Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8 - Đề 4 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cự Khối
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8 - Đề 4 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_8_de_4_nam_hoc_2019_2020_t.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8 - Đề 4 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cự Khối
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN SINH HỌC 8 MÃ ĐỀ 04 NĂM HỌC 2019-2020 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 09/12/2019 A/ TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Ghi vào bài làm chữ cái đầu của đáp án đúng: Câu 1: Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi mấy lớp màng ? A. 2 lớp B. 4 lớp C. 1 lớp D. 3 lớp Câu 2: Khí quản người được tạo thành bởi bao nhiêu vòng sụn khuyết hình chữ C ? A. 15 – 20 vòng sụn B. 20 – 25 vòng sụn C. 25 – 30 vòng sụn D. 10 – 15 vòng sụn Câu 3: Ở xương dài, màng xương có chức năng gì ? A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động B. Giúp xương phát triển to về bề ngang C. Giúp xương dài ra D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng Câu 4: Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào ? A. Axit malic B. Axit lactic C. Axit axêtic D. Axit acrylic Câu 5: Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá ? A. Ion khoáng B. Vitamin C. Nước D. Gluxit Câu 6: Trong tế bào, ti thể có vai trò gì ? A. Tham gia vào hoạt động hô hấp, giúp sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào B. Thu nhận, hoàn thiện và phân phối các sản phẩm chuyển hóa vật chất đi khắp cơ thể C. Tổng hợp prôtêin D. Tham gia vào quá trình phân bào Câu 7: Trong hệ bạch huyết của người, phân hệ nhỏ thu bạch huyết ở A. nửa dưới bên phải cơ thể. B. nửa dưới bên phải và phần trên cơ thể. C. nửa trên bên phải cơ thể. D. nửa trên bên trái và phần dưới cơ thể. Câu 8: Phổi người trưởng thành có khoảng A. 500 – 600 triệu phế nang. B. 700 – 800 triệu phế nang. C. 200 – 300 triệu phế nang. D. 800 – 900 triệu phế nang. Câu 9: Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá ? A. Tuyến ruột B. Tuyến vị C. Tuyến tuỵ D. Tuyến nước bọt Câu 10: Máu được xếp vào loại mô gì ? A. Mô biểu bì B. Mô cơ C. Mô thần kinh D. Mô liên kết Câu 11: Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu ? A. Nhóm máu A B. Nhóm máu B C. Nhóm máu O D. Nhóm máu AB Câu 12: Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là A. kháng nguyên. B. kháng thể. C. prôtêin độc. D. chất kháng sinh.
- Câu 13: Cảm ứng là gì ? A. Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh. B. Là khả năng làm phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền chúng tới trung khu phân tích. C. Là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bằng cách phát sinh xung thần kinh. D. Là khả năng phân tích thông tin và trả lời các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh. Câu 14: Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào ? A. 3 phần : đầu, cổ và thân B. 3 phần : đầu, thân và các chi C. 2 phần : đầu và thân D. 3 phần : đầu, thân và chân Câu 15: Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì ? A. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày B. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gây hại. C. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl. D. Chứa một số enzim giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn Câu 16: Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài ? A. Xương hộp sọ B. Xương đốt sống C. Xương cánh chậu D. Xương đùi Câu 17: Loại xương nào dưới đây không tham gia cấu tạo nên lồng ngực ? A. Xương cột sống B. Xương sườn C. Xương ức D. Xương đòn Câu 18: Ở người bình thường, thời gian tâm thất nghỉ trong mỗi chu kì tim là bao lâu ? A. 0,5 giây B. 0,6 giây C. 0,3 giây D. 0,4 giây Câu 19: Lớp cơ của thành ruột non được cấu tạo từ mấy loại cơ ? A. 4 loại B. 3 loại C. 2 loại D. 1 loại Câu 20: Khi chúng ta thở ra thì A. thể tích lồng ngực tăng. B. thể tích lồng ngực giảm. C. cơ hoành co. D. cơ liên sườn ngoài co. B/ TỰ LUẬN (5 điểm): Câu 1(1 điểm): Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu? Câu 2(1 điểm): Nêu nguyên nhân và tác hại của chứng xơ vữa động mạch? Câu 3(2 điểm): Kể tên các hoạt động biến đổi thức ăn diễn ra ở khoang miệng? Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì? Câu 4(1 điểm): Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “ Nhai kĩ no lâu”? HẾT
- ĐÁP ÁN -BIỂU ĐIỂM MÃ ĐỀ 04 A. Trắc nghiệm : (5 điểm) : Mỗi câu đúng được 0.25 đ. 1 A 11 C 2 A 12 A 3 B 13 A 4 B 14 B 5 D 15 C 6 A 16 D 7 C 17 D 8 B 18 D 9 C 19 C 10 D 20 B B. Tự luận : (5 điểm ) Câu hỏi Đáp án Biểu điểm Câu 1 - Huyết tương: duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông 0.5 (1 điểm) dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng các chất cần thiết khác và các chất thải. - Hồng cầu vận chuyển oxi và cacbonic. 0.5 Câu 2 - Nguyên nhân : Do colesteron ngấm vào thành mạch kèm 0.5 (1 điểm) theo sự ngấm của các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, gây xơ vữa. - Tác hại : + Làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu 0.25 cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch. + Động mạch xơ vữa còn dễ bị vỡ gây ra các tai biến trầm 0.25 trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây tử vong. Câu 3 - Các hoạt động biến đổi thức ăn trong khoang miệng (2 điểm ) gồm: Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, hoạt động của enzim Amilaza trong nước bọt và tạo viên thức ăn. 1 - Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu-> đẩy viên thức ăn xuống họng vào thực quản xuống dạ dày. 1 Câu 4 Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no 1 (1 điểm) lâu” là: khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn. BGH duyệt TT/NTCM duyệt Người ra đề Nguyễn Xuân Lộc Nguyễn Ngọc Anh