Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2016_2017_le_thi.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN MỤC TIÊU - MA TRẬN TỔ: XÃ HỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2016 - 2017 TIẾT (PPCT): 69-70 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Đánh giá kết quả nhận thức của học sinh về những kiến thức văn bản văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học trong học kì I. 2. Kĩ năng: - HS vận dụng được những kiến thức đã học vào quá trình làm bài. 3. Thái độ: - Rèn thái độ làm bài nghiêm túc. - Phát huy tính cẩn thận, chủ động, sáng tạo của học sinh. II. MA TRẬN ĐỀ: CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Tổng TT Nội dung số câu/ Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng điểm cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Tác giả - I.1,2 2 câu/1đ tác phẩm (1đ) 2 Nội dung - I.3,4 II.1.b 2 câu, 1 nghệ thuật (1đ) (1.5đ) ý/2.5đ 3 Nhận diện II.1.a 1 ý/0.5đ – phân tích (0.5đ) kiến thức Tiếng Việt 4 Liên hệ II.1.c 1 ý/1đ thực tế (1đ) 5 Viết bài II.2 1 câu/5đ văn (5đ) Tổng 1.5đ 2.5đ 6đ 6 câu/ 10đ
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2016 - 2017 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 1 Ngày kiểm tra: 12/12/2016 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu những phương án đúng: 1. Tác giả của văn bản “Chiếc lá cuối cùng” là? a. Xéc – van – tét. b. O Hen – ri. c. An – đéc – xen. d. Ai – ma – tốp. 2. Những truyện ngắn nào sau đây được kể bằng ngôi thứ nhất? a. Chiếc lá cuối cùng - O Hen - ri b. Lão Hạc - Nam Cao c. Tôi đi học – Thanh Tịnh d. Cô bé bán diêm – An – đéc – xen. 3. Những dòng nào sau đây nói đúng về nội dung văn bản “Thông tin về ngày Trái đất năm 2000”? a. Phản ánh tác hại của việc gia tăng dân số nhanh chóng. b. Giải thích cụ thể về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. c. Kêu gọi “Một ngày không dùng bao bì ni lông”. d. Kêu gọi hạn chế hút thuốc lá. 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản “Đập đá ở Côn Lôn” – Phan Châu Trinh? a. Bút pháp lãng mạn b. Giọng điệu hào hùng c. Phong thái ung dung, lạc quan d. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có nhiều sáng tạo, đổi mới. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). Câu 1 (3đ): a. Chỉ ra một hình ảnh nói quá trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” – Phan Châu Trinh. b. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thực của bài thơ, nêu tác dụng? c. Từ bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” – Phan Châu Trinh, hãy nêu suy nghĩ của em về ý chí, nghị lực của con người trong hoàn cảnh nguy nan, thử thách. Câu 2 (5đ): Thuyết minh về một đồ dùng học tập.
- ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT (ĐỀ SỐ 1) I. Phần trắc nghiệm. (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng và đủ đáp án được 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 b b,c b,c a,b II. Phần tự luận. (8 điểm) Câu 1: (3 điểm) a. Học sinh chỉ ra được một hình ảnh nói quá trong bài thơ (0,5 điểm) b. Đặc sắc nghệ thuật đặc sắc: đối, động từ mạnh, nói quá (0,75 điểm) - Tác dụng: + Vừa diễn tả công việc lao động khổ sai nặng nhọc của người tù, vừa thể hiện khí phách, quyết tâm sắt đá của con người làm chủ và chiến thắng hoàn cảnh (0,5 điểm) + Bộc lộ niềm kiêu hãnh, tự hào, lạc quan của người tù, người chiến sĩ cách mạng (0,25 điểm) c. Học sinh nêu được suy nghĩ về ý chí, nghị lực của con người trong khó khăn, thử thách: những gian nan, thử thách là điều tất yếu trong cuộc sống; cần có ý chí bền bỉ, vững vàng, bản lĩnh vượt lên trên gian khó để làm chủ cuộc sống của mình, không nhụt chí (1 điểm) Lưu ý: Nội dung này có thể chấp nhận nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn là thể hiện được quan điểm đúng đắn, tích cực. Câu 2. (5 điểm) 2.1. Đáp án: a. Yêu cầu chung: - Viết đúng kiểu bài văn thuyết minh. - Viết đúng nội dung đề yêu cầu. - Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc. - Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, cách viết có sự sáng tạo. b. Yêu cầu cụ thể: *. Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh: một đồ dùng học tập. *. Thân bài: - Giới thiệu về nguồn gốc - Thuyết minh chi tiết về cấu tạo, chức năng của từng bộ phận - Phân loại - Cách sử dụng và bảo quản - Ý nghĩa của đồ dùng *. Kết bài: Đánh giá khái quát, nêu suy nghĩ của bản thân. 2.2. Biểu điểm: - Mở bài và kết bài: 1 điểm. + Mở bài và kết bài đúng, đủ: 0,5 điểm. + Mở bài và kết bài đúng, đủ, có sáng tạo: 1 điểm.
- - Thân bài: 4 điểm + Điểm 4: Đáp ứng đủ yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc, có sáng tạo, bộc lộ được năng lực viết văn tốt. + Điểm 3: Đáp ứng đủ yêu cầu trên, còn mắc sai sót nhỏ. + Điểm 2: Bài làm đạt khoảng ½ yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi thông thường. + Điểm 1: Bài làm không đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém, không làm nổi bật được cảm xúc. + Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. * Duyệt đề Người ra đề Tổ/Nhóm CM Ban giám hiệu Lê Thị Hồng Đăng