Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_vat_li_lop_6_nam_hoc_2018_2019_truong_t.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ 6 TỔ TOÁN - LÝ Năm học 2018 – 2019 MÃ ĐỀ 01 Ngày kiểm tra: 14/12/2018 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm 2 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm):Ghi lại vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1.Để nâng trực tiếp một bao gạo có khối lượng 5kg, người ta dùng lực nào trong các lực sau? A. F = 5NB. 5N < F < 50NC. F < 5ND. F = 50N Câu 2.Lực nào sau đây là lực đàn hồi ? A.Lực của dây cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi. B.Lực do nam châm hút đinh sắt. C.Lực hút của Trái Đất. D.Lực của gió thổi vào buồm làm thuyền chạy. Câu 3.Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá? A.Gói trà Atiso có ghi: 20 túi lọc B.Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén. C.Trên vỏ túi xà phòng bột có ghi: Khối lượng tịnh 1kg D.Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml Câu 4. Con số 250g được ghi trên hộp mứt Tết chỉ: A.số lượng mứt trong hộp.B. khối lượng của mứt trong hộp. C.sức nặng của hộp mứt.D.thể tích của hộp mứt. Câu 5.Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 397 gam và thể tích 0,314lít thì trọng lượng riêng của sữa là bao nhiêu? A.1,264 N/ m3 B.12 643 N/ m3 C.1264 N/ m3 D.0,791 N/ m3 Câu 6.Khi kéo vật có trọng lượng 20N lên theo phương thẳng đứng ta cần kéo vật với một lực như thế nào? A.Lực ít nhất bằng 200N. B. Lực ít nhất bằng 2N. C.Lực ít nhất bằng 20N. D.Lực ít nhất bằng 2000N. Câu 7.Trọng lực của một vật là: A.lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật.B.lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia. C.lực đẩy của vật tác dụng lên Trái Đất.D.lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Câu 8.Dụng cụ KHÔNG đo được thể tích của chất lỏng là: A.Cân đồng hồ B.Ca đong có ghi sẵn dung tích. C.Xi lanh có ghi sẵn dung tích.D.Bình chia độ. Câu 9.Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào KHÔNG PHẢI là đòn bẩy? A.Kéo cắt giấy.B.Búa nhổ đinh C.Dụng cụ mở nắp chai biaD.Dao tỉa hoa quả Câu 10.Một chất có khối lượng riêng 2700kg/m3 thì trọng lượng riêng của chất đó là bao nhiêu? A.2,7N/m3 B.270N/m3 C.27 000N/m3 D.2700N/m3 Câu 11.Dùng bình chia độ có ĐCNN là 1cm3 đang chứa một lượng nước có thể tích 55cm3, thả quả cầu nhôm vào bình thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 75cm 3. Vậy thể tích quả cầu là : A.20cm3 B.75cm3 C.55cm3 D.130cm3 Câu 12.Treo 1 vật nặng có trọng lượng 3N thì lò xo xoắn giãn ra 2 cm. Để lò xo giãn 5 cm thì phải treo vật có trọng lượng bao nhiêu? A.6NB.7,5NC.8N D.12,5N
- Câu 13.Người ta thường dùng mặt phẳng nghiêng để giúp làm công việc nào dưới đây được dễ dàng? A.Đưa thùng hàng lên ô tô tải.B.Chèo thuyền Mã đề 01 – Trang 1/2 C.Bấm móng tay.D.Đưa vật liệu xây dựng lên cao. Câu 14.Công thức nào dưới đây là công thức tính khối lượng riêng? A.D = P.VB.d = D.V C.d = P.V D.D = Câu 15.Một quả cân có khối lượng 200g thì trọng lượng của nó bằng bao nhiêu? A.2000NB.2NC.20ND.200N Câu 16.Nói: "sắt nặng hơn nhôm" có nghĩa là: A.trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm. B.khối lượng của sắt lớn hơn khối lượng của nhôm. C.khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm. D.khối lượng của sắt nhỏ hơn khối lượng của nhôm. Câu 17.Đơn vị trọng lượng riêng là gì? A.N. m3 B. N/ m2.C. N/ m 3 D. kg/ m3 Câu 18.Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị nào KHÔNG dùng để đo thể tích chất lỏng là: A.lít(l)B.mét khối (m 3) C.mét (m)D.đề xi mét khối (dm 3) Câu 19.Người ta đổ một lượng nước vào một bình chia độ như hình vẽ. Thể tích của nước trong bình là: A.20 mlB.24 ml C.22 mlD.23 ml Câu 20.Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng của cùng một vật? A.D = m/V B.d = 10.D C.d = P.V D.P = 10.m II. TỰ LUẬN (5 điểm) Bài 1 (2 điểm). Kéo đầu A của lò xo bằng một lực theo phương ngang, chiều từ trái sang phải (mũi tên hình bên) thì thấy lò xo dãn ra. Khi lực kéo đạt cường độ 15N thì lò xo dừng lại tại vị trí đang dãn và đứng yên. a.(1,5 điểm)Đầu A của lò xo chịu tác dụng của những lực nào? Các lực đó có cân bằng không? Tại sao? b.(0,5 điểm)Nêu rõ phương, chiều, cường độ của các lực tác dụng vào đầu A của lò xo trong câu a? Bài 2 (1,5 điểm). Cho các đồ dùng sau: bình chia độ, cân, bình tràn, lực kế, thước thẳng, viên sỏi, nước đủ dùng. Hãy lựa chọn đồ dùng cần thiết trong số các đồ dùng đã cho trên và thiết kế phương án tối ưu nhất để đo được khối lượng riêng của viên sỏi? Bài 3 (1,5 điểm). Một quả cầu nhôm có khối lượng là 0,54kg. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3. a.(1 điểm) Hãy tính thể tích của quả cầu nhôm đó? b.(0,5 điểm)Người ta khoét một lỗ có thể tích 12cm3 phía trong quả cầu nhôm trên. Hỏi khối lượng của quả cầu nhôm sau khi bị khoét còn lại là bao nhiêu? HẾT