Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_2019_truong.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2018-2019 - Ngày thi: 24 /4/2019 Thời gian làm bài: 90 phút Đề chính thức (Không kể thời gian phát đề) Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra. Phần I (4 điểm): Trong văn bản “Bàn về đọc sách”, tác giả Chu Quang Tiềm viết: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về.” (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục) 1. Nêu chủ đề của văn bản “Bàn về đọc sách”. Đoạn trích trên đề cập đến khía cạnh nào của chủ đề? 2. Trong câu văn “Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy trong đoạn trích. 3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 1/2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nhiều học sinh rất ít đọc sách. Phần II (6 điểm): Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải có viết: Mùa xuân người cầm súng (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục) 1. Chép tiếp 5 câu thơ sau câu trên để hoàn thành khổ thơ. 2. Từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao” trong câu thơ cuối khổ thơ đã chép được không? Vì sao? 3. Viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đã chép, trong đoạn có sử dụng câu phủ định và phép nối để liên kết câu. (Gạch dưới câu phủ định và từ ngữ dùng làm phép nối) 4. Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có văn bản khác nói về những con người “lặng lẽ dâng cho đời”. Nêu tên văn bản đó và tên tác giả. Hết