Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên

docx 4 trang thuongdo99 3370
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017_truong.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN MỤC TIÊU - MA TRẬN TỔ XÃ HỘI ĐỀ KHẢO KIỂM TRA HỌC KÌ II - NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2016 - 2017 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Đánh giá kết quả nhận thức của học sinh về những kiến thức văn bản văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học trong HKII. 2. Kĩ năng: - HS vận dụng được những kiến thức đã học vào quá trình làm bài. - Làm các dạng bài tập nhận diện, phân tích câu, chép chính xác, đọc hiểu văn bản, liên hệ, viết đoạn nghị luận văn học, đoạn nghị luận xã hội. 3. Thái độ : - Rèn thái độ làm bài nghiêm túc. - Phát huy tính cẩn thận, chủ động, sáng tạo của học sinh. II. MA TRẬN ĐỀ: CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Tổng TT Nội dung số câu/ Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng điểm cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Chép chính I.1 1 câu/0,5đ xác (0,5đ) 2 Tác giả - tác II.1 I.2 2 câu/1đ phẩm, hoàn (0,5đ) (0,5đ) cảnh sáng tác - xuất xứ. 3 Nội dung, NT II.2 I.3 2 câu/2đ đặc sắc – Tác (0,5đ) (1.5đ) dụng 4 Liên hệ I.4 1 câu/1đ ( 1đ) 5 Viết đoạn I.5 1 câu/3,5đ NLVH có yếu (3,5đ) tố TV 6 Nhận diện II.3 1 câu/0,5đ kiến thức (0,5đ) Tiếng việt 7 Viết đoạn II.4 1 câu/1,5đ NLXH (1,5đ) Tổng 2,5đ 2,5đ 5đ 9 câu/ 10đ
  2. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN TỔ XÃ HỘI NĂM HỌC: 2016 - 2017 LỚP: 9 ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 20/4/2017 Phần I (7 điểm) 1. Chép chính xác khổ thứ tư bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. 2. Nêu cảm hứng bao trùm của bài thơ. 3. Cụm từ “thương trào nước mắt” cho thấy cách bộc lộ cảm xúc của tác giả như thế nào? Đó là cảm xúc gì? Trong bài thơ, cũng có một câu thơ khác có cách bộc lộ như thế. Đó là câu thơ nào? 4. Hình ảnh nào được lặp lại từ khổ thơ thứ nhất? Kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có hình ảnh, chi tiết được lặp lại như vậy (nêu rõ tên tác giả). 5. Bằng một đoạn văn Tổng-phân-hợp 10 – 12 câu, em hãy làm sáng tỏ cảm xúc của tác giả qua khổ thơ trên. Trong đoạn có sử dụng và chỉ rõ một câu cảm thán và một thành phần gọi đáp (Gạch chân và chú thích rõ) Phần II (3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng các điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”. 1. Câu văn trên nằm trong văn bản nào? Của ai? 2. Theo em, tại sao“ phải lấp đầy hành trang bằng các điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”? 3. Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp của tác giả trong đoạn văn trên? Giải thích vì sao? 4. Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước - cần nhận thức và phải có trách nhiệm như thế nào trong việc xây dựng đất nước (trình bày bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy). Chúc các em làm bài tốt!
  3. II. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM. PHẦN I (7 điểm) 1. Học sinh chép đúng thơ (0,5 đ) Mỗi lỗi sai trừ 0,25 đ. Trừ không quá tổng số điểm của câu. 2. Cảm hứng bao trùm bài thơ là niềm xúc động, thành kính, thiêng liêng xen lẫn nỗi đau đớn, xót xa, tự hào khi lần đầu tiên được ra thăm lăng Bác (0,5 đ) 3. - Cách bộc lộ trực tiếp (0,5 đ). - Đó là nỗi xót xa, nghẹn ngào, lưu luyến, bịn rịn không muốn rời xa Bác (0,5 đ) - Câu cũng có cách bộc lộ trực tiếp “Mà sao nghe nhói ở trong tim” (0,5 đ) 4. - Hình ảnh “cây tre” (0,25đ) - Kể đúng tên một bài thơ khác cũng có chi tiết, hình ảnh được lặp lại như vậy (0.5đ), tác giả (0,25 đ) 5. Đoạn văn (3.5đ) * Về hình thức: (1,5 điểm) - Đoạn văn mạch lạc, rõ ràng (0,25 đ) - Đúng mô hình đoạn văn, đúng số câu (0,25 đ) - Sử dụng hợp lí câu cảm thán gạch chân và chỉ rõ (0,5 đ) - Sử dụng đúng thành phần gọi đáp và chỉ rõ (0,5 đ) * Về nội dung: (2,0 điểm) * Khổ thơ là những cảm xúc của tác giả trước khi ra về: + Câu thơ đầu: như một lời chào giã biệt, nghĩ đến cảnh phải xa Bác, tác giả lưu luyến, bịn rịn khiến giọt nước mắt kìm nén bấy lâu cứ chực trào ra (0,5 đ) + Ba câu sau: - Ước nguyện khiêm nhường, giản dị nhưng chân thành, tha thiết được hóa thân vào cảnh vật quanh lăng của tác giả (0,5 đ) - Hình ảnh “cây tre” lại xuất hiện để khép lại bài thơ tạo kết cấu đầu cuối tương ứng (0,5 đ) + Khổ thơ thứ nhất, tre tượng trưng cho phẩm chất kiên cường của dân tộc Việt Nam + Khổ cuối: cây tre tượng trưng cho phẩm chất trung hiếu, luôn kiên trung với lí tưởng Cách mạng của Người. - Khai thác các tín hiệu nghệ thuật: điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ, cách biểu lộ tình cảm trực tiếp cho thấy tình cảm chân thành của riêng tác giả và nhân dân Việt Nam với Bác (0,5 đ) PHẦN II (3 điểm) 1. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan (0,5 đ) 2. Giúp chúng ta có thể loại bỏ những điểm yếu, phát huy các điểm mạnh để góp phần xây dựng đất nước và hội nhập toàn cầu (0,5 đ) 3. Lời dẫn trực tiếp “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”, vì lời trích dẫn được để trong dấu ngoặc kép (0,5 đ) 4. Đoạn văn (1,5 đ) * Về hình thức:
  4. - Đảm bảo đúng đoạn văn nghị luận xã hội, dung lượng và cách diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu (0.5đ) *Về nội dung (1đ) - Nhận thức và trách nhiệm trong việc xây dựng đất nước Học sinh có thể trình bày theo suy nghĩ của mình, nhưng phải đảm bảo những ý sau: - Nhận thức được trách nhiệm xây dựng đất nước của giới trẻ - Luôn tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến kinh tế môi trường, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc - Tăng cường học tập, nghiên cứu, trau dồi kiến thức, học hỏi thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến của các nước, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức . - Tham gia các hoạt động của trường lớp, cộng đồng, các phong trào thiện nguyện . - Đấu tranh nhằm đẩy lùi các tệ nạn xã hội . - Liên hệ bản thân (về nhận thức, hành động) Duyệt đề: Người ra đề Nhóm trưởng Ban Giám hiệu Tô Thị Kim Thoa Dương Hồng Nhung Hoàng Thị Tuyết