Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT huyện Thới Lai (Có đáp án)

doc 5 trang Đăng Bình 05/12/2023 1430
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT huyện Thới Lai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT huyện Thới Lai (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Năm học 2017 - 2018 Thời gian: 90 phút Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề ĐỌC HIỂU - Xác định - Nêu nội Học sinh viết Văn bản được hình dung đoạn đoạn văn trình tượng con cò thơ. bày cảm nhận Con cò trong đoạn về đoạn thơ. thơ. - Chỉ ra được - Hiểu được hai biện pháp ý nghĩa khái tu từ có trong quát của hai đoạn thơ. câu thơ. Số câu 2,0 2,0 1,0 5,0 Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 30% LÀM VĂN Biết vận dụng kiến Nghị luận xã thức, kĩ năng hội để viết bài văn nghị luận xã hội. Số câu 1,0 1,0 Số điểm 7,0 7,0 Tỉ lệ % 70% 70% Tổng số câu 2,0 2,0 1,0 1,0 6,0 Tổng số điểm 1,0 1,0 1,0 7,0 10 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 70% 100%
  2. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Năm học 2017– 2018 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Dù ở gần con, Dù ở xa con, Lên rừng xuống bể, Cò sẽ tìm con, Cò mãi yêu con. Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. (Trích Con cò – Chế Lan Viên, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục - 2016, tr.46) Câu 1 (0,5 điểm) Hình tượng con cò trong đoạn thơ biểu tượng về ai? Câu 2 (0,5 điểm) Chỉ ra hai biện pháp tu từ có trong đoạn thơ. Câu 3 (0,5 điểm) Nêu nội dung đoạn thơ. Câu 4 (0,5 điểm) Nêu ý nghĩa hai câu thơ: Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. Câu 5 (1,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên (khoảng 8 –10 dòng). II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về tình mẫu tử trong xã hội ngày nay. - Hết -
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 (Hướng dẫn chấm và thang điểm gồm 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá được một cách tổng quát tránh đếm ý cho điểm. - Khi chấm cần chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng trường hợp để đánh giá chính xác giá trị của từng bài viết. Tinh thần chung nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 đến 10 điểm) một cách hợp lí tùy theo chất lượng của bài, sự nỗ lực và cố gắng của học sinh. - Học sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, vẫn chấp nhận cho đủ điểm. - Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với thang điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn điểm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách tính điểm đối với bài kiểm tra định kỳ. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VÀ THANG ĐIỂM: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Hình tượng con cò trong đoạn thơ biểu tượng về: người mẹ 0,5 2 Hai biện pháp tu từ có trong đoạn thơ: + Điệp từ dù ở, cò, con + Thành ngữ: Lên rừng xuống bể. 0,5 (Phép đối: gần – xa; lên – xuống) 3 Nội dung đoạn thơ: 0,5 Thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, lo lắng của mẹ dành cho con vượt cả không gian và thời gian. 4 Ý nghĩa hai câu thơ: Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. 0,5 Lòng mẹ luôn bên con làm chỗ dựa vững chắc suốt đời con 5 Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ (khoảng 8 –10 dòng): 1,0 Học sinh viết được đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ một cách rõ ràng, mạch lạc. II LÀM VĂN 7,0 Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về tình mẫu 7,0 tử trong xã hội ngày nay. a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững kĩ năng về làm bài văn nghị luận xã hội.
  4. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận chặt chẽ, thuyết phục, diễn đạt lưu loát, mạch lạc. - Trình bày cẩn thận, sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, câu, ngữ pháp b/Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: 1 Giới thiệu vấn đề nghị luận. 1,0 2 - Giải thích tình mẫu tử là tình cảm cao cả, thiêng liêng. Mẹ là 5,0 người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố. - Tình mẫu tử cũng là tình cảm tự nhiên và mang tính trách nhiệm. Tình mẫu tử có cội rễ sâu xa từ lòng nhân ái – truyền thống đạo lí của dân tộc ta hàng nghìn đời nay (học sinh lấy dẫn chứng để làm rõ biểu hiện của tình mẫu tử trong xã hội ngày nay). - Vai trò của tình mẫu tử: + Nếu được sống trong tình mẫu tử thì con người ta sẽ vô cùng hạnh phúc, còn nếu thiếu thốn tình mẫu tử thì sẽ là người chịu thiệt thòi và bất hạnh. + Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn. - Phê phán những hành động đi ngược lại với đạo lí: mẹ bỏ rơi con hay con đối xử không tốt với mẹ, bỏ mặc mẹ. - Bài học nhận thức và hành động: + Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng bao la, rộng lớn và vĩ đại, mẹ là người đã suốt đời hi sinh vì con. Chính vì thế con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó và phải sống làm sao để xứng đáng với tình cảm đó. + Không ngừng nỗ lực học tập , tu dưỡng đạo đức, trở thành con người có ích cho xã hội để đền đáp lại những tình cảm cao cả mà mẹ dành cho ta. Bởi điều mà mỗi người mẹ mong muốn chỉ là con mình khôn lớn nên người. + Không được có những hành động trái với đạo làm con như vô lễ, bất kính với mẹ, đối xử không tốt với mẹ, hay hơn cả là sử dụng bạo lực, bỏ rơi mẹ của mình. Đây như một tội ác không thể tha thứ được.
  5. 3 Đánh giá lại vấn đề nghị luận. 1,0 TỔNG Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về 10,0 ĐIỂM kĩ năng và kiến thức. - Hết -