Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên

docx 3 trang thuongdo99 1780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_ngu_van_8_nam_hoc_2016_2017_truong_thc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN 8 TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2016 - 2017 TIẾT: 98 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ SỐ 4 Ngày kiểm tra: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách ghi ra giấy chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: 1. Xuất xứ của văn bản “Quê hương” là: A. Trong tập “Nghẹn ngào” của Tế Hanh. B. Trong tập “Từ ấy” của Tố Hữu. C. Trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh. D. Trong tập “Từ ấy” của Tế Hanh. 2. Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn phản ánh: A. Lòng yêu thiên nhiên của tác giả. B. Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. C. Tinh thần nhân đạo của nhân dân ta. D. Tinh thần cầu hoà của quân và dân ta. 3. Trong các cặp câu dưới đây, cặp câu nào thuộc kiểu câu văn biền ngẫu? A. Ông đồ vẫn ngồi đấy B. Sông núi nước Nam vua Nam ở Qua đường không ai hay. Rành rành định phận tại sách trời C. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới D. Núi sông bờ cõi đã chia Nước bao vây cách biển nửa ngày sông Phong tục Bắc Nam cũng khác 4. Văn bản “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự. B. Thuyết minh. C. Biểu cảm D. Nghị luận. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (3 điểm): a. Cho câu thơ: “Khi con tu hú gọi bầy”. Chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo. b. Nêu tên tác phẩm, tác giả và hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ. c. Chỉ ra và nêu tác dụng của các tín hiệu nghệ thuật có trong đoạn thơ vừa chép. Câu 2 (5 điểm): Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 8 – 10 câu nêu cảm nhận của em về cuộc sống và vẻ đẹp của Bác qua bài “Ngắm trăng”.
  2. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT I. Phần trắc nghiệm. Câu 1 (2 điểm) 1. A 3. D 2. B 4. D Mỗi đáp án đúng, đủ được 0,5 điểm II. Phần tự luận. Câu 1 (3 điểm): a. Chép chính xác đoạn thơ (1 điểm) Lưu ý: mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm; không trừ quá tổng số điểm toàn phần. b. Xuất xứ của bài thơ: (1 điểm) Tên bài: “Khi con tu hú”; Tác giả: Tố Hữu (0,5 điểm) Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: khi Tố Hữu bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ (1939); in trong tập Từ ấy (1937 – 1946) (0,5 điểm). c. Các tín hiệu nghệ thuật và tác dụng trong đoạn thơ (1 điểm) - Tín hiệu nghệ thuật: (0,5 điểm) + Sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh, tính từ gợi vị giác: ngọt, râm, ngân, vàng, nắng đào, xanh, rộng, cao, lộn nhào; các từ, cụm từ chỉ thời gian hiện tại, chỉ sự vận động đang diễn ra: đang chín, ngọt dần, dậy (tiếng ve) ngân, lộn nhào; cặp từ tăng tiến: “càng càng” (0,25 điểm) + Hình ảnh thơ đẹp, chân thực, sinh động, giàu sức gợi (0,25 điểm) - Tác dụng: (0,5 điểm) + Dựng nên bức tranh mùa hè rực rỡ, rộn rã âm thanh sôi động và tràn đầy sức sống trong tâm tưởng của người tù Cách mạng (0,25 điểm) + Đánh thức khát khao tự do và lòng mong ước trở về với tự do của người tù Cộng sản (0,25 điểm) Câu 2 (5 điểm): * Về hình thức: (1 điểm): - Đoạn văn đủ số câu, đúng kiểu quy nạp, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi từ, lỗi câu, lỗi chính tả (0,5 điểm). - Đúng kiểu bài phát biểu cảm nghĩ (0,5 điểm). * Về nội dung: (4 điểm): - Nội dung: + Lòng yêu thiên nhiên và chất thi sĩ trong con người Bác (0,5 điểm). + Tinh thần Cách mạng, chất thép của chiến sĩ Cộng sản vượt lên mọi khó khăn của hoàn cảnh lao tù (0,5 điểm). - Nghệ thuật: + Bài thơ làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật với cấu trúc đăng đối rất chuẩn (0,5 điểm) + “diệc”: nhấn mạnh tình cảnh khó khăn thiếu thốn ở trong tù (0,25 điểm)
  3. + Câu nghi vấn “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” thể hiện tâm trạng bối rối xúc động của Bác trước cảnh trăng đẹp trong cảnh thực tại nhà giam thiếu thốn – một nỗi xúc động chỉ những người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp mới có (0,25 điểm) + Phép đối và nhân hoá “Nhân hướng – song tiền – khán minh nguyệt; Nguyệt tòng – song khích – khán thi gia”: con người và thiên nhiên như tri nhân tri kỉ, cùng giao hoà thưởng thức vẻ đẹp của nhau (0,5 điểm) + Chuyển biến từ “tù nhân” thành “thi nhân”: sự thăng hoa về tâm hồn, mối giao hoà giữa Người và trăng đã đạt đến cao độ, đẹp đẽ nhất (0,5 điểm) + Hình ảnh song sắt nhà tù ngăn cản ở giữa tượng trưng cho sức mạnh bạo tàn phải khuất phục trước tâm hồn tự do của người tù Cách mạng (0,5 điểm) Một cuộc vượt ngục tinh thần đầy ngoạn mục, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng của người tù – thi nhân Hồ Chí Minh (0,5 điểm) * Duyệt đề Người ra đề Nhóm trưởng Ban giám hiệu Trần Thuý An Dương T.Hồng Nhung Hoàng Thị Tuyết