Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

doc 8 trang thuongdo99 3640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2015_2016_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2015- 2016 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 16 /12/ 2015 ĐỀ 1: Câu 1 ( 3 điểm): Cho câu thơ: “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn” a. Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh bài thơ. b. Cho biết tên bài thơ, tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. c. Câu thơ thứ 7 của bài thơ sử dụng phép tu từ gì? Tác dụng của phép tu từ đó? Câu 2 ( 2 điểm): a. Tìm từ tượng hình và từ tượng thanh trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của chúng: “ Xe chạy chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo ” b. Trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”, tác giả đã miêu tả rất thành công điệu cười của bé Hồng: “cười dài trong tiếng khóc”. Em hiểu như thế nào về tiếng cười ấy? Câu 3 ( 5 điểm): HS chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Em hãy giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. Đề 2: Kể lại kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô giáo cũ. Chúc các em làm bài tốt!
  2. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU, MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2015- 2016 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 16 /12/ 2015 ĐỀ 1: I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức phần Văn, Tiếng Việt, tập làm văn của học sinh từ tuần 1 đến tuần 16. 2. Kĩ năng: - Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung, cách thức kiểm tra đánh giá mới. - Kiểm tra kĩ năng trình bày bài của học sinh. 3. Thái độ: - Thái độ làm bài nghiêm túc II. MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Tổng hiểu cao Chủ đề 1. Tác giả, tác phẩm, nhân vật, 2 2 Hoàn cảnh sáng tác, chép thơ 2đ 2đ 2. ý nghĩa chi tiết, hình ảnh 1 1 1đ 1đ 3. Biện pháp tu từ, từ tượng hình, 2 2 tượng thanh và tác dụng 2đ 2đ 4. Viết bài văn 1 1 5đ 5đ Tổng số câu 2 3 1 6 Tổng số điểm 2đ 3đ 5đ 10đ Tỉ lệ 20% 30% 50% 100%
  3. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2015- 2016 Thời gian: 90 phút Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1: a. HS chép chính xác bài thơ, không sai từ, sai chính tả 1 điểm 3 điểm (mỗi lỗi sai từ trừ 0.25 điểm) b. HS nêu đúng tên bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”, tác giả 0.5 điểm Phan Châu Trinh - Hoàn cảnh sáng tác: 1908, khi tác giả đang bị tù đày tại 0.5 điểm Côn Đảo c. Câu thơ “ Những kẻ vá trời khi lỡ bước” sử dụng phép 0.5 điểm tu từ nói quá ( khoa trương) - Tác dụng: thể hiện được chí lớn làm cách mạng, cứu 0.5 điểm nước, cứu dân qua đó còn nhấn mạnh được quan điểm về chí làm trai của nhà thơ. Câu 2: a. Từ tượng hình, tượng thanh: chầm chậm, hồng hộc, nức 0.5 điểm 2 điểm nở, sụt sùi. - Tác dụng: thể hiện được niềm sung sướng đến cực điểm, 0.5 điểm sự cuống quýt, bao nhiêu sầu khổ kìm nén không được giải tỏa bấy lâu được vỡ òa ra của bé Hồng (0.5điểm) b. HS có thể có cách diễn đạt khác song đảm bảo các ý sau: Điệu “cười dài trong tiếng khóc” của bé Hồng chứa đựng biết bao hàm ý: - Trước hết đó là tiếng cười chua xót, tủi phận khi không 0.25 điểm có một mái ấm gia đình như những đứa trẻ cùng trang lứa. - Đó là tiếng cười mỉa mai, chua chát bởi những hủ tục 0.25 điểm phong kiến bấy lâu đã vùi dập cuộc sống của mẹ, đã cướp đi cuộc sống hạnh phúc mà một người như mẹ phải được hưởng - Hơn hết đó là cái cười thể hiện nỗi đau đang được kìm 0.5 điểm nén, sự uất ức, tức tưởi đang dâng lên trong lòng bé Hồng. Câu 3: 1.Yêu cầu: 5 điểm Đề 1: *Hình thức: - Đúng thể loại văn thuyết minh - Bài rõ bố cục, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không sai chính tả, ngữ pháp, diễn đạt. *Nội dung:
  4. MB: - Giới thiệu vai trò, ý nghĩa của nón lá trong cuộc sống TB: - Giới thiệu nguồn gốc của nón - Giới thiệu đặc điểm, cấu tạo, cách làm - Giới thiệu về một vài loại - Giới thiệu về công dụng - Giới thiệu cách sử dụng và bảo quản KB: Khẳng định giá trị, vai trò của nón Đề 2: *Hình thức: đúng kiểu bài tự sự, biết kết hợp đan xen các yếu tốt miêu tả và biểu cảm một cách chân thực, sinh động. Diễn đạt mạch lạc, bố cục rõ rang *Nội dung: MB: Giới thiệu về thầy, cô giáo cũ TB: kể lại những ấn tượng của em về thầy hoặc cô giáo cũ (ngoại hình, đặc điểm, kỉ niệm sâu sắc ) KB: Tình cảm của em 2. Biểu điểm: - Điểm 5: Bài làm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết mạch lạc, lưu loát, bố cục hợp lí. - Điểm 4: Bài đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu, còn vài sai sót nhỏ nhưng không đáng kể - Điểm 3: Bài đạt ½ yêu cầu, nội dung sơ sài song vẫn đảm bảo các ý chính - Điểm 1-2: Bài sơ sài, còn thiếu ý, diễn đạt còn lủng củng - Điểm 0: không làm được gì hoặc lạc đề. ( GV căn cứ vào bài làm của học sinh để cho các mức điểm còn lại.) BGH duyệt TTCM - Giáo viên ra đề Nguyễn Thị Thanh Thủy
  5. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2015- 2016 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 16 /12/ 2015 ĐỀ 2: Câu 1: 5 điểm Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết ” (Ngữ văn 8, tập 1, NXB GD) a. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Đoạn trích được kể từ ngôi kể nào, điểm nhìn của ai? b. Chỉ ra các từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn trích và nêu tác dụng của các từ đó. c. Theo em vì sao Lão Hạc lại chọn cái chết đau đớn như vậy? d. Từ cái chết của lão Hạc, em có suy nghĩ gì về cuộc sống và số phận của người nông dân thời xưa? Câu 2: 5 điểm HS chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Em hãy giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. Đề 2: Kể lại kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô giáo cũ. Chúc các em làm bài tốt!
  6. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU, MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2015- 2016 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 16 /12/ 2015 ĐỀ 2: I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức phần Văn, Tiếng Việt, tập làm văn của học sinh từ tuần 1 đến tuần 16. 2. Kĩ năng: - Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung, cách thức kiểm tra đánh giá mới. - Kiểm tra kĩ năng trình bày bài của học sinh. 3. Thái độ: - Thái độ làm bài nghiêm túc II. MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Tổng hiểu cao Chủ đề 1. Tác giả, tác phẩm, nhân vật, 1 1 ngôi kể 1.5đ 1.5đ 2. ý nghĩa chi tiết, hình ảnh, sự 1 1 2 việc 1đ 1đ 2đ 3. Biện pháp tu từ, từ tượng hình, 1 1 tượng thanh và tác dụng 1.5đ 1.5đ 4. Viết bài văn 1 1 5đ 5đ Tổng số câu 1 2 1 1 5 Tổng số điểm 1.5đ 2.5đ 1đ 5đ 10đ Tỉ lệ 15% 25% 10% 50% 100%
  7. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2015- 2016 Thời gian: 90 phút ĐỀ 2: Câu Đáp án Biểu điểm a. – Tác phẩm “Lão Hạc” 0.5 điểm - tác giả: Nam Cao 0.5 điểm - Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn từ nhân vật ông giáo 0.5 điểm b. Các từ tượng hình, tượng thanh: vật vã, rũ rượi, xộc xệch, 0.5 điểm long sòng sọc, tru tréo Tác dụng của các từ đó: miêu tả được cái chết đau đớn, dữ dội 0.5 điểm của lão Hạc. Câu 1: Tăng sức gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng mạnh ở người đọc. 5 điểm c. Lão Hạc chọn cái chết như vậy vì: - Lão vốn là người nhân hậu, chưa bao giờ đánh lừa một ai. Lần 0.5 điểm đầu tiên trong đời lão phải lừa, lại là lừa một con chó- người bạn thân thiết của mình. - Lão lừa để cậu Vàng phải chết thì giờ đây lão cũng phải chết 0.5 điểm theo kiểu một con chó bị lừa. - Lựa chọn cái chết này là một sự tự trừng phạt mình, như 0.5 điểm thanh minh, chuộc lỗi với cậu Vàng d. HS nêu suy nghĩ của mình song cần làm rõ được: - Cuộc sống nghèo khổ, bần cùng, bế tắc nhưng họ sống lương 0.5 điểm thiện, nhân cách cao đẹp - Vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy, hi sinh vì người thân 0.5 điểm 1.Yêu cầu: Đề 1: *Hình thức: - Đúng thể loại văn thuyết minh - Bài rõ bố cục, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không sai chính tả, ngữ pháp, diễn đạt. Câu 2: *Nội dung: 5 điểm MB: - Giới thiệu vai trò, ý nghĩa của nón lá trong cuộc sống TB: - Giới thiệu nguồn gốc của nón - Giới thiệu đặc điểm, cấu tạo, cách làm - Giới thiệu về một vài loại - Giới thiệu về công dụng
  8. - Giới thiệu cách sử dụng và bảo quản KB: Khẳng định giá trị, vai trò của nón Đề 2: *Hình thức: đúng kiểu bài tự sự, biết kết hợp đan xen các yếu tốt miêu tả và biểu cảm một cách chân thực, sinh động. Diễn đạt mạch lạc, bố cục rõ rang *Nội dung: MB: Giới thiệu về thầy, cô giáo cũ TB: kể lại những ấn tượng của em về thầy hoặc cô giáo cũ (ngoại hình, đặc điểm, kỉ niệm sâu sắc ) KB: Tình cảm của em 2. Biểu điểm: - Điểm 5: Bài làm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết mạch lạc, lưu loát, bố cục hợp lí. - Điểm 4: Bài đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu, còn vài sai sót nhỏ nhưng không đáng kể - Điểm 3: Bài đạt ½ yêu cầu, nội dung sơ sài song vẫn đảm bảo các ý chính - Điểm 1-2: Bài sơ sài, còn thiếu ý, diễn đạt còn lủng củng - Điểm 0: không làm được gì hoặc lạc đề. ( GV căn cứ vào bài làm của học sinh để cho các mức điểm còn lại.) BGH duyệt TTCM - Giáo viên ra đề Nguyễn Thị Thanh Thủy