Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối

doc 3 trang thuongdo99 2800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2017_2018_truon.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC 2017-2018 MÔN : SINH HỌC 9 I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Kiểm tra đánh giá tình hình tiếp thu kiến thức của học sinh về chương : sinh vật và môi trường, hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. - Giáo viên phát hiện ra chỗ hổng kiến thức của học sinh để điều chỉnh phương pháp giáo dục cho phù hợp. 2. Kỹ năng : - Rèn kỹ làm bài kiểm tra. - Rèn kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức đồng thời biết vận dụng kiến thức vào trong thực tế. 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức tự giác trong giờ kiểm tra. II/ MA TRẬN ĐỀ Các mức độ nhận thức Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng chương TN TL TN TL TN TL TN TL Sinh vật và 2 2 môi trường 1 1 Hệ sinh thái 1 2 1 4 3 1 1 5 Bảo vệ môi 2 1 1 4 trường 1 2 1 4 Tổng 3 5 1 1 10 4 4 1 1 10
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC 2017-2018 MÔN : SINH HỌC 9 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra : 19 /4/2018 A/ Trắc nghiệm (3 điểm): Ghi vào bài làm các chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu hỏi sau: Câu 1. Môi trường sống của sinh vật được chia làm mấy loại môi trường? a. 2 b. 3 c. 4 d. 5 Câu 2. Tập hợp các cơ thể nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? a. Các cây xanh trong một khu rừng. b. Các động vật sống trong cùng một đồng cỏ. c. Các con cá trong một ao hồ. d. Các con trâu trên cùng một đồng cỏ. Câu 3. Số lượng cá thể trong quần thể giảm mạnh khi nào? a. Xảy ra sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể b. Nguồn thức dồi dào và nơi ở rộng rãi c. Xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống d. Dịch bệnh lan tràn Câu 4. Dạng vật chất nào không phải là tài nguyên thiên nhiên? a. Đất b. Nước c. Rừng d. Cây trồng Câu 5. Dạng vật chất nào sau đây là tài nguyên vĩnh cửu? a. Khí đốt thiên nhiên b. Năng lượng gió c. Bức xạ mặt trời d. Năng lượng thủy triều Câu 6. Đặc điểm thường gặp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng là: a. Cây có phiến lá to, rộng và dầy b. Cây có lá tiêu giảm, biến thành gai c. Cây biến dạng thành thân bò d. Cây có phiến lá hẹp, mô giậu kém phát triển B/ Tự luận ( 7 điểm) Câu 1 ( 3 điểm): Hình bên mô tả lưới thức ăn của một quần xã sinh vật thuộc hệ sinh thái đồng cỏ. a) Hãy liệt kê 4 chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái trên? b) Hãy sắp xếp các loài trong lưới thức ăn theo từng thành phần của hệ sinh thái? c) Trong chuỗi thức ăn dài nhất, chim ăn thịt cỡ lớn (chim ưng) thuộc bậc dinh dưỡng cấp mấy? d) Loài nào trong số các loài động vật của lưới thức ăn này có số lượng cá thể ít nhất? Vì sao? Câu 2 ( 2 điểm) : a. Nêu sự khác nhau giữa tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh? b. Ngày nay chúng ta thường nhắc đến hiện tượng ô nhiễm phóng xạ. Hãy cho biết nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu từ đâu? Vì sao chúng ta phải ngăn chặn ô nhiễm phóng xạ? Câu 3 ( 1 điểm): Vì sao hệ sinh thái có lưới thức ăn càng phức tạp thì tính ổn định và khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái càng cao? Câu 4 (1 điểm): Nêu hậu quả của việc tăng dân số và phát triển xã hội?
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A/ Trắc nghiệm (3 điểm): mỗi ý được : 0,5 ( trả lời thừa/ thiếu không tính điểm) 1 2 3 4 5 6 c a,b,c a,c,d d b,c,d d B/ Tự luận ( 7 điểm): Câu 1 (3 điểm) : a) Liệt kê đúng 4 chuỗi thức ăn ( Mỗi chuỗi thức ăn đúng được 0,25 điểm) 1 b) Sắp xếp các loài (nhóm loài) trong lưới thức ăn theo từng thành phần SVSX SVTTB1 SVTTB2 SVTTB3 SVTTB4 Thực vật Thỏ, chuột, Êch- nhái, Rắn, cú mèo, Cú mèo, 1 châu chấu rắn, cú mèo, chim ưng chim ưng chim ưng c) Chuỗi thức ăn dài nhất của chim ưng: - Có 5 bậc dinh dưỡng, chim ưng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5. - Ví dụ: Thực vật → châu chấu → ếch → rắn → chim ưng 0,5 (Bậc dd C1) (Bậc dd C2) (Bậc dd C3) (Bậc dd C4) (Bậc dd C5) d) - Trong các loài động vật ở hệ sinh thái này thì loài chim ưng và chim cú mèo là các sinh 0,25 vật tiêu thụ bậc cao nhất (vật dữ đầu bảng) nên có số lượng cá thể ít nhất. - Trong hai loài chim ưng và cú mèo nếu loài nào có sức cạnh tranh kém hơn, sức sinh 0,25 sản thấp hơn sẽ có số lượng ít hơn. Câu 2 (2điểm) Khác nhau giữa tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh: - Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt . 0.5 - Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi. 0.5 - Nguồn ô nhiễm phóng xạ: Chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân. 0.5 - Phải ngăn chặn ô nhiễm phóng xạ vì: Chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư. 0.5 Câu 3 (1điểm) Vì : Lưới thức ăn càng phức tạp => có nhiều mắt xích chung => có nhiều loài ăn rộng => 1 khi mất một mắt xích nào đó vẫn có thể điều chỉnh ăn loại thức ăn khác => không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái. Câu 4 ( 1 điểm) - Nêu đúng hậu quả của việc tăng dân số và phát triển xã hội như: thiếu nơi ở, thiếu lương 1 thực . BGH duyệt TTCM/NTCM duyệt Người ra đề