Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Điệp
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Điệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_2021_ng.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Điệp
- UBND QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU, MA TRẬN TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học 2020 - 2021 MÔN: Ngữ văn 7 Thời gian : 90 phút Ngày kiểm tra: 6/11/2020 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kiểm tra đánh giá học sinh về các văn bản, các đơn vị kiến thức Tiếng việt đã học ở học kì I từ tuần 1 đến tuần 7. - Đánh giá năng lực tạo lập văn bản biểu cảm. 2. Kĩ năng : Kiểm tra kĩ năng làm bài, vận dụng những kiến thức đã học theo cách thức kiểm tra đánh giá mới. 3. Thái độ : Giáo dục học sinh ý thức nghiêm túc, tự giác, trung thực trong thi cử. 4. Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ, thẩm mĩ, giải quyết vấn đề, tự học, tư duy sáng tạo. II. MA TRẬN ĐỀ TT Cấp độ tư duy Cấp độ tư duy Nhận Thông Vận Vận Tổng Chủ đề biết hiểu dụng dụng cao 1 Tác giả, tác phẩm, ý nghĩa chi 1 1 2 tiết, hình ảnh, giá trị biểu cảm 1,5 1,5 3 Văn của từ, nội dung, nghệ thuật, phương thức biểu đạt 2 Tiếng Từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán 1 1 2 Việt Việt, quan hệ từ 0.5 1.5 2 3 Tập Văn biểu cảm 1 1 làm văn 5 5 Tổng số câu 2 2 1 5 Tổng số điểm 2 3 5 10 Tỉ lệ % 20% 30% 50% 100%
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN:NGỮ VĂN 7 Năm học 2020-2021 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 6/11/2020 Phần I (5 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Tôi dắt tay em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.” (Trích Ngữ văn 7- Tập I) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào? Câu 2: Xác định từ Hán Việt có trong câu văn : “Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật ”, giải thích nghĩa và đặt câu với từ Hán Việt vừa tìm được? Câu 3 : Vì sao khi dắt tay Thủy ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại: “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”? Phần II (5 điểm): Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1 : Cảm nghĩ về loài cây em yêu. Đề 2: Cảm nghĩ về người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, ). Chúc các em làm bài tốt!
- UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học 2020-2021 MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút CÂU NỘI DUNG BIỂU ĐIỂM PHẦN I Câu 1: -Văn bản: “Cuộc chia của những con búp bê” 0.5 điểm 1,5 điểm -Tác giả: Khánh Hoài 0.5 điểm - Phương thức biểu đạt: Tự sự 0,5 điểm Câu 2: - Từ Hán Việt : kinh ngạc. 0,5 điểm 2 điểm - Học sinh giải thích nghĩa và đặt câu với từ Hán Việt . 1,5 điểm Câu 3: - Học sinh lí giải chi tiết: 1,5 điểm + Thể hiện hai tâm trạng tương phản và đối lập: Cảnh vật, con 0,75 điểm người ngoài kia vẫn tươi vui, bình thản còn trong lòng hai anh em Thành là nỗi đau về sự chia li, xa cách, về những thiếu 0,25 điểm thốn tình cảm gia đình. + Điều đó cho thấy sự hụt hẫng, cô đơn của nhân vật. 0,25 điểm + Nó tác động mạnh vào ý thức trách nhiệm của mỗi chúng ta 0,25 điểm trước những người xung quanh và trước cuộc sống của cộng đồng. PHẦN II *Yêu cầu: 1. Yêu cầu chung: + Biết nêu cảm nghĩ về một sự vật, con người. + Bố cục mạch lạc, cảm xúc trong sáng. + Lời văn lưu loát, giàu cảm xúc. 2. Yêu cầu cụ thể: Đề 1: Loài cây em yêu. a. Mở bài: - Giới thiệu loài cây em yêu - Ấn tượng, cảm xúc chung của em về loài cây/hoa đó. b. Thân bài: (kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp).
- - Cảm nhận về vẻ đẹp của cây: hình dáng, đặc điểm của loài cây (Chọn những đặc điểm tiêu biểu để nêu cảm nghĩ. Nhằm tránh nhầm lẫn với văn miêu tả, khi biểu cảm về hình dáng, đặc điểm của loài cây cần kết hợp nhiều phương pháp gợi tả, nhân hóa, ẩn dụ và đưa tình cảm, cảm xúc của người viết vào bài văn.) - Biểu cảm về vai trò, ý nghĩa biểu tượng của loài cây đó với đời sống con người và bản thân em. - Nhắc đến một vài kỉ niệm sâu sắc giữa bản thân với loài cây và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về kỉ niệm đó. c. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đề 2. Cảm nghĩ về người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ) a. Mở bài: - Giới thiệu đối tượng biểu cảm. - Nêu cảm xúc ban đầu: yêu quý, kính trọng, b. Thân bài: (kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp). - Cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm đối tượng: hình dáng, tuổi tác, diện mạo - Cảm xúc, suy nghĩ về tính cách, việc làm, cách ứng xử với nghề nghiệp và với mọi người. - Cảm xúc, suy nghĩ về kỉ niệm giữa em và người đó (vui, buồn, ) c. Kết bài: - Cảm nghĩ, hứa hẹn trong tương lai *Biểu điểm: + Điểm 5: Bài viết đúng phương thức biểu đạt; bố cục phải mạch lạc; diễn đạt hay, không sai lỗi câu, lỗi chính tả. + Điểm 4: Bài làm đầy đủ các yêu cầu, mạch lạc, nắm vững kĩ năng làm bài văn biểu cảm. Hành văn chưa tốt, chưa có nhiều sáng tạo
- + Điểm 3: Đạt một nửa các yêu cầu nêu trên, trình bày chưa thật rõ ràng, đôi chỗ diễn đạt ý còn lủng củng + Điểm 1 - 2 : Bài làm chỉ đạt một phần nhỏ những yêu cầu nêu trên hoặc chưa đạt yêu cầu. Diễn đạt vụng về, lúng túng, chưa nắm vững kĩ năng, phương pháp làm bài. + Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề Giáo viên tuỳ mức độ làm bài của học sinh để cho các mức điểm còn lại. BGH duyệt TTCM duyệt NTCM GV ra đề Nguyễn T.Thanh Thủy Đinh T.Kim Yến Nguyễn Thị Điệp