Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cự Khối

docx 6 trang thuongdo99 3300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_vat_li_lop_8_nam_hoc_2019_2020_truong_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN: VẬT LÝ 8 NĂM HỌC 2019 – 2020 Thời gian: 45 phút Mã đề 01 Ngày thi: 06/12/2019 (Đề thi gồm 02 trang) Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm) Hãy ghi vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Một xe máy chở hai người chuyển động trên đường. Trong các câu mô tả sau câu nào đúng? A. Hai người đứng yên so với cây bên đường B. Người cầm lái chuyển động so với chiếc xe C. Hai người chuyển động so với mặt đường D. Người ngồi sau chuyển động so với người lái Câu 2. Hai lực cân bằng là hai lực: A. cùng phương, cùng chiều B. cùng phương, ngược chiều C. cùng tác dụng vào vật, cùng phương, ngược chiều, độ lớn bằng nhau D. cùng phương, cùng chiều, độ lớn bằng nhau Câu 3. Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có: A. ma sát B. quán tính C. trọng lực D. đàn hồi Câu 4. Chuyển động cơ học là: A. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác B. sự thay đổi khoảng cách của vật so với khác C. sự thay đổi phương, chiều của vật D. sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác Câu 5. Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính? A. Thác nước đổ từ trên cao xuống B. Xe máy chạy trên đường C. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe D. Viên phấn rơi từ trên cao xuống Câu 6. Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì phanh gấp. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? A. Hành khách ngã về phía trước B. Hành khách ngã về phía sau C. Hành khách nghiêng sang trái D. Hành khách nghiêng sang phải Câu 7. Hùng đạp xe lên dốc dài 90m với vận tốc 1,8m/s, sau đó xuống dốc dài 150m hết 30s. Vận tốc trung bình của Hùng trên cả đoạn đường dốc là: A. 50 m/s B. 8 m/s C. 4,67 m/s D. 3 m/s Câu 8. Một người đi xe máy trên đoạn đường A đến B qua C. Biết trên đoạn đường AB người đó đi với vận tốc 16km/h, trong thời gian 15 phút; trên đoạn đường BC người đó đi với vận tốc 24km/h, trong thời gian 25 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường là: A. 20 km/h B. 22 km/h C. 21 km/h D. 18 km/h Câu 9. Hình nào sau đây biểu diễn đúng lực kéo F tác dụng lên vật theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F=20N? (Theo thứ tự từ trái sang phải lần lượt Hình 1, Hình 2, Hình 3, Hình 4). 10N 20 N 10 N 1N A. Hình 4 B. Hình 3. C. Hình 2. D. Hình 1. Câu 10. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: A. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác B. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác C. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác D. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động Câu 11. Một quả cầu được treo trên sợi dây đứng yên. Hỏi lúc đó quả cầu có chịu tác dụng của lực nào không? Tại sao quả cầu đứng yên? A. Quả cầu không chịu tác dụng của lực nào nên quả cầu đứng yên B. Quả cầu chịu tác dụng của lực giữ sợi dây nên quả cầu đứng yên
  2. C. Quả cầu chịu tác dụng của lực giữ của sợi dây và trọng lực, đây là hai lực cân bằng nên quả cầu đứng yên D. Quả cầu chịu tác dụng của trọng lực nên quả cầu đứng yên Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng? A. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình B. Chất lỏng gây áp suất lên cả đáy bình, thành bình và các vật ở trong chất lỏng C. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên các vật nhúng trong nó D. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình và thành bình Câu 13. Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc trung bình của học sinh đó là: A. 8 m/s B. 50 km/h C. 40 m/s D. 4,88 m/s Câu 14. Một xe đạp đi từ A đến B, nửa quãng đường đầu xe đi với vận tốc 20 km/h, nửa còn lại đi với vận tốc 30km/h. Hỏi vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường? A. 10 km/h B. 50 km/h C. 25 km/h D. 24 km/h Câu 15. Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố nào? A. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn B. Phương, chiều C. Điểm đặt, phương, độ lớn D. Điểm đặt, phương, chiều Câu 16. Càng lên cao, áp suất khí quyển: A. càng tăng B. càng giảm C. không đổi D. có thể tăng hoặc giảm Câu 17. Một vật nằm yên trên mặt bàn, dùng tay đẩy vật chuyển động. Sau đó vật chuyển động chậm dần vì: A. lực đẩy của tay B. trọng lực C. quán tính D. lực ma sát Câu 18. Công thức tính áp suất chất lỏng là: A. p = d.h B. p = F.h C. p = d.V D. p = F.S Câu 19. Câu 12: Bốn bình 1,2,3,4 cùng đựng nước như hình vẽ. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất? A. Bình 1. B. Bình 2. C. Bình 3. D. Bình 4. (1) (2) (3) (4) H×n H×n H×n Câu 20. 72 km/h = m/sh 1 h 1 h 1 A. 15 m/s B. 30 m/s C. 10 m/s D. 20 m/s II. Tự luận (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) Tại sao ô tô đi vào bùn lầy, có khi bánh xe quay tít mà xe không tiến lên được? Trong trường hợp này ma sát có lợi hay có hại? Câu 2: (2 điểm) Một ống nhỏ hình trụ cao 1m đựng đầy dầu a. Tính áp suất của dầu lên đáy ống b. Tính áp suất của dầu lên 1 điểm cách đáy ống 20 cm. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000 N/m3 Câu 3: (2 điểm) Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở ngoài không khí, lực kế chỉ 2,4 N. Khi nhúng vật chìm trong nước, lực kế chỉ 1,2N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. a, Tính lực đẩy Ác - si – mét của nước tác dụng lên vật và tính thể tích của vật. b, Tính trọng lượng riêng của vật. ___Hết___
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN : VẬT LÝ 8 NĂM HỌC 2019 -2020 Thời gian: 45 phút Ngày thi: 06/12/2019 Mã đề 01 I. Trắc nghiệm : 5 điểm (mỗi câu trả lời đúng 0.25 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 C C B D C A D C A B Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 C B A D A B D A B D II. Phần tự luận: (5 điểm) STT Câu Đáp án Biểu điểm 1 Câu 1 Ô tô đi trên đường mềm có bùn, khi đó lực ma sát lên lốp ô tô quá nhỏ nên 1 điểm bánh xe ô tô bị quay trượt trên mặt đường. Ma sát trong trường hợp này có lợi 2 Câu 2 Tóm tắt 0,25 điểm Giải 1 điểm a, Áp suất của dầu ở đáy ống là: 2 p1 = d.h1 = 8000.1 = 8000N/m 0,75 điểm b, Áp suất của dầu lên điểm cách đáy ống 20cm: 2 p2 = d.h2 = 8000.(1- 0.2) = 6400N/m 3 Câu 3 Tóm tắt 0,25 điểm Giải: a, Lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật: 0,25 điểm FA = 2,4 – 1,2 = 1,2N Thể tích của vật: 3 V=FA/dnước =1,2/10000 = 0.00012 m 0,5 điểm b,Trọng lượng riêng của vật 3 dvật = P/V = 2,4 : 0,00012 = 20000N/m 1 điểm BGH duyệt TTCM/NTC duyệt Người soạn Đỗ Thị Thu Hương Nguyễn Xuân Lộc Đặng Thị Thu Hương
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI VẬT LÝ 8 Năm học 2019 – 2020 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Kiểm tra và đánh giá các kiến thức của HS về: chuyển động cơ học, vận tốc, chuyển động đều – chuyển động không đều, biểu diễn lực, sự cân bằng lực, lực ma sát, áp suất và lực đẩy Ác – si – mét. 2.Kỹ năng - Vận dụng các kiến thức trên để giải bài tập. - Giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan. 3. Thái độ - Trung thực, nghiêm túc trong làm bài. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế. 4. Phát triển năng lực: - Giải quyết vấn đề, tính toán, làm việc cá nhân, tư duy lô gic. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1/ Chuyển động cơ học, vận tốc , 6 2 chuyển động 0,5 8 1,5 không đều, 2 chuyển động đều 2/ Biểu diễn lực, 9 sự cân bằng lực, 6 2 1 quán tính, lực 1,5 0,5 1 ma sát 3 3/ Áp suất 4 1 5 1 2 3 4/ Lực đẩy 1a 1b 2 Ác – si – mét 1 1 2 Tổng 16 5 2 1 24 4 3 2 1 10
  5. TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2019 – 2020 MÔN: VẬT LÍ KHỐI 8 I/ LÝ THUYẾT: Câu 1. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? Cho ví dụ. Câu 2. Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì? Nêu công thức tính vận tốc. Giải thích các đại lượng kèm theo đơn vị? Câu 3. Thế nào là chuyển động đều? Thế nào là chuyển động không đều? Cho ví dụ? Câu 4. Nêu cách biểu diễn một vectơ lực? Câu 5. Quán tính là gì? Cho ví dụ? Câu 6. Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Cho ví dụ. Câu 7. Áp lực là gì? Viết công thức tính áp suất và giải thích các đại lượng kèm theo đơn vị? Câu 8. Chất lỏng có thể gây ra áp suất theo phương nào? Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Nêu tên đại lượng và đơn vị kèm theo. Câu 9. Tại sao Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển. Đặc điểm của áp suất khí quyển? Câu 10. Nêu đặc điểm của mặt thoáng chất lỏng trong bình thông nhau? Câu 11. Lực đẩy Ác – si – mét phụ thuộc những yếu tố nào? Viết công thức tính độ lớn lực đẩy Ác – si – mét? Nêu tên đại lượng và đơn vị kèm theo. Câu 12. Nêu điều kiện vật nổi lên, chìm xuống và lơ lửng? II/ BÀI TẬP: Dạng 1: Giải thích hiện tượng thực tế Câu 1. Tại sao khi kéo pít tông của ống tiêm lên thì nước lại chui vào xi lanh? Câu 2. Tại sao ô tô đi vào bùn lầy bánh xe quay tít mà xe không tiến lên được? Câu 3. Tại sao các nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc bộ áo giáp? Câu 4. Tại sao khi rút bớt không khí ra khỏi vỏ hộp sữa thì vỏ hộp lại bị xẹp vào? Câu 5. Tại sao khi bơm không khí vào quả bóng bay, quả bóng lại căng phồng lên? Dạng 2: Bài tập về vận tốc trung bình của vật chuyển động không đều Câu 1. Một vận động viên vượt đèo: Đoạn leo đèo dài 60km mất 2 giờ 30 phút. Đoạn xuống đèo dài 45km với vận tốc 60km/h. Hãy tính vận tốc trung bình của vận động viên đó theo km/h và m/s. Câu 2. Một người chuyển động trên một quãng đường theo 3 giai đoạn sau : Giai đoạn 1: Chuyển động thẳng đều với vận tốc 30km/h trong 3km đầu tiên. Giai đoạn 2: Chuyển động biến đổi đều trong 30 phút với vận tốc trung bình 20km/h. Giai đoạn 3: Chuyển động đều trên quãng đường 10km trong thời gian 30 phút. Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường trên ? Dạng 3: Bài tập về áp suất chất rắn, áp suất chất lỏng Câu 1. Cho một thùng chứa nước cao 2m đựng đầy nước, biết trọng lượng riêng của nước 3 dnc = 10000 N/m . Hãy tính áp suất của nước tại: a. Điểm A nằm ở đáy thùng. b. Điểm B và C nằm cách đáy thùng 1m và 1,5m. Câu 2. Một ô tô có khối lượng 1800kg đang đứng yên trên mặt đường nằm ngang. Tổng diện tích tiếp xúc là 0,006 m2. Tính áp suất do ô tô tác dụng lên mặt đường. Câu 3. Một vật đặt trên mặt sàn. Diện tích tiếp xúc là 0,05 m2 gây nên một áp suất 10000Pa. a. Tính áp lực của vật lên sàn. b. Tính khối lượng của vật.
  6. Dạng 4: Bài tập về lực đẩy Ác – si – mét Câu 1: Một vật A treo vào lực kế trong không khí thì lực kế chỉ 25N. Vẫn treo vật trong lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì thấy lực kế chỉ 15N. a. Giải thích tại sao có sự chênh lệch trên? b. Tính lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật? c. Tính thể tích của vật và khối lượng riêng của vật đó. Biết trọng lượng riêng của nước 10000 N/m3 Câu 2.Treo một vật nhỏ vào một lực kế và đặt chúng ngoài không khí thì thấy lực kế chỉ 11N. Vẫn treo vật vào lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì thấy lực kế chỉ 6N. a. Tính lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật? b. Tính thể tích của vật, khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất làm vật. Biết trọng lượng riêng của nước 10000 N/m3 Câu 3: Thả hòn đá vào bình tràn thì thấy lượng nước tràn ra có thể tích là 115cm3. Tính độ lớn lực đẩy 3 Acsimet tác dụng lên vật? Cho d nước = 10000N/m . Câu 4: So sánh lực đẩy Ác si mét tác dụng lên một thỏi nhôm và một thỏi sắt có cùng thể tích khi nhúng chìm chúng: a. Trong nước 3 b. Khi thỏi nhôm nhúng trong nước, thỏi thép nhúng trong dầu? Cho d nước = 10000N/m , 3 d dầu = 8000N/m Câu 5: Lực kế chỉ 50N khi vật treo ngoài không khí, khi nhúng chìm vật vào nước thì lực kế chỉ là 10N. 3 a. Tính độ lớn lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật? Cho d nước = 10000N/m . b. Tính thể tích và khối lượng của vật? BGH duyệt TTCM/NTCM duyệt Người lập Đỗ Thị Thu Hương Nguyễn Xuân Lộc Đặng Thị Thu Hương