Đề kiểm tra học kì II Địa lí Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối

doc 4 trang thuongdo99 4560
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Địa lí Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_dia_li_lop_6_nam_hoc_2017_2018_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Địa lí Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6 Năm học 2017 – 2018 I. Mục tiêu: HS được kiểm tra về: 1. Kiến thức - Các thành phần tự nhiên của Trái Đất (lớp vỏ khí, thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí, khí áp và gió, sông hồ, biển và đại dương) 2. Kĩ năng: - Rèn luyện các kĩ năng phân tích, giải thích các hiện tượng địa lí, và áp dụng làm bài tập 3. Thái dộ - Học sinh có thái độ nghiêm túc, trung thực khi làm bài kiểm tra II. Ma trận đề: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận Vận dụng Tổng TN TL TN TL dụng bậc cao Lớp vỏ khí 1 1 3,0 3,0 Thời tiết, khí hậu và 2 1 3 nhiệt độ không khí 1,0 1,0 2,0 Khí áp và gió 2 2 1,0 1,0 Các đới khí hậu trên 1 1 Trái Đất \ 3,0 3,0 Sông và hồ 1 1 0,5 0,5 Biển và đại dương 1 1 0,5 0,5 6 1 1 1 9 Tổng 3,0 3,0 3,0 1,0 10,0
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN ĐỊA LÍ 6 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI Năm học 2017 – 2018 Thời gian: 45 phút - Ngày: 24/4/2018 I: Trắc nghiệm:(3đ) Ghi vào bài kiểm tra những chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Các đai áp thấp nằm ở những vĩ độ nào trên Trái Đất? a. Vĩ tuyến 23o 27’B b. Vĩ tuyến 66o 33’B c. Vĩ tuyến 0o d. Vĩ tuyến 66o 33’N Câu 2: Độ muối trung bình của các biển và đại dương là bao nhiêu %? a. 10% b 50% c. 35% d. 25% Câu 3: Tính nhiệt độ ở đỉnh núi A cao 4800m, biết nhiệt độ dưới chân núi 0m là 30˚C,? a 1,2˚C b. 2,2˚C c. 8˚C d. 12˚C Câu 4: Ở Hà Nội người ta đo được nhiệt độ lúc 5 giờ là 24˚C, lúc 13 giờ là 32˚C, lúc 21 giờ là 28˚C. Hỏi nhiệt độ trumg bình ngày hôm đó ở Hà Nội là bao nhiêu độ ? a. 18˚C b. 25˚C c. 28˚C d. 30˚C Câu 5: Gió thổi từ áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo là gió gì? a. Gió Tín phong b. Gió Mậu dịch c. Gió Đông cực d. Gió Tây ôn đới Câu 6: Chi lưu của sông là gì? a. Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó trong một giây đồng hồ (m3/s) b. Phần diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông c. Nơi các sông đổ nước vào một con sông chính d. Nơi các sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính II. Tự luận: (7đ) Câu 1: (3đ) : Lớp vỏ khí gồm mấy tầng ? Nêu vị trí, đặc điểm và ảnh hưởng của tầng đối lưu tới sự sống trên Trái Đất. Câu 2: (3đ) : Cho biểu đồ: nhiệt độ, lượng mưa của địa điểm A, em hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Tháng có nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, biên độ nhiệt b. Những tháng mưa nhiều, những tháng mưa ít c. Địa điểm A nằm trong đới khí hậu nào? Câu 3: (1đ): Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền. - Hết –
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM - MÔN ĐỊA LI 6 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI Năm học 2017 – 2018: I.Trắc nghiệm: (3 điểm) Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm (Nếu HS chọn thừa hoặc thiếu thì không cho điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án b,c,d c a c a,b d II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (3đ) * Lớp vỏ khí gồm 3 tầng: (0,5đ) - Tầng đối lưu - Tầng bình lưu - Tầng cao của khí quyển * Tầng đối lưu: - Vị trí: là tầng tiếp giáp với bề mặt Trái Đất, có bề dày từ 0 → 16 km. (0,5đ) - Đặc điểm: (1,0đ) + Tập trung 90% không khí + ¾ lượng hơi nước trong khí quyển + Nhiệt độ giảm dần theo độ cao (TB 0,6˚C/100m, đỉnh tầng đối lưu = - 80˚C). + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. - Ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến cuộc sống trên Trái Đất: (1,0đ) + Nơi hoạt động của các hiện tượng mây, mưa, sấm, chớp. + Điều hòa nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất. Câu 2: (3đ) a. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất là 30˚C (0,5đ) - Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất là 17˚C (0,5đ) - Biên độ nhiệt là 13˚C (0,5đ) b. Những tháng mưa nhiều là T5, 6, 7, 8, 9, 10 (0,5đ) - Những tháng mưa ít là T11, 12, 1, 2, 3, 4 (0,5đ) c. Địa điểm A nằm trong đới khí hậu nhiệt đới (0,5đ) Câu 3: (1,0đ) Vì: do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước: các loại đất, đá mau nóng nhưng cũng mau nguội, còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơi. Vì vậy, về mùa hạ những miền gần biển sẽ mát hơn còn về mùa đông thì ấm hơn trong đất liền và ngược lại - Hết – Ban giám hiệu TT/NT chuyên môn duyệt Người ra đề Nguyễn Xuân Lộc Đoàn Thị Hoa
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN ĐỊA LÍ 6 Câu 1: Khí quyển là gì, cấu trúc của khí quyển bao gồm những tầng nào, em hãy cho biết vị trí, đặc điểm và ảnh hưởng của mỗi tầng tới sự sống trên Trái Đất. Câu 2 : Các đai áp cao và áp thấp nằm ở những vĩ độ nào trên Trái Đất? Câu 3: Cách đo nhiệt độ trung bình ngày và áp dụng làm bài tập: Ở Đắk Lăk người ta đo được nhiệt độ lúc 5 giờ là 19˚C, lúc 13 giờ là 26˚C, lúc 21 giờ là 21˚C. Hỏi nhiệt độ trunmg bình ngày hôm đó ở Đắk Lăk là bao nhiêu độ. Em hãy nêu ra cách tính ? Câu 4: Nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất có sự thay đổi như thế nào ? Câu 5: Gió là gì. Em hãy cho biết phạm vi hoạt động của một số loại gió chính thổi quanh năm trên Trái Đất ? Câu 6: Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông, phụ lưu, chi lưu, lưu lượng, thủy chế của sông ? Câu 7: Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là bao nhiêu %, Độ muối cao hay thấp phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 8: Tính nhiệt độ không khí trên đỉnh núi A ở độ cao 3100m. Biết nhiệt độ dưới chân núi 0m là 20˚C. Câu 9: Phân tích biểu đồ: nhiệt độ, lượng mưa H55, H56, H57 SGK trang 65, 66 a. Tháng có nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, biên độ nhiệt b. Những tháng mưa nhiều, những tháng mưa ít c. Các địa điểm đó nằm trong đới khí hậu nào trên Trái Đất? Câu 10: Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền. -Hết- Ban giám hiệu TT/NT chuyên môn duyệt Người ra đề Nguyễn Xuân Lộc Đoàn Thị Hoa