Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

doc 3 trang Đăng Bình 08/12/2023 15371
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017_2018_so.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - Năm học 2017 - 2018 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1. (1.0 điểm) Tìm thành phần biệt lập và gọi tên thành phần biệt lập đó trong những câu sau: a) Trời ơi, chỉ còn có năm phút! (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) b) Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? (Kim Lân, Làng) Câu 2. (1.0 điểm) Tìm từ ngữ thực hiện phép liên kết và gọi tên phép liên kết đó trong câu sau: Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. (Nam Cao, Chí Phèo) Câu 3. (2.0 điểm) Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho (Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, Tập hai) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về “mấu chốt của thành đạt”. Câu 4. (6.0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn người đồng mình trong đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục (Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, Tập hai) - Hết -
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2017 - 2018 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 I. Hướng dẫn chung Câu 1. (1,0 điểm) - Dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức tiếng Việt. - Học sinh trình bày theo yêu cầu đề. Câu 2. (1,0 điểm) - Dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức tiếng Việt. - Học sinh trình bày theo yêu cầu đề. Câu 3. (2,0 điểm) - Vận dụng các kĩ năng làm văn nghị luận xã hội. - Bố cục bài làm theo hình thức đoạn văn ngắn. - Diễn đạt mạch lạc không mắc lỗi câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả - Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Câu 4. (6,0 điểm) - Vận dụng các kĩ năng làm văn nghị luận về một đoạn thơ. - Bố cục bài làm theo hình thức bài văn. - Diễn đạt mạch lạc không mắc lỗi câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả. - Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. II. Hướng dẫn chấm chi tiết ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Nội dung Điểm a) Trời ơi: thành phần cảm thán 0.5 1 b) Này: thành phần gọi - đáp 0.5 2 Yếu đuối – mạnh; hiền lành – ác: phép liên kết trái nghĩa 1.0 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về “mấu chốt của thành đạt”. Bài làm có hình thức của một đoạn văn hoàn chỉnh. Diễn đạt 0.25 mạch lạc, hành văn gãy gọn, không mắc lỗi chính tả. 3 Xác định đúng vấn đề nghị luận: Mấu chốt của thành đạt là ở 0.25 đâu? Học sinh có thể trình bày nhiều ý kiến, suy nghĩ khác nhau miễn 1.5 sao lí giải hợp lí: Vì sao đó là mấu chốt của thành đạt? Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn người đồng mình trong đoạn thơ Bài làm có hình thức của một bài văn hoàn chỉnh, có đầy đủ bố 0.5 cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
  3. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn người đồng 0.5 mình trong đoạn thơ Nói với con của Y Phương. 3 Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. 0.5 Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người đồng mình trong đoạn thơ: 3.0 - Người đồng mình trong đoạn thơ sống trong hoàn cảnh vất vả, cực nhọc nhưng mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ, gắn bó với quê hương (Cao đo nỗi buồn /Xa nuôi chí lớn/ Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói/ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc). - Người đồng mình mộc mạc, bình dị nhưng giàu chí khí, niềm tin. Bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại, bằng tinh thần tự lực tự cường, họ đã dựng xây quê hương với truyền thống và phong tục, tập quán tốt đẹp (Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con/ Người đồng mình tự đục đá kê co quê hương/Còn quê hương thì làm phong tục). Đánh giá chung: 1.0 - Với giọng điệu thiết tha, trìu mến (thể hiện lời gọi mang ngữ điệu cảm thán Người đồng mình thương lắm con ơi), hình ảnh thơ mộc mạc, giàu sức gợi cảm, cụ thể mà có tính khái quát, Y Phương thể hiện thành công vẻ đẹp tâm hồn người đồng mình. - Thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương và tự hào về dân tộc mình của tác giả. Bài làm có sáng tạo trong cách thức trình bày hoặc có cách nhìn 0.5 mới mẻ, thuyết phục về nội dung tư tưởng. Lưu ý chung: Trên đây chỉ là những ý cơ bản học sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể, các đơn vị có thể thảo luận để thống nhất đáp án, giáo viên cần chú ý kĩ năng làm bài và sự sáng tạo của học sinh, tránh việc đếm ý cho điểm.