Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2016_2017_truong.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2016 - 2017 LỚP: 7 TIẾT: 38 ĐỀ SỐ 3 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 21 /10/2015 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(2 điểm ) Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách chọn phương án đúng nhất: 1. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Hàn luật D. Tự do 2. Câu thơ “Lom khom dưới núi tiều vài chú” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. Đảo ngữ C. So sánh B. Nhân hóa D. Ẩn dụ 3. Nội dung nào thể hiện tính chất tuyên ngôn độc lập của bài thơ “Nam quốc sơn hà”? A. Khẳng định biên giới lãnh thổ và cảnh cáo kẻ thù. B. Khẳng định biên giới lãnh thổ và chủ quyền bất khả xâm phạm. C. Nêu cao vai trò vua Nam và cảnh cáo kẻ thù. D. Tuyên bố lãnh thổ của nước Nam được quy định trong sách trời. 4. Kết cấu của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của tác giả Nguyễn Khuyến có gì độc đáo? A. Có đủ 4 phần: đề, thực, luận, kết. B. Chỉ có 3 phần: đề, luận, kết. C. Chỉ có 3 phần: đề, thực, luận. D. Chỉ có 3 phần: đề, thực, kết. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). Câu 1 (3đ): a. Chép chính xác bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. b. Hai câu thơ đầu có những đặc sắc gì về mặt nghệ thuật? Nêu tác dụng của những đặc sắc nghệ thuật đó. Câu 2 (5đ): Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
- III. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT I. Phần trắc nghiệm. Mỗi đáp án đúng, đủ được 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 C A B D II. Phần tự luận. Câu 1 (3 điểm): a. Chép chính xác bài thơ (1 điểm). Mỗi lỗi sai trừ 0,25 đ (không trừ quá tổng số điểm cả phần) b. * Đặc sắc nghệ thuật trong hai câu đầu: - Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm (0,5 điểm) - Ẩn dụ: bánh trôi nước – người phụ nữ (0,5 điểm) * Tác dụng: - Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo sự đa nghĩa cho bài thơ (0, 5 điểm) - Nhấn mạnh vẻ đẹp ngoại hình và thân phận vất vả long đong của người phụ nữ trong xã hội cũ. (0, 5 điểm) Câu 2 (5 điểm): * Về hình thức: (1 đ): - Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo số lượng câu. - Đúng kiểu bài phát biểu cảm nghĩ. - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi, từ ngữ trong sáng. * Về nội dung: (4 đ): đảm bảo các nội dung chính sau: - Vẻ đẹp của người phụ nữ + Bằng các tính từ “trắng”, “tròn” và điệp từ “vừa” thể hiện vẻ đẹp ngoại hình đẹp trong sáng, tròn trịa và phúc hậu của người phụ nữ. (0,5 điểm) + Vẻ đẹp dịu dàng nữ tính qua cách xưng hô “thân em” mềm mại trữ tình thường thấy trong ca dao dân gian; (0,5 điểm) + Vẻ đẹp chung thủy, son sắt dù có trải qua sự vùi dập của cuộc đời: “Rắn nát giữ tấm lòng son” (0,5 điểm) - Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: + Qua thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” thể hiện thân phận long đong, trôi dạt vô định; tương lai mờ mịt.(0,5 điểm) + “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”: phải sống cuộc đời phụ thuộc; cuộc sống hạnh phúc hay đau khổ bất hạnh đều do người khác quyết định. (0,5 điểm) -> Bài thơ mang tính đa nghĩa, sử dụng hình ảnh ẩn dụ, thông qua việc miêu tả cụ thể đặc tính của bánh trôi nước để ca ngợi vẻ đẹp và nói về thân phận nhiều cay đắng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. (1 điểm) -> Qua đó cho thấy sự tự hào về vẻ đẹp cũng như sự thương cảm cho số phận người phụ nữ của tác giả; đồng thời cho thấy thái độ lên án đả kích sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với xã hội cũ vùi dập giá trị con người. (0,5 điểm) Duyệt đề: Ban giám hiệu Nhóm trưởng Người ra đề Hoàng Thị Tuyết Tô Thị Kim Thoa Trần Thúy An