Đề ôn tập môn Sinh học Lớp 6 đến 9 - Trường THCS Sào Nam
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Sinh học Lớp 6 đến 9 - Trường THCS Sào Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_6_den_9_truong_thcs_sao_nam.docx
Nội dung text: Đề ôn tập môn Sinh học Lớp 6 đến 9 - Trường THCS Sào Nam
- Ôn tập Sinh Lớp 6 BÀI TẬP CHƯƠNG QUẢ VÀ HẠT Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau: Câu 1. Dựa vào đặc điểm của vỏ quả và hạt, loại quả nào dưới đây được xếp cùng nhóm với quả mơ ? A. Nho B. Cà chua C. Chanh D. Xoài Câu 2. Quả nào dưới đây là quả khô không nẻ ? A. Chò B. Qủa cải C. Quả đậu Hà Lan D. Quả đậu đen Câu 3. Khi chín, vỏ của quả nào dưới đây không có khả năng tự nứt ra ? A. Quả bông B. Quả me C. Quả đậu đen D. Quả cải Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng ? A. Quả mọng được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả hạch. B. Quả hạch được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả mọng. C. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả hạch và quả mọng. D. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả khô và quả mọng. Câu 5. Quả thìa là được xếp vào nhóm nào dưới đây ? A. Quả khô không nẻ B. Quả khô nẻ C. Quả mọng D. Quả hạch Câu 6. Loại hạt nào dưới đây không chứa phôi nhũ ? A. Cau B. Lúa C. Ngô
- D. Lạc Câu 7. Ở hạt đậu xanh, chất dinh dưỡng được dự trữ ở đâu ? A. Lá mầm B. Phôi nhũ C Rễ mầm D. Chồi mầm Câu 8. Phôi trong hạt gồm có bao nhiêu thành phần chính ? A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 9. Loại quả nào dưới đây có khả năng tự phát tán ? A. Trâm bầu B. Thông C. Ké đầu ngựa D. Chi chi Câu 10. Quả trâm bầu phát tán chủ yếu theo hình thức nào ? A. Phát tán nhờ nước B. Phát tán nhờ gió C. Phát tán nhờ động vật D. Tự phát tán Câu 11. Những loại quả có khả năng tự phát tán hầu hết thuộc nhóm nào dưới đây? A. Quả mọng B. Quả hạch C. Quả khô nẻ D. Quả khô không nẻ Câu 12. Nhóm nào gồm những quả/hạt phát tán nhờ gió ? A. Quả bông, quả cam, quả táo B. Quả cải, quả ké đầu ngựa, quả bồ kết C. Quả trâm bầu, quả bồ công anh, hạt hoa sữa D. Quả chuối, quả nhãn, quả thìa là Câu 13. Dựa vào hình thức phát tán chủ yếu, em hãy cho biết quả nào dưới đây không cùng nhóm với những quả còn lại ? A. Cải B. Đậu Hà Lan
- C. Hồng xiêm D. Chi chi Câu 14. Trong điều kiện thời tiết giá lạnh, khi gieo hạt người ta thường che chắn bằng nilon hoặc phủ rơm rạ. Việc làm trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với sự nảy mầm của hạt ? A. Độ thoáng khí B. Độ ẩm C. Nhiệt độ D. Ánh sáng Câu 15. Ba điều kiện bên ngoài cần thiết cho sự nảy mầm của hạt là A. không khí, nhiệt độ và độ pH thích hợp. B. không khí, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. C. ánh sáng, nhiệt độ và độ pH thích hợp. D. ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
- Ôn tập Sinh Lớp 7 BÀI TẬP VỀ LỚP BÒ SÁT Câu 1: Hoàn thành bài tập sau: Lớp Bò sát có khoảng loài, gồm phổ biến: + Bộ ( ): chủ yếu sống + Bộ ( ): sống và . + Bộ ( ): sống và . Câu 2: Trình bày nguyên nhân khủng long bị diệt vong Câu 3: Sưu tầm hình ảnh thể hiện vai trò thực tiễn của bò sát đối với tự nhiên và con người
- Ôn tập Sinh Lớp 8 BÀI TẬP CHƯƠNG BÀI TIẾT Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau Câu 1: Các cơ quan bài tiết quan trọng là a. da bài tiết mồ hôi b. thận bài tiết nước tiểu c. phổi thải khí cacbonic d. cả a, b, c Câu 2: Cơ quan bài tiết có vai trò a. Đảm bảo cho thành phẩn của môi trường trong ổn định b. Tạo điều kiện cho quá trình sinh lí diễn ra bình thường c. Thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể d. Cả a, b, c Câu 3: Hệ bài tiết nước tiểu gồm: a. Thận, cầu thận, bóng đái d. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái b. Thận, ống đái, bóng đái c. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái Câu 4: Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là a. thận b. bóng đái c. ống dẫn nước tiểu d. ống đái Câu 5. Cấu tạo của thận gồm a. phần vỏ, phần tủy, bể thận, ống dẫn nước tiểu b. phần vỏ, phần tủy, bể thận c. Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng, bể thận d. Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận
- Câu 6: Quá trình lọc máu có đặc điểm a. diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu đầu b. diễn ra ở cầu thận và tạo nước tiểu chính thức c. diễn ra ở ống thận và tạo nước tiểu đầu d. diễn ra ở cầu thận và tạo nước tiểu chính thức Câu 7: Sự tạo thành nước tiểu và bài tiết nước tiểu có đặc điểm khác nhau là a. máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục b. Do nước tiểu chỉ được bài tiết ra ngoài khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml nên bài tiết nước tiểu là gián đoạn c. Do cấu tạo của cơ quan bài tiết d. Cả a, b đúng Câu 8. Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm a. cầu thận, nang cầu thận b. cầu thận, ống thận c. nang cầu thận, ống thận d. cầu thận, nang cầu thận, ống thận Câu 9. Loại cơ nào dưới đây không tham gia vào hoạt động đào thải nước tiểu ? A. Cơ vòng ống đái B. Cơ lưng xô C. Cơ bóng đái D. Cơ bụng Câu 10. Mỗi ngày, một người bình thường thải ra khoảng bao nhiêu lít nước tiểu ?
- A. 1,5 lít B. 2 lít C. 1 lít D. 0,5 lít Câu 11. Trong quá trình lọc máu ở thận, các chất đi qua lỗ lọc nhờ A. sự vận chuyển chủ động của các kênh ion trên màng lọc. B. sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc. C. sự co dãn linh hoạt của các lỗ lọc kèm hoạt động của prôtêin xuyên màng. D. lực liên kết của dòng chất lỏng cuốn các chất đi qua lỗ lọc. Câu 12. Thành phần của nước tiểu đầu có gì khác so với máu ? A. Không chứa các chất cặn bã và các nguyên tố khoáng cần thiết B. Không chứa chất dinh dưỡng và các tế bào máu C. Không chứa các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn D. Không chứa các ion khoáng và các chất dinh dưỡng Câu 13. Việc làm nào dưới đây có hại cho hệ bài tiết ? A. Uống nhiều nước B. Nhịn tiểu C. Đi chân đất D. Không mắc màn khi ngủ Câu 14. Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh điều gì sau đây ? A. Ăn quá mặn, quá chua B. Uống nước vừa đủ C. Đi tiểu khi có nhu cầu D. Không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm độc
- Ôn tập Sinh Lớp 9 Hướng dẫn HS ôn tập Môn: Sinh học 9 Câu 1: Hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là gì? Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV qua nhiều thế hệ có thể gây ra h.tượng thoái hoá? Cho VD Câu 2: Thế nào là giao phối gần? Giao phối gần dẫn đến sự thoái hoá như thế nào? Câu 3: Trong chọn giống, người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?. Câu 4: Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của htg trên? Cho VD? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì? Câu 5: Các phương pháp tạo ưu thế lai trong chọn giống cây trồng? Phương pháp nào phổ biến nhất, tại sao? Lai khác dòng, lai khác thứ là gì? Câu 6: Lai kinh tế là gì? Ở nước ta lai KT được thực hiện dưới hình thức nào? Ví dụ?