Đề thi học kì I Lịch sử Lớp 6 - Mã đề 134 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I Lịch sử Lớp 6 - Mã đề 134 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_i_lich_su_lop_6_ma_de_134_nam_hoc_2018_2019_tr.doc
Nội dung text: Đề thi học kì I Lịch sử Lớp 6 - Mã đề 134 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề
- PHÒNG GD & ĐT LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: LỊCH SỬ 6 Năm học 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi: 134 (Ngày thi: 6/12/2018) I. Trắc nghiệm (5 điểm) - Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng - Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1: Việc sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tác công cụ lao động có tác dụng đối với nghề sản xuất nào? A. Nông nghiệp trồng lúa B. Thủ công nghiệp C. Thương nghiệp D. Giao thông đường bộ Câu 2: Xã hội nước ta thời nguyên thủy có gì đổi mới ? A. Xuất hiện bộ lạc thay thế làng bản B. Sản xuất thủ công nghiệp dần thay thế nông nghiệp C. Kĩ thuật làm đồ đồng dần thay thế đồ đá D. Chế độ phụ hệ dần thay thế dần chế độ mẫu hệ Câu 3: Người nguyên thủy đã chế tạo đồ gốm bằng cách nào? A. Nặn đất sét rồi đem nung cho khô cứng B. Nặn đất sét rồi phơi cho khô cứng C. Nặn đất sét rồi phơi nắng D. Nặn đất sét rồi sấy cho khô cứng Câu 4: Chủ nhân của nền văn hóa nào sống ở vùng châu thổ sông Mã? A. Văn hóa Hoa Lộc B. Văn hóa Sa Huỳnh C. Văn hóa Phùng Nguyên D. Văn hóa Đông Sơn Câu 5: Tổ chức xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn là chế độ gì? A. Chế độ thị tộc B. Chế độ thị tộc mẫu hệ C. Chế độ thị tộc phụ hệ D. Chế độ bình đẳng nam nữ Câu 6: Hình thức phân công lao động đầu tiên của người Việt cổ là gì? A. Thủ công tách khỏi nông nghiệp B. Đồ gốm và nghề dệt vải C. Lao động nam, nữ khác nhau D. Rèn sắt và trồng lúa nước Câu 7: Ý nghĩa của việc phát minh trồng trọt, chăn nuôi nguyên thủy là A. biết phụ thuộc vào tự nhiên B. có thể ở lại lâu dài ở một nơi nào đó C. giảm bớt cảnh sống nay đây mai đó D. tự tạo ra lương thực, thức ăn cần thiết Câu 8: Các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng loạt những di tích của Người tối cổ trên đất nước ta vào thời gian nào? A. 1960-1965 B. 1975-1980 C. 1970-1975 D. 1965-1970 Câu 9: Thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long ngoài biết dùng đá, tre, gỗ, sừng làm công cụ và đồ dùng cần thiết họ còn biết làm A. Đồ gốm B. Đồ sắt C. Đồ đồng D. Đồ sứ Câu 10: Thời gian hình thành những trung tâm văn hóa lớn (Sa Huỳnh, Đông Sơn, Óc Eo) là A. thế kỷ VI đến thế kỷ II TCN B. thế kỷ VIII đến thế kỷ I TCN C. thế kỷ VIII đến thế kỷ II TCN D. thế kỷ VII đến thế kỷ I TCN Câu 11: Di chỉ: cục đồng, dây đồng, xỉ đồng được tìm thấy ở A. Sơn Vi B. Óc Eo C. Phùng Nguyên D. Đồng Nai Câu 12: Răng của người tối cổ được phát hiện ở đâu trên đất nước ta? A. Xuân Lộc (Đồng Nai) B. Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn) C. Quỳnh Văn (Nghệ An) D. Núi Đọ, Quảng Yên (Thanh Hóa)
- Câu 13: Ý nghĩa của những sáng tạo thời nguyên thủy trên đất nước ta là? A. Tạo điều kiện để chế tác thêm nhiều loại hình công cụ B. Tránh được thú dữ và bảo vệ thành quả lao động C. Tạo điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao dần cuộc sống D. Cầm nắm công cụ dễ dàng hơn Câu 14: Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của thuật luyện kim thời Phùng Nguyên, Hoa Lộc là gì ? A. Nhu cầu cải tiến công cụ sản xuất của người nguyên thủy B. Nhờ việc chăn nuôi gia súc, đánh cá ngày càng phát triển C. Nhờ sự phát triển của ghề làm gốm. D. Nhu cầu trồng các loại rau, đậu, bí, đặc biệt là trồng lúa nước Câu 15: Đâu không là những biểu hiện trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long ? A. Chôn cất người đã mất với công cụ lao động B. Biết làm đồ trang sức (vỏ ốc xuyên lỗ, vòng tay đá, ) C. Vẽ trên vách hang động những hành động của mình D. Ghè đẽo các hòn cuội ven suối làm rìu Câu 16: Những bằng chứng nào chứng tỏ người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã biết luyện kim? A. Những cục xỉ đồng, dùi đồng, B. Những lớp vỏ sò dày. C. Dấu vết thóc gạo cháy. D. Đồ gốm có hoa văn. Câu 17: Thuật luyện kim được phát minh nhờ vào nghề nào? A. Làm đồ trang sức B. Làm gốm C. Chăn nuôi D. Lúa nước Câu 18: Hai câu thơ: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là câu nói của ai” A. An Dương Vương B. Võ Nguyên Giáp C. Cao Lỗ D. Hồ Chí Minh Câu 19: Đâu không là điểm phát triển mới trong xã hội Văn Lang ? A. Công cụ lao động được cải tiến, phong phú, đa dạng B. Thay chế độ phụ hệ sang mẫu hệ C. Xã hội có sự phân chia giai cấp D. Xã hội có sự phân công lao động Câu 20: Nguyên nhân dẫn đến sự phân công lao động là A. do người được bầu làm quản lý được chia phần thu hoạch lớn hơn B. do công việc chế tác công cụ cần nhiều đàn ông hơn phụ nữ C. do nông nghiệp phát triển, cần có người cuốc cày, làm đất, và cần có người lo việc ăn uống D. do quá trình không ngừng mở rộng vùng cư trú của người nguyên thủy II. Tự luận (5 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) a, Trình bày sự ra đời nghề nông trồng lúa nước ở nước ta? (2,0 điểm) b, Theo em nghề nông trồng lúa ra đời có ý nghĩa gì? (1,0 điểm) Câu 2: (2, 0 điểm) Giải thích vì sao con người lại định cư lâu dài ở các đồng bằng ven sông lớn? (2,0 điểm)