Đề kiểm tra học kì I Địa lí Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

docx 2 trang thuongdo99 4560
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Địa lí Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_dia_li_lop_8_de_1_nam_hoc_2020_2021_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Địa lí Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

  1. TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG Năm học 2020 - 2021 Họ và tên: Đề số 001 ĐỀ THI HỌC KÌ I Lớp : Môn: ĐỊA LÝ 8 ( Thời gian làm bài 45 phút) Điểm Lời phê của giáo viên Lưu ý: 1. Học sinh làm phần trắc nghiệm vào phiếu bài làm. 2. Học sinh làm phần tự luận vào phần dòng kẻ sau mỗi câu hỏi tương ứng. I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Hai tôn giáo lớn ra đời ở Tây Nam Á là A. Phật giáo và Ki-tô giáo. B. Phật giáo và Ấn Độ giáo. C. Ki-tô giáo và Hồi giáo. D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Câu 2. Quốc gia nào có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao nhất châu Á? A. Trung Quốc. B. Ấn Độ. C. Hàn Quốc. D. Nhật Bản. Câu 3. Châu lục nào có số dân đông nhất trên thế giới? A. Châu Đại Dương. B. Châu Phi. C. Châu Âu. D. Châu Á. Câu 4. Cây lương thực đóng vai trò quan trọng nhất của châu Á là A. lúa mì. B. lúa gạo. C. ngô. D. khoai. Câu 5. Khí hậu Tây Nam Á chủ yếu thuộc A. khí hậu gió mùa. B. khí hậu hải dương. C. khí hậu lục địa. D. khí hậu xích đạo. Câu 6. Vật nuôi quan trọng nhất ở Bắc Á là A. lợn. B. bò. C. gà. D. tuần lộc. Câu 7. Quốc gia có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất châu Á là A. Việt Nam. B. A-rập Xê-út. C. Nhật Bản. D. Trung Quốc. Câu 8. Địa điểm ra đời của Ki-tô giáo là A. A-rập Xê-út. B. Pa-le-xtin. C. Ấn Độ. D.Trung Quốc. Câu 9. Tây Nam Á tiếp giáp với các châu lục nào? A. Châu Đại Dương, châu Âu. B. Châu Âu, châu Mĩ. C. Châu Âu, châu Phi. D. Châu Phi, châu Đại Dương. Câu 10. Tây Nam Á không tiếp giáp với biển nào? A. Biển Đông. B. Biển Đen. C. Biển Đỏ. D. Biển Ca-xpi. Câu 11. Quốc gia nào ở châu Á trở nên giàu có dựa vào nguồn tài nguyên dầu mỏ? A. Nhật Bản. B. Việt Nam. C. Cô-oét. D. Lào. Câu 12. Nhận xét nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của Tây Nam Á? A. Nằm ở ngã ba của ba châu lục. B. Tiếp giáp với nhiều vùng biển. C. Có vị trí chiến lươc về kinh tế- chính trị. D. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây. Câu 13. Đặc điểm địa hình phía Đông Bắc của khu vực Tây Nam Á chủ yếu là A. đồng bằng màu mỡ và bằng phẳng. B. sơn nguyên A-rap rộng lớn. C. các dãy núi cao. D. nhiều bồn địa và hoang mạc. Câu 14. Sự bất ổn về chính trị của khu vực Tây Nam Á không phải do A. tranh chấp về nguồn tài nguyên dầu mỏ. B. sự can thiệp của các thế lực cực đoan. C. tranh giành về đất đai, nguồn nước. D. di dân tự phát. Câu 15. Người dân ở khu vực Tây Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào? A. Thiên chúa giáo. B. Ấn Độ giáo. C. Hồi giáo. D. Phật giáo. Câu 16. Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở Tây Nam Á? A. Khai thác và chế biến than đá. B. Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ. C. Công nghiệp điện tử-tin học. D. Công ngiệp nguyên tử, hàng không vũ trụ. Câu 17. Quốc gia đang phát triển nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Hàn Quốc. D. Lào.
  2. Câu 18. Dầu mỏ ở Tây Nam Á xuất khẩu nhiều đến các châu lục nào? A. Châu Âu, châu Mĩ. B. Châu Đại Dương, châu Phi. C. Châu Phi, châu Á. D. Châu Mĩ, châu Phi. Câu 19. Ở châu Á những nước không phát triển mạnh công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử là A. Trung Quốc và Nhật Bản. B. Nhật Bản và Hàn Quốc. C. Việt Nam, Mi-an-ma. D. Hàn Quốc và Đài Loan. Câu 20. Nhận xét nào sau sau đây không đúng về đặc điểm phát triển ngành công nghiệp của các nước châu Á? A. Sản xuất công nghiệp rất đa dạng ở các nước châu Á. B. Hầu hết các nước phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. C. Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á phát triển nhất trên thế giới. D. Sản xuất công nghiệp không đều giữa các nước châu Á. II. TỰ LUẬN ( 3 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) a. Trình bày đặc điểm dân cư – xã hội của khu vực Tây Nam Á. b. Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Tây Nam Á? Câu 2. (1,5 điểm) Cho bảng số liệu sau: Sản lượng dầu mỏ khai thác và tiêu dùng ở một số nước Châu Á năm 2015 (Đơn vị: Triệu tấn) Khoáng sản Trung Quốc Ấn Độ A -rập Xê -út Cô- oét Khai thác 214,6 41,2 568,5 149,1 Tiêu dùng 559,7 195,5 168,1 23,6 Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết: a. Nước phải nhập khẩu dầu mỏ là: Nước có sản phẩm dầu mỏ khai thác chủ yếu để xuất khẩu là: . b. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia trên. HẾT