Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên

doc 2 trang thuongdo99 1960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_tieng_viet_lop_7_nam_hoc_2016_2017_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2016 - 2017 LỚP: 7 TIẾT: 106 ĐỀ SỐ 3 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: /2/2017 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(2 điểm ) Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách chọn chữ cái trước các phương án đúng: 1. Câu đặc biệt là câu: A. Chỉ có thể vắng chủ ngữ. C. Không có cấu tạo theo mô hình CN – VN. B. Chỉ có thể vắng vị ngữ. D. Vắng mặt các thành phần phụ. 2. Trong các câu dưới đây, những câu nào là câu rút gọn? A. Có công mài sắt, có ngày nên kim C. Nuôi lợn ăn cơm nằm. B. Uống nước nhớ nguồn. D. Công cha như núi Thái Sơn. 3. Chỉ ra câu bị động trong các câu dưới đây? A. Gió đưa cành trúc la đà. B. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm « hóa vàng » C. Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỉ trước. D. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có. 4. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại)? A. Nhằm liên kết các từ trong câu. B. Nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất. C. Bổ sung thông tin cho câu. D. Xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). Câu 1 (3 điểm): a. Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó: “Cây tre Việt Nam. Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm” (Thép Mới) b. Tìm câu rút gọn trong các đoạn văn sau: - “Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước” (Võ Quảng) - “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.” (Hồ Chí Minh) c. Đặt một câu văn có thành phần trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ trong câu. Câu 2 (5 điểm): Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu chứng minh cho luận điểm sau: “Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam”, trong đó có ít nhất một câu rút gọn và một câu bị động (gạch chân)
  2. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) 1. C 2. A, B, C 3. B, C 4. B Mỗi đáp án đúng, đủ được 0,5 đ II. Phần tự luận. Câu 1 (3 điểm): a. Câu đặc biệt: Cây tre Việt Nam. (0,5 đ). - Tác dụng: Thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng (0,5 đ). b. Câu rút gọn: - “Đã đến Phường Rạnh”(0,5 đ), - “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy”. (0,5 đ) c. Trạng ngữ: Đặt được một câu văn đảm bảo đúng ngữ pháp và diễn đạt (0,5đ) - Xác định được ý nghĩa của trạng ngữ (0,5đ) Câu 2 (5 điểm) * Về hình thức: (1,5 đ): - Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo số lượng câu (0,25đ). - Đúng kiểu bài chứng minh, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi, từ ngữ trong sáng (0,25đ) - Có câu rút gọn và chỉ ra câu rút gọn đó (0,5đ) - Có câu bị động và chỉ ra câu bị động đó (0,5đ) * Về nội dung: (3,5 đ): đảm bảo các nội dung chính sau: - Giải thích: tôn – tôn trọng kính trọng; sư – thầy dạy học; trọng – coi trọng; đạo - đạo lý, đạo đức -> Người học trò phải biết tôn trọng kính yêu và biết ơn người thầy đã dạy mình.(1 đ) -> Là truyền thống tốt đẹp lâu đời của nhân dân ta (0,25đ) - Chứng minh: (HS có thể đưa một vài dẫn chứng phù hợp để chứng minh) + Bài học về tôn sư trọng đạo trong ca dao tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên; Nhất tự vi sư bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy (0,5đ) + Những người thầy với trí tuệ và phẩm chất cao đẹp luôn được người dân kính ngưỡng: Lê Văn Hưu, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm (0,5đ) + Ngày tri ân nhà giáo Việt Nam 20/11.(0,5đ) - Bàn luận: Phê phán thái độ vô ơn, bạc bẽo đối với thầy cô giáo. (0,75đ) * Duyệt đề Người ra đề Nhóm trưởng Ban giám hiệu Trần Thúy An Tô Kim Thoa Hoàng Thị Tuyết