Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

docx 3 trang thuongdo99 2720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_vat_li_lop_8_de_1_nam_hoc_2018_2019_tru.docx
  • docxma tran lop 8.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN VẬT LÝ 8 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC: 2018 - 2019 Mã đề: 01 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 5 /12/ 2018. I. Trắc nghiệm (5 điểm): Ghi ra bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng: Câu 1: Chuyển động cơ học là: A. sự thay đổi vị trí so với vật mốc. B. sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc theo thời gian. C. không thay đổi vị trí so với vật mốc theo thời gian. D. sự thay đổi vị trí. Câu 2: Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa S, v, t sau đây công thức nào đúng? 푣 푣 푠 푡 A.s= 푡 B.t=푠 C.t= 푣 D.s= 푣 Câu 3: Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì? A. Tốc độ nhanh hay chậm của chuyển động B. Vật chuyển động nhanh dần lên. C. Vật chuyển động chậm dần D. Lực tác động vào vật mạnh hay yếu. Câu 4: Đơn vị của vận tốc là: A. m/s B. s/m C. t/s D. s/h Câu 5: Hai lực cân bằng là hai lực: A. mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều, tác dụng vào cùng một vật. B. mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật. C. cùng phương, mạnh như nhau. D. ngược hướng, ngược phương. Câu 6: Lực ma sát trượt xuất hiện khi: A. một vật lăn trên bề mặt vật khác. B. một vật trượt trên bề mặt vật khác. C. một vật không lăn, không trượt trên bề mặt vật khác. D. có lực giữ cho vật không trượt trên bề mặt vật khác. Câu 7. Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chạy bỗng thấy mình bị bổ nhào về phía trước? A. Vì xe đột ngột tăng vận tốc B. Vì xe đột ngột rẽ sang phải C. Vì xe đột ngột giảm vận tốc D. Vì xe đột ngột rẽ sang trái Câu 8: Khi có hai lực cân bằng tác dụng vào vật đang chuyển động thì vật đó sẽ: A. đứng yên. B. chuyển động không đều. C. chuyển động thẳng đều. D. chuyển động đổi hướng so với ban đầu. Câu 9: Lực là một đại lượng vecto vì lực có: A. độ lớn. B. độ lớn và phương. C. phương và chiều.D. độ lớn, phương và chiều. Câu 10: Trong những trường hợp nào sau đây, trường hợp nào là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hoặc dãn. B. Lực ép của vật lên mặt bàn. C. Lực ép tác dụng lên vật khi vật rơi tự do.D. Lực xuất hiện làm mòn đế giày. Câu 11: Áp lực là: A. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. B. lực ép có phương song song với mặt bị ép. C. lực ép không vuông góc với mặt bị ép. D. không phải là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Câu 12: Đơn vị của áp suất là: A. N/m2 B. N/m3 C. m/s D. kg/m3 Câu 13: Càng lên cao thì áp suất khí quyển: A. càng giảm. B. càng tăng. C. không thay đổi. D. có thể lúc tăng lúc giảm.
  2. Câu 14: Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào không đúng? A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép. C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép. Câu 15: Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và chất làm vật. B. Trọng lượng riêng của chất làm vật và thể tích của vật. C. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng. D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 16: Khi vật lơ lửng trong chất lỏng thì: A. FA = P B. FA FA D. FA> P Câu 17: Trong một bể nước cao 2m, biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. Áp suất tại đáy bể nước là: A. 200 Pa B. 2000 PaC. 20 000Pa D. 10 000Pa Câu 18: Một người nặng 600N, có diện tích tiếp xúc của 2 bàn chân với mặt đất là 600 cm2. Áp suất của người đó tác dụng lên mặt đường là: A.100 PaB. 10 000 Pa C. 100 000 Pa D. 1 000 000 Pa Câu 19:Hai miếng đồng 1 và 2 có khối lượng m1 = 2m2 được nhúng chìm trong nước ở cùng một độ sâu. Gọi F1 là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng đồng 1, F2 là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng đồng 2. Biểu thức nào dưới đây đúng? A. F2 = 2F1 B. F 1 = 2F2 C. F1 = F2 D. F1 = 4F2 Câu 20: Một bình chứa nước hình trụ có diện tích đáy là 50cm2; chứa 1 lít nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Áp suất nước tác dụng lên đáy bình là: A. 50 PaB. 2000 Pa C. 5 000Pa D. 20 000Pa II. Tự luận ( 5 điểm) Câu 1( 2 điểm): Một vận động viên thực hiện cuộc đua vượt đèo như sau: quãng đường lên đèo 45km trong 2 giờ 30 phút. Quãng đường xuống đèo 30km đi trong 30 phút. Tính vận tốc trung bình của vận động viên đó trên cả hai quãng đường. Câu 2 ( 3 điểm): Treo một vật vào lực kế, trong không khí lực kế chỉ 40,5N. Vẫn treo vật bằng lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 25,5N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 a) Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi vật nhúng chìm hoàn toàn trong nước? b) Tính thể tích của vật? c) Tìm trọng lượng riêng của chất làm vật?
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- MÔN VẬT LÝ 8 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC: 2018 - 2019 Mã đề : 01 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 5 /12/ 2018. I.TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B C A A B B C C D D A A A B D A C B B B II. TỰ LUẬN Câu 1 Tóm tắt: 0,5 điểm ( 2 điểm) s1 =45km t1= 2 giờ 30 phút. s2= 30km t2= 30 phút. Vtb =? Đổi đơn vị 0,5 điểm - 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ - 30 phút = 0,5 giờ Vận tốc trung bình trên cả hai đoạn đường là: 1 điểm Vtb = (S1 + S2 ): ( t1 +t2 ) = (45 + 30): ( 2,5+ 0,5) = 25km/h Câu 2 Tóm tắt: 0,5 điểm ( 3 điểm) P = 40,5N F = 25,5N 3 dn = 10000 N/m a) FA = ? (N) b) V = ? (m3) 3 c) dV = ? (N/m ) a) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật: 1 điểm FA = P – F = 40,5 – 25,5 = 15N b) Thể tích của vật: 1 điểm F 15 F d.V V A 0,0015m3 A d 10000 c) Trọng lượng riêng của chất làm vật: 0,5 điểm P 40,5 d 27000N / m3 V V 0,0015 BGH duyệt TT/ NTCM duyệt Người ra đề Nguyễn Xuân Lộc Nguyễn Thu Hương