Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cự Khối

doc 4 trang thuongdo99 2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2016_2017_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN: NGỮ VĂN 8 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC 2016 – 2017 MA TRẬN ĐỀ Ngày kiểm tra: 14 tháng 12 năm 2016 I- Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn 8 học kì I: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. 2. Kĩ năng: khái quát, tổng hợp kiến thức đã học; chép thơ, cảm nhận về nghệ thuật của văn bản; đọ-hiểu văn bản và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Có ý thức làm bài tự giác, nghiêm túc. II- Ma trận: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng cao Nội dung Xác định tác giả, Số câu, ý: 1 Số câu, ý: 1 Số điểm: 0,5 Số điểm:0,5 thể loại, đề tài Xác định nội Số câu, ý: 1 Số câu, ý: 1 Số điểm:0,5 Số điểm:0,5 dung, chủ đề. Xác định biện Số câu, ý: 1 Số câu, ý: 1 Số điểm:0,5 Số điểm:0,5 pháp tu từ, câu ghép. Xác định: trợ từ, Số câu, ý: 1 Số câu, ý: 1 Số điểm: 0,5 Số điểm:0,5 thán từ Chép thơ, chỉ ra Số câu,ý: 1 Số câu, ý: 1 Số câu, ý: 1 Số câu, ý: 3 Số điểm:0,5 Số điểm: 1 Số điểm 1,5 Số điểm:3 biện pháp tu từ và nêu tác dụng của BPTT. Viết bài văn Số câu, ý: 1 Số câu, ý: 1 Số điểm: 5 Số điểm: 5 hoàn chỉnh Tổng Số câu, ý : 2 Số câu, ý: 4 Số câu :1 Số câu: 1 Số câu : 8 Số điểm: 1 Số điểm: 2,5 Số điểm: 1,5 Số điểm: 5 Số điểm 10
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 8 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC 2016 -2017 Thời gian làm bài : 90 phút Ngày kiểm tra: 14/ 12/ 2016 I. Trắc nghiệm (2điểm): Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra bài làm chữ cái đầu trước những câu trả lời đúng. Câu 1: Văn bản nào sau đây viết về đề tài người nông dân? A- Lão Hạc C- Tức nước vỡ bờ B- Tôi đi học D- Trong lòng mẹ Câu 2: Chủ đề của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là gì? A- Cảnh lao động khổ sai của người tù ở đảo Côn Lôn. B. Ý chí kiên cường bất khuất, khí phách hiên ngang của người tù cách mạng. C. Miêu tả công việc đập đá ở đảo Côn Lôn. D. Lòng son sắt, thủy chung với sự nghiệp cách mạng của nhà thơ. Câu 3: Những câu thơ sau, câu nào sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh? A- Năm nay đào lại nở. C- Bác đã đi rồi sao Bác ơi! B- Chú bé loắt choắt. D- Thôi rồi, Lượm ơi! Câu 4: Các vế của câu ghép: “Hai người giằng co nhau , đu đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau” chỉ quan hệ gì? A- nguyên nhân B- nối tiếp C- điều kiện D- đồng thời Phần II. Tự luận (8điểm) Câu 1: (3 điểm) Cho câu thơ: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng” ( Ngữ văn 8 – tập I) a. Chép ba câu thơ nối tiếp câu thơ trên để hoàn thành khổ thơ trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên. b. Chỉ ra biện pháp tu từ trong khổ thơ em vừa chép và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó (Trình bày dưới dạng đoạn văn khoảng 5 câu). Câu 2: (5điểm) Nếu em là người được chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa chú bé Hồng và người mẹ thì em sẽ kể lại đoạn truyện đó như thế nào? Hết
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2016 -2017 Phần I. Trắc nghiệm ( 2điểm ): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5điểm ( Với câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn đúng, nếu học sinh chọn thiếu hoặc thừa đáp án đúng thì không cho điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án A, C B,D C, D B Phần II. Tự luận (8điểm) Câu 1: (3điểm) a. HS chép chính xác khổ thơ, không sai chính tả. = 0,5điểm (Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm) b. - HS chỉ rõ biện pháp tu từ : = 1điểm + nhân hóa: Giấy đỏ buồn không thắm, nghiên sầu. + Câu hỏi tu từ: Người thuê viết nay đâu? ( Mỗi biện pháp tu từ = 0,5điểm) - Nêu tác dụng của biện pháp tu từ bằng một đoạn văn, đảm bảo các ý: = 1,5điểm + Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi ngậm ngùi, tiếc nuối của nhà thơ, sự tiếc nuối đọng thành nỗi buồn, thành niềm thương cảm ngậm ngùi cho số phận của 0,5điểm ông đồ. + Phép tu từ nhân hóa khiến cho giấy, mực, nghiên – những sự vật vốn vô 1điểm tri vô giác trở nên có tâm hồn, có tình cảm như con người: cũng buồn, sầu tủi bởi ông đồ ế khách. Câu 2: (5điểm) 1. Yêu cầu chung: - Xác định đúng thể loại: Tự sự + miêu tả + biểu cảm - Bố cục 3 phần rõ ràng. Diễn đạt liên kết mạch lạc, có cảm xúc. - Ngôi kể: Thứ nhất, xưng “tôi” – người chứng kiến - Lời kể phù hợp với ngôi kể.
  4. - Nội dung: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng 2. Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu nhân vật, sự việc và tình huống chứng kiến được cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ. b. Thân bài: (4 điểm) Kể diễn biến cuộc cuộc gỡ. (kết hợp miêu tả, biểu cảm) * Kể trình tự cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ: = 2,5 điểm - Trước khi Hồng gặp mẹ: Hồng luôn nghĩ đến mẹ và bảo vệ cho mẹ trước những lời lẽ cay nghiệt của bà cô - Khi Hồng gặp mẹ: + Nhìn từ xa, Hồng nhận ra mẹ + Hồng lên xe ngồi cạnh mẹ * Tâm trạng, thái độ, cử chỉ, của các nhân vật (bé Hồng, người mẹ). = 1 điểm * Suy nghĩ và cảm xúc của „tôi“ khi được chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa Hồng và mẹ. = 0,5điểm c. Kết bài: (0,5 điểm) - Kết thúc câu chuyện. - Suy nghĩ của người kể sau khi chứng kiến câu chuyện. * Lưu ý: Căn cứ vào bài làm của HS, GV cho điểm phù hợp. Điểm bài tập làm văn làm tròn đến 0,5 Ban giám hiệu duyệt Tổ (nhóm) CM Đỗ Thị Thu Hương