Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2018_2019_truong.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ HOÁ - SINH - ĐỊA MÔN SINH HỌC 9 MÃ ĐỀ 01 Ngày 6/12/2018 (Đề thi gồm 02 trang) Năm học: 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên học sinh: Lớp: I. Phần trắc nghiệm (5 điểm): Ghi ra bài làm chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng. Câu 1: Từ 1 noãn bào bậc 1 trải qua quá trình giảm phân tạo ra được A. 1 trứng và 3 thể cực B. 2 trứng và 2 thể cực C. 1 thể cực và 3 trứng D. 1 trứng và 1 noãn bào bậc 2 Câu 2: Phép lai nào dưới đây tạo ra con lai F1 có nhiều kiểu gen nhất? A. P: Aa x Aa B. P: Aa x aa C. P: aa x aa D. P: AA x Aa Câu 3: Kết quả của quá trình nguyên phân là A. từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n) B. từ 1 tế bào mẹ (2n) cho ra 2 tế bào con (2n) C. từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 2 tế bào con (n) D. từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (2n) Câu 4: Ở người, các nhiễm sắc thể thường được kí hiệu chung là A, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở nữ được kí hiệu là XX và ở nam được kí hiệu là XY. Hợp tử được tạo thành do sự kết hợp giữa loại tinh trùng và loại trứng nào sau đây sẽ phát triển thành con gái? A. Tinh trùng 22A + X và trứng 22A + X B. Tinh trùng 22A + Y và trứng 22A + X C. Tinh trùng 22A + X và trứng 22A + XX D. Tinh trùng 22A + 0 và trứng 22A + X Câu 5: Trong chu kì tế bào, NST nhân đôi ở kì A. trung gian B. kì đầu C. kì sau D. kì cuối Câu 6: Khi Moocgan làm thí nghiệm trên ruồi giấm, ông đã phát hiện ra quy luật di truyền A. trội không hoàn toàn B. phân li C. độc lập D. liên kết Câu 7: Cho các ví dụ sau: 1. Bệnh ung thư máu ở người 2. Giống cam to, không hạt và ngọt. 3. Su hào khi được chăm sóc đúng qui trình kĩ thuật có củ to hơn so với củ su hào trồng ở luống không đúng qui trình kĩ thuật. 4. Ở người có 2n = 46. Khi quan sát một tế bào sinh dưỡng ở kì giữa của nguyên phân dưới kính hiển vi đếm được 47 NST. Trong các ví dụ trên, các ví dụ về đột biến nhiễm sắc thể là: A. 1; 2; 3 B. 1; 3; 4 C. 2; 3; 4 D. 1; 2; 4 Câu 8: Khi Menđen cho lai 2 cặp tính trạng thì F2 tạo được bao nhiêu kiểu hình? A. 2 B. 8 C. 4 D. 6 Câu 9: Cho biết ở chuột có gen A: lông nâu, gen a: lông đen, tính trạng trội át hoàn toàn tính trạng lặn. Kiểu gen biểu hiện kiểu hình lông nâu là A. Aa và aa B. AA và Aa C. AA và aa D. AA, Aa và aa Câu 10: Tên gọi đầy đủ của phân tử ARN là A. axit đêôxiribônuclêic B. axit ribônuclêic C. nuclêôtit D. axit photphoric Câu 11: Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là A. Menđen B. J.Oatxơn và F.Crick C. Moocgan D. Menđen và Moocgan Trang 1/2 - Mã đề thi 01
- Câu 12: Menđen tìm ra quy luật sự phân li độc lập dựa trên cơ sở nào? A. Các tính trạng màu sắc, hình dạng luôn xuất hiện cùng nhau B. Các tính trạng của sinh vật di truyền phụ thuộc vào nhau C. Lai 2 cặp tính trạng và tỉ lệ của từng cặp tính trạng D. Các tính trạng màu sắc chiếm tỉ lệ ¾ Câu 13: Kiểu gen dị hợp hai cặp gen là A. Aabb B. AABb C. aaBb D. AaBb Câu 14: Ở đậu Hà Lan, cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng, thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, F2 gồm A. 100% cây hoa đỏ. B. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ. C. 50% cây hoa đỏ, 50% cây hoa trắng. D. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng. Câu 15: Biến dị tổ hợp là A. sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu gen giống P. B. sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình giống P. C. sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P. D. sự tổ hợp lại các gen của P làm xuất hiện kiểu hình giống P. Câu 16: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đột biến gen không di truyền được. B. Đột biến gen luôn dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại protêin do gen đó mã hóa. C. Đột biến gen luôn có lợi cho bản thân sinh vật. D. Đột biến gen chỉ có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên. Câu 17: Đơn phân cấu tạo của prôtêin là A. axit photphoric B. nuclêic C. axit amin D. axit nuclêic Câu 18: Ở ngô, hạt vàng là tính trạng trội (B) và hạt trắng là tính trạng lặn (b). Nếu cho lai cây ngô hạt vàng (Bb) với cây ngô hạt trắng (bb) thì kết quả F1 có kiểu gen là A. 25% BB : 50% Bb : 25% bb B. 100% Bb C. 50% Bb : 50% bb D. 100% BB Câu 19: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêotit như sau: G – T – A – G – A – X – X , vậy đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch đơn trên là A. G – A – G – X – U – A – G B. G – T – G – X – T – T – G C. X – A – G – X – T – A – G D. X – A – T – X – T – G – G Câu 20: Theo nguyên tắc bổ sung thì các nuclêotit nào trong ADN sẽ liên kết với nhau theo từng cặp? A. A và T, G và X B. X và A, G và T C. A và G, T và X D. A và X, G và T II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 21 (1,5 điểm). Loài ngô có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, số crômatit, tâm động có trong 1 tế bào tại kì giữa của quá trình nguyên phân. Sử dụng dữ kiện sau để trả lời câu hỏi từ câu 22 đến câu 23 Gen B có số nuclêôtit loại T là 300, số nuclêôtit loại X là 700. Gen B bị đột biến thành gen b có số nuclêôtit loại T là 299, số nuclêôtit loại G là 700. Câu 22 (1 điểm). Xác định dạng đột biến nêu trên. Câu 23 (1 điểm). Nêu nguyên nhân dẫn đến dạng đột biến đó. Câu 24 (1,5 điểm): Vẽ sơ đồ cơ chế phát sinh thể dị bội 2n - 1. (HẾT) (Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra và nộp lại đề) Trang 2/2 - Mã đề thi 01