Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên

docx 4 trang thuongdo99 3980
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2016_2017_truong.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN MỤC TIÊU - MA TRẬN TỔ: XÃ HỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2016 - 2017 TIẾT (PPCT): 135, 136 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Đánh giá kết quả nhận thức của học sinh về những kiến thức văn bản văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học trong học kì II. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, trả lời câu hỏi tự luận, kĩ năng đặt câu, viết đoạn và viết bài hoàn chỉnh. - Biết liên hệ các vấn đề đã học với các tình huống thực tiễn để giải quyết những vấn đề đời sống. 3. Thái độ: - Rèn thái độ làm bài nghiêm túc. - Phát huy tính cẩn thận, chủ động, sáng tạo của học sinh. II. MA TRẬN ĐỀ: CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Tổng T Nội số câu/ T dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng điểm cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Tác giả - I.1 1 tác phẩm (0.5đ) câu/0.5 đ 2 Nội dung I.2,3 II.1.b 2 câu, 1 - nghệ (1đ) (1.5đ) ý/2.5đ thuật 3 Nhận I.4 II.1.a 1 câu, diện – (0.5đ) (0.5đ) 1ý/1đ phân tích kiến thức Tiếng Việt 4 Liên hệ II.1.c 1 ý/1đ thực tế (1đ) 5 Viết bài II.2 1 văn (5đ) câu/5đ Tổng 1.5đ 2.5đ 6đ 6 câu/ 10đ
  2. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 8 TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2016 – 2017 TIẾT: 135 - 136 ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 20/4/2017 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách ghi lại ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước những đáp án đúng: Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng xuất xứ của văn bản “Quê hương” – Tế Hanh? A. Trích trong tập “Từ ấy” B. Trích trong tập “Mấy vần thơ” C. Trích trong tập “Hoa niên” D. Trích trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” Câu 2. Những dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài thơ “Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh? A. Tình yêu thiên nhiên B. Nỗi khổ vật chất và tinh thần C. Phong thái ung dung, tự tại D. Khao khát tự do mãnh liệt Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Thuế máu” – Nguyễn Ái Quốc? A. Cách lập luận chặt chẽ, bố cục mạch lạc. B. Tư liệu phong phú, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm C. Giọng văn mạnh mẽ, đanh thép, châm biếm, mỉa mai. D. Lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Câu 4. Câu văn “Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.” (Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn) thuộc kiểu câu nào phân loại theo mục đích nói? A. Câu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán D. Câu cầu khiến II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). Câu 1 (3 điểm): a. Giải thích lí do lựa chọn trật tự từ trong câu thơ được in đậm sau: Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà Cỏ cây chen lá, đá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. (Trích “Qua Đèo Ngang” – Bà Huyện Thanh Quan) b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. (Trích “Quê hương” – Tế Hanh) c. Dựa vào văn bản “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn), em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với tương lai đất nước (trình bày thành 1 đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu) Câu 2 (5 điểm): Hiện nay, một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em hãy viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
  3. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT (ĐỀ SỐ 2) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm): Mỗi đáp án đúng, đủ được 0,5 điểm Câu Đáp án 1 C 2 A, C, D 3 A, B, C 4 A II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (3 điểm): a. - Cách sắp xếp trật tự từ: Sử dụng đảo ngữ, vị ngữ được đảo lên trước chủ ngữ (0.25 điểm) - Tác dụng: nhấn mạnh cuộc sống sinh hoạt ở Đèo Ngang, có nhưng rất thưa thớt. Qua đó kín đáo bộc lộ nỗi buồn của tác giả. (0.25 điểm) b. - Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa. (0.5 điểm) - Tác dụng: + Câu thơ sinh động, giàu hình ảnh, cánh buồm trở nên có hình, có hồn (0,25 điểm). + Nhấn mạnh cánh buồm không chỉ là dấu hiệu nhận biết con thuyền mà còn là biểu tượng cho làng chài thân thương, ẩn chứa trong đó biết bao hi vọng của họ về những chuyến ra khơi bình yên. Hơn nữa, cánh buồm là quê hương theo bước chân những người đi biển, nâng đỡ, động viên họ mạnh mẽ, vững tin trong hành trình lao động. (0.5 điểm) + Tài quan sát tinh tế và tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. (0,25 điểm) c. Học sinh có thể diễn đạt, sắp xếp ý theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Trình bày bằng 1 đoạn văn 5 – 7 câu mạch lạc, trôi chảy (0.25 điểm) - Nêu được vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ với tương lai đất nước. + Phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình (0.25 điểm) + Yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc (0.25 điểm) + Lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần (0.25 điểm) Câu 2 (5 điểm): a. Yêu cầu chung: - Viết đúng kiểu bài văn nghị luận xã hội - Viết đúng nội dung đề yêu cầu: trang phục của các bạn học sinh không phù hợp với văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát.
  4. b. Yêu cầu cụ thể: *. Mở bài: Giới thiệu tầm quan trọng và ý nghĩa của trang phục đối với nền văn hóa của mỗi quốc gia nói chung và thể hiện tính cách của mỗi người nói riêng, đặc biệt với các bạn học sinh. *. Thân bài: - Trang phục là gì? Trang phục là những vật dụng che chắn, sưởi ấm cho cơ thể bao gồm: quần áo, dày dép, mũ nón Trang phục thể hiện tính cách con người, vốn hiểu biết và rộng ra là bản sắc văn hóa dân tộc. - Từ ý nghĩa của trang phục nên ta suy ra được ý nghĩa của trang phục trong thực tế nhà trường và ngoài xã hội : một số bạn đua đòi ăn mặc, không phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình, truyền thống văn hóa dân tộc. + Nêu ra các dẫn chứng: Gần đây cách ăn mặc của các bạn thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa. Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy là "sành điệu", "văn minh" (dẫn chứng). - Tác hại : + Mất thời gian. + Ảnh hưởng đến học tập. + Tốn kém tiền bạc. + Có thái độ khinh thường những người không đua theo mốt -> quan hệ bạn bè bị ảnh hưởng. - Lời khuyên và biện pháp. *. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân về hiện tượng này. * BIỂU ĐIỂM. - Phần mở bài và kết bài: (1 điểm) + Mở bài và kết bài đúng, đảm bảo yêu cầu: 0.5 điểm + Mở bài và kết bài đúng, đảm bảo yêu cầu, cách viết có sự sáng tạo: 1 điểm. - Phần thân bài: (4 điểm) + Điểm 4: Bài viết đúng phương thức biểu đạt; bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng, cảm nhận sâu sắc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, cách viết sáng tạo. + Điểm 3: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, bàn luận làm rõ được vấn đề, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, nêu và phân tích được dẫn chứng nhưng đôi chỗ chưa sâu sắc. + Điểm 2: Đạt khoảng ½ yêu cầu trên, bàn luận làm rõ được một số nội dung chính nhưng chưa chi tiết, còn mắc nhiều lỗi. + Điểm 1: Bài làm chỉ đạt một phần nhỏ những yêu cầu nêu trên hoặc chưa đạt yêu cầu; diễn đạt vụng về, lúng túng; chưa nắm vững kĩ năng, phương pháp làm bài; sai quá nhiều lỗi các loại. + Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. * Lưu ý: Giáo viên mức độ làm bài của học sinh để cho các thang điểm còn lại. * Duyệt đề: Ban giám hiệu Nhóm trưởng Người ra đề Hoàng Thị Tuyết Dương Hồng Nhung Ngô Thị Thủy