hệ từ 0.5 1.5 2 3 Tập Văn biểu cảm 1 1 làm văn 5 5 Tổng số câu 2 2 1 5 Tổng số điểm 2 3 5,0 10 Tỉ lệ % 20% 30% 50% 100%
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học 2020- 2021 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra:6/11/2020 Phần I(5điểm) Đọc bài thơ sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới: “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.” (Trích ngữ văn 7 – NXB Giáo dục Việt Nam) Phần II (5điểm) Câu 1 : Nêu tên bài thơ và cho biết bài thơ được viết theo thể loại nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó? Câu 2 :Tìm hai từ ghép đẳng lập trong bài thơ trên, giải nghĩa các từ đó? So sánh nghĩa của các từ ghép đó với nghĩa của các tiếng tạo nên nó, em thấy có gì khác nhau? Câu 3:Bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ là gì? Câu 2: (5 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: 1. Cảm nghĩ về người thân của em. 2. Cảm nghĩ về một loài cây (hoa) em yêu. Chúc các con làm bài tốt!
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học 2020- 2021 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra:6/11/2020 ĐỀ . Câu Đáp án Điểm Phần I Câu 1 * Tên bài thơ: “Nam quốc sơn hà” 0.25đ (5điểm) 1.5đ * Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật 0.25đ * Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm 1.0đ lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này. Câu 2 - Từ: Sơn hà; xâm phạm 0.5đ 2.0đ - Giải nghĩa: Sơn hà – núi sông; xâm phạm – chiếm 0.5đ lấn - Nghĩa của các từ ghép đó khái quát hơn nghĩa của 1.0đ các tiếng tạo nên nó. Câu 3 * Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài “Nam quốc 1.5đ sơn hà”: - Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. 0.75đ - Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước 0.75đ mọi kẻ thù xâm lược. * Yêu cầu về hình thức + Biết nêu cảm nghĩ về một sự vật, con người. + Bố cục mạch lạc, cảm xúc trong sáng. Phần II + Lời văn lưu loát, giàu cảm xúc. (5 điểm) * Yêu cầu về nội dung Đề 1. Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ) a. Mở bài: - Giới thiệu đối tượng biểu cảm. - Nêu tình cảm: yêu quý, kính trọng, b. Thân bài:(kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp). - Cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm đối tượng: hình dáng, tuổi tác, diện mạo
  4. - Cảm xúc, suy nghĩ về tính cách, việc làm, cách ứng xử với nghề nghiệp và với mọi người. - Cảm xúc, suy nghĩ về kỉ niệm giữa em và người đó (vui, buồn, ) c. Kết bài: - Cảm nghĩ, hứa hẹn trong tương lai Đề 2. Loài cây/ hoa em yêu. a. Mở bài: - Giới thiệu loài cây/hoa em yêu - Ấn tượng, cảm xúc chung của em về loài cây/hoa đó. b. Thân bài:(kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp). - Cảm nhận về vẻ đẹp của cây/hoa: hình dáng, đặc điểm của loài cây/ hoa (Chọn những đặc điểm tiêu biểu để nêu cảm nghĩ. Để tránh nhầm lẫn với văn miêu tả, khi biểu cảm về hình dáng, đặc điểm của cây/ hoa, cần dùng nhiều phương pháp gợi tả, nhân hóa, ẩn dụ và đưa tình cảm của mình vào.) - Biểu cảm về vai trò, ý nghĩa biểu tượng của loài cây/ hoa đó với đời sống con người và bản thân em. - Nhắc đếnmột vài kỉ niệm sâu sắc giữa bản thân với loài cây/ hoa và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về kỉ niệm đó. c. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây trong quá khứ, hiện tại và tương lai. * Cho điểm: - Đáp ứng đủ yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, thể hiện 4-5 đ tình cảm rõ, cảm nhận được các chi tiết, hình ảnh nổi bật; có thể đôi chỗ diễn đạt còn vụng về hoặc sai sót nhỏ về chữ viết nhưng không ảnh hưởng đến nội dung. - Bài cơ bản đạt yêu cầu trên, nhất là về nội dung; có 3 đ một vài sai sót nhỏ nhưng không ảnh hưởng đáng kể, diễn đạt lưu loát, rõ ràng; hoặc đạt 2/3 yêu cầu về nội dung nhưng văn viết có cảm xúc, sai ít lỗi chính tả hoặc dùng từ. - Bài đạt ½ yêu cầu trên, về nội dung có thể sơ sài 2 đ nhưng phải đủ các ý chính; diễn đạt chưa tốt nhưng không mắc quá nhiều lỗi thông thường. - Bài cơ bản chưa đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, 1 điểm diễn đạt kém, không thể hiện được nội dung hoặc chỉ thực hiện được 1/3 số ý, hoặc mắc quá nhiều lỗi diễn
  5. đạt về từ và câu. - Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn 0 điểm (Căn cứ vào các thang điểm, tùy vào mức độ làm bài của học sinh, giáo viên có thể cho các mức điểm còn lại) BGH duyệt TTCM duyệt NTCM duyệt GV ra đề Nguyễn T.Thanh Thủy Đinh T. Kim yến Lương Thị Duyên