Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 53, Bài 14: Dấu ngoặc kép - Năm học 2019-2020

pptx 19 trang thuongdo99 2440
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 53, Bài 14: Dấu ngoặc kép - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_53_bai_14_dau_ngoac_kep_nam_hoc.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 53, Bài 14: Dấu ngoặc kép - Năm học 2019-2020

  1. CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ DỰ GIỜ CHUYÊN ĐỀ MÔN NGỮ VĂN LỚP 8A7
  2. Chuyên đề: Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ tiếng Việt Tiết 53: DẤU NGOẶC KÉP
  3. a) Thánh Găng-đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn”. ( Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế) Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn trực tiếp câu nói của thánh Găng- đi.
  4. b) Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn! ( Thúy Lan, Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử) Dấu ngoặc kép đánh dấu từ “ dải lụa” được hiểu theo nghĩa đặc biệt ( dải lụa để chỉ cho chiếc cầu Long Biên).
  5. c) Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn còn phải vất vả mãi với người. ( Thép Mới, Cây tre Việt Nam) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu những từ ngữ hàm ý mỉa mai Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam dưới chiêu bài “khai hóa”, “văn minh”. d) Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”, ra đời. ( Ngữ văn 7, tập 2) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên gọi nhan đề của các vở kịch
  6. Công dụng của Dấu ngoặc kép Đánh dấu từ Đánh dấu ngữ được Đánh dấu tên từ ngữ, hiểu theo tác phẩm, câu, đoạn nghĩa đặc tờ báo, tập dẫn biệt hay có san, trực tiếp hàm ý được dẫn. mỉa mai
  7. Phân biệt dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép So sánh Dấu ngoặc đơn Dấu ngoặc kép Giống nhau - Đều là dấu trong câu. - Dùng để đánh dấu phần từ ngữ nào đó trong câu. Khác nhau - Hình thức: - Hình thức - Cách viết ( ) viết bao - Cách viết “ ” viết nháy gọn phần từ ngữ đầu kép ngoặc trên đầu chữ và từ ngữ cuối cần đầu tiên và chữ cuối cùng đánh dấu. phần đánh dấu. - Công dụng - Đánh dấu từ ngữ, câu, - Đánh dấu phần chú đoạn dẫn trực tiếp; thích (giải thích, thuyết - Đánh dấu từ ngữ hiểu theo minh, bổ sung thêm) nghĩa đặc biệt. - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp san, được dẫn.
  8. Bài tập 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau: a. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. ( Nam Cao, Lão Hạc) - Dấu ngoặc kép đánh dấu câu nói dẫn trực tiếp, đây là câu nói àm lão Hạc tưởng tượng cậu vàng nói với lão. b. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Dấu ngoặc kép đánh dấu từ ngữ với hàm ý mỉa mai, anh chàng được coi là “hầu cận ông lí” mà bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.
  9. Bài tập 2: Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh viết hoa trong trường hợp cần thiết) trong những đoạn trích sau và giải thích lý do. a. Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ tươi đi. b. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.
  10. Bài tập 2: Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh viết hoa trong trường hợp cần thiết) trong những đoạn trích sau và giải thích lý do. a. Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo : - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là “cá tươi”? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi. b. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê : “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.
  11. Bài tập 3: Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn trích và sửa lại cho đúng. a. Sao mãi tới giờ anh mới về ? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là : “ Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay .”. b.Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân ta có truyền thống thương yêu nhau giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy nhân dân ta có câu tục ngữ lá lành đùm lá rách.
  12. Bài tập 3: Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn trích và sửa lại cho đúng. - Lỗi thừa dấu câu : dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. - Nguyên nhân nhầm lẫn giữa trích dẫn từ ngữ trực tiếp với dẫn dắt lại từ ngữ theo ý hiểu. - Sửa lại: bỏ dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, viết thường từ anh không viết hoa. Bỏ dấu chấm sau dấu ngoặc kép. a. Sao mãi tới giờ anh mới về ? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập trong chiều nay . - Lỗi thiếu dấu câu: dấu ngoặc kép khi trích dẫn nguyên câu tục ngữ. a. Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân ta có truyền thống thương yêu nhau giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy nhân dân ta có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”.
  13. Lưu ý: -Trong văn bản in thì tên tác phẩm, tập san có thể in đậm, in nghiêng hoặc gạch chân nhưng trong văn bản viết tay cần dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu là tiện lợi và phổ biến. - Khi soạn thảo văn bản, muốn gõ dấu ngoặc kép ta nhấn đồng thời hai phím Shift và phím chứa dấu ngoặc kép. - Trong bài văn, đoạn văn, câu văn, văn bản viết tay thì tên văn bản, trích thơ, trích nguyên văn dẫn chứng thì phải dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu.
  14. Bài tập 4: Viết đoạn văn 8 câu giới thiệu về một món ăn mà em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép hợp lý.
  15. Thuyết minh về món ăn: Sườn xào chua ngọt Đoạn văn giới thiệu món ăn sườn xào chua ngọt. Trong tất cả những món ăn mà em đã từng thưởng thức em thích nhất là món sườn xào chua ngọt do chính tay mẹ em làm. Sườn là loại thực phẩm cung cấp protein giúp tái tạo năng lượng cho mọi hoạt động của chúng ta. Khi ăn món sườn xào chua ngọt, ta có thể cảm nhận rõ vị chua chua của chanh và giấm hòa quyện trong vị ngọt sánh của đường làm nên một món ăn tuyệt vời. Nhất là khi thời tiết se se lạnh, món sườn xào chua ngọt như mang cả cái đậm đà sắc ngọt sâu và cả cái ấm áp của những ngày đầu đông đánh thức vị giác sâu lắng trong mỗi chúng ta. Mẹ em thường nói: “ Món sườn xào chua ngọt này kết hợp nhiều vị cũng là những gia vị của cuộc sống đấy con ạ”. Một món ăn giản dị nhưng thật ý nghĩa phải không các bạn? ( Đoạn văn của Đinh Hoàng Hà- Lớp 8A7- Năm học 2018- 2019)
  16. Tiểu phẩm Câu chuyện về dấu câu Hải Long trong vai cậu học sinh Thùy Dương trong vai dấu hai chấm Quang Đạt trong vai dấu ngoặc kép Thanh Hải trong vai dấu ngoặc đơn Dẫn truyện: Thủy Linh
  17. DẤU CÂU DẤU KẾT THÚC CÂU DẤU TRONG CÂU - Dấu chấm - Dấu phảy - Dấu chấm phảy - Dấu chấm hỏi - Dấu gạch ngang - Dấu ngang cách, dấu ngang nối - Dấu ba chấm - Dấu ngoặc đơn - Dấu hai chấm - Dấu chấm than - Dấu ngoặc kép
  18. CỦNG CỐ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp Công dụng Đánh dấu từ ngữ được hiểu của dấu theo nghĩa đặc biệt hay có ngoặc kép hàm ý mỉa mai Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, được dẫn.
  19. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ a. Học bài cũ: - Hoàn thành bài tập vào vở bài tập. - Nắm được công dụng của dấu ngoặc kép. - Tìm văn bản có dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của chúng ở một bài SGK Ngữ văn 8 tập 1. b. Chuẩn bị ở nhà : Đề bài: “Thuyết minh về bút bi, cái mũ bảo hiểm. - Lập dàn bài chuẩn bị cho tiết kiểm tra bài tập làm văn số ba.