Đề thi học kì I Địa lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

doc 2 trang thuongdo99 2300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I Địa lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_dia_li_lop_6_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_g.doc

Nội dung text: Đề thi học kì I Địa lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ HÓA – SINH – ĐỊA MÔN ĐỊA LÍ 6 NĂM HỌC: 2018 – 2019 Thời gian: 45 phút Ngày thi 3/12/2018 ĐỀ 1 I. Trắc nghiệm: 5 điểm Chọn và ghi vào giấy bài làm đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Những nơi trên Trái Đất có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng là: A. ở 2 cực B.ở xích đạo C. ở 2 vòng cực D.ở 2 chí tuyến Câu 2: Đồi là vùng chuyển tiếp giữa: A. núi và đồng bằng B. núi và cao nguyên C. núi và sơn nguyên D. đồng bằng và cao nguyên Câu 3: Đồi là một dạng địa hình: A. nhô cao, đỉnh nhọn, sườn thoải B. nhô cao, đỉnh tròn, sườn thoải C. nhô cao, đỉnh tròn, sườn dốcD. nhô cao, đỉnh nhọn, sườn dốc Câu 4: Thời gian tự quay một vòng quanh trục của Trái Đất là A. 6 giờB. 12 giờC. 24 giờD. 30 giờ Câu 5: Người ta chia bề mặt Trái Đất thành A. 12 giờ khu vựcB. 20 giờ khu vực C. 22 giờ khu vựcD. 24 giờ khu vực Câu 6: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có mấy lớp? A. 3 lớp B . 4 lớp C. 5 lớp D. 6 lớp Câu 7: Ở nửa cầu Bắc, ngày 22 tháng 6 là ngày A. Hạ chí B. Thu phân C. Đông chí D. Xuân phân Câu 8: Lớp vỏ Trái Đất chiếm tỉ lệ là: A. 15% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất B. 1% thể tích và 15% khối lượng của Trái Đất C. 1% thể tích và 1 % khối lượng của Trái Đất D. 15% thể tích và 1 % khối lượng của Trái Đất Câu 9: Ngày 21/3 (Xuân phân) ở nửa cầu Nam là mùa nào? A. XuânB. HạC. ThuD. Đông Câu 10: Vào ngày 22/6, nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời? A. Nửa cầu BắcB. Nửa cầu Nam C. Nửa cầu ĐôngD. Nửa cầu Tây Câu 11: Nội lực tạo ra hiện tượng gì? A. Lũ lụtB. Sóng thần C. Phong hóaD. Động đất, núi lửa Câu 12: Núi già được hình thành cách đây bao nhiêu năm?
  2. A. Hàng triệu nămB. Vài trăm năm C. Hàng chục triệu nămD. Hàng trăm triệu năm Câu 13: Núi trẻ là núi có đặc điểm: A. đỉnh tròn, sườn dốc B. đỉnh tròn, sườn thoải C. đỉnh nhọn, sườn dốc D. đỉnh nhọn, sườn thoải Câu 14: Núi già thường có đỉnh A. bằng phẳng B. nhọn C. trònD. cao Câu 15: Độ cao tương đối của đồi: A. từ 200 - 300m B. từ 400 - 500m C. từ 300 – 400m D. không quá 200 m Câu 16: Khi khu vực giờ gốc là 12 giờ thì ở Thủ đô Hà Nội là A. 6 giờ B. 7 giờ C. 8 giờ D. 19 giờ Câu 17: Hiện tượng ngày đêm là hệ quả của: A. sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời B. sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông C. sự vận động tự quay của Trái Đất từ Đông sang Tây D. Trái Đất hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa Câu 18: Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do: A. trục Trái Đất nghiêng B. Trái Đất quay từ Đông sang Tây C. Trái Đất quay từ Tây sang Đông D. Trái Đất quay quanh Mặt Trời Câu 19: Trạng thái của lớp vỏ Trái Đất là: A. lỏng B. từ lỏng tới quánh dẻo C. rắn chắc D. lỏng ngoài, rắn trong Câu 20: Nhiệt độ tối đa của lớp vỏ Trái Đất là A. 1.0000 CB. 2.000 0 C C. 3.0000 CD. 4.000 0 C II. Tự luận: 5 điểm Câu 1 (2 điểm): Nêu đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất? Câu 2 (2 điểm): Trình bày đặc điểm dạng địa hình bình nguyên và nêu ý nghĩa của chúng đối với sản xuất nông nghiệp? Câu 3 (1 điểm): Địa phương nơi em ở có dạng địa hình nào? Nêu ý nghĩa của dạng địa hình đó? HẾT