Đề thi học kì II Lịch sử Lớp 9 - Đề 3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

doc 4 trang thuongdo99 3130
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II Lịch sử Lớp 9 - Đề 3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_ii_lich_su_lop_9_de_3_nam_hoc_2019_2020_truong.doc

Nội dung text: Đề thi học kì II Lịch sử Lớp 9 - Đề 3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TỔ XÃ HỘI MÔN: LỊCH SỬ 9 TỔ XÃ HỘI MÔN: LỊCH SỬ 9 Năm học 2019 – 2020 Tuần 30 – Tiết 44 Năm học 2019 – 2020 Tuần 29 – Tiết 36 ĐỀ 1 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ 2 Thời gian làm bài: 45 phút (Mã đề 003) (Mã đề 001 ) Đề kiểm tra gồm 4 trang Họ và tên: Lớp: . Học sinh làm vào phiếu bài làm. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm) Câu 1: Trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương (1945-1954), Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mĩ do A. kinh tế tài chính Pháp bị khủng hoảng. B. Pháp bị thất bại trên khắp chiến trường Việt Nam và Đông Dương. C. cách mạng Trung Quốc thắng lợi, giúp đỡ cuộc kháng chiến ở Việt Nam. D. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến ở Việt Nam. Câu 2: Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? A. Có hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu. B. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, tnh thần căm thù giặc sâu sắc. C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ. D. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương. Câu 3: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh A. thực dân kiểu mới. B. ngoại giao. C. thực dân kiểu cũ. D. kinh tế. Câu 4: So với các chiến lược chiến tranh trước, qui mô của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” có sự thay đổi như thế nào? A. Mở rộng chiến tranh ra toàn chiến trường Đông Dương. B. Mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc. C. Lôi kéo nhiều nước tham gia vào chiến tranh Việt Nam. D. Chiến trường chính là miền Nam Việt Nam. Câu 5: Trận then chốt mở màn chiến dịch Tây Nguyên trong cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là A. Kon Tum. B. P lây-cu. C. Đắc Lắc. D. Buôn Ma Thuột. Câu 6: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15 (đầu năm 1959) của Đảng đã có chủ trương quan trọng gì đối với cách mạng miền Nam? A. Xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là giành chính quyền về tay nhân dân. B. Dùng đấu tranh ngoại giao để kết thúc chiến tranh. C. Tiếp tục đấu tranh chính trị, hòa bình. D. Nhờ sự giúp đỡ của các nước XHCN để đánh Mĩ -Diệm. Câu 7: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào? Trang 1/4 - Mã đề thi 003
  2. A. Cách mạng miền Nam đang gặp khó khăn. B. Cách mạng hai miền đang đứng trước rất nhiều khó khăn. C. Cách mạng hai miền Nam - Bắc có bước phát triển quan trọng. D. Cách mạng miền Bắc đang có nhiều thuận lợi. Câu 8: Âm mưu của Mĩ đối với miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 là A. biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Mĩ. B. đưa quân đội Mĩ vào miền Nam. C. phá hoại các cơ sở kinh tế của ta. D. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Câu 9: Hạn chế của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương đối với Việt Nam là A. Chưa giải phóng được vùng nào ở nước ta. B. Chỉ giải phóng được vùng Tây Bắc. C. Mới giải phóng được miền Bắc. D. Chỉ giải phóng được miền Nam. Câu 10: “Thắng lợi đó mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Đó là thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam? A. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. B. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). C. Thắng lợi trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. D. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975). Câu 11: Phong trào "Đồng khởi" đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam Việt Nam vì đã A. đưa nhân dân lên làm chủ ở nhiều thôn, xã ở miền Nam. B. làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. C. đưa cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. D. giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam. Câu 12: Thắng lợi nào chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ? A. Chiến thắng Vạn Tường. B. Chiến thắng Đồng Xoài. C. Chiến thắng Bình Giã. D. Chiến thắng Ấp Bắc. Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là âm mưu của Mĩ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất(1965-1968)? A. Uy hiếp tinh thần chiến đấu của các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. B. Cứu nguy cho chiến lược “ chiến tranh cục bộ”. C. Ngăn chặn ngồn chi viện từ ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam. D. Phá hoại tiềm lực kinh tế và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Câu 14: Tại sao cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp? A. Do lập trường ngoan cố của Pháp - Mĩ. B. Do tình hình thế giới diễn ra căng thẳng. Trang 2/4 - Mã đề thi 003
  3. C. Do lập trường ngoan cố của Pháp. D. Do lập trường ngoan cố của Mĩ. Câu 15: Tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng trong cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là A. Châu Đốc. B. Bạc Liêu. C. Cà Mau. D. Rạch Giá. Câu 16: Ngày 10 tháng 10 năm 1954 đánh dấu sự kiện gì trong lịch sử Việt Nam? A. Mĩ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam. B. Quân Pháp rút khỏi miền Bắc. C. Quân Pháp rút khỏi Hải Phòng. D. Quân ta tiến về giải phóng thủ đô Hà Nội. Câu 17: Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam? A. Chiến thắng Vạn Tường ( Quảng Ngãi) năm 1965. B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. C. Trận “ Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. D. Chiến thắng Ấp Bắc ( Mĩ Tho) năm 1963. Câu 18: Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) của Mĩ được tiến hành bằng lực lượng nào? A. Lực lượng tổng lực với vũ khí, trang bị hiện đại, tối tân nhất B. Quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy. C. Quân viễn chinh Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. D. Quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. Câu 19: Điểm giống nhau cơ bản trong các chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", "Chiến tranh cục bộ" và "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mĩ là gì? A. Đều là loại hình chiến tranh tổng lực B. Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân C. Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ. D. Đều là loại hình chiến tranh toàn diện Câu 20: Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là A. rút dần quân Mĩ về nước. B. “dùng người Việt đánh người Việt”, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. C. đề cao học thuyết Ních-xơn. D. tận dụng người Việt Nam vì mục đích thực dân mới của Mĩ, “dùng người Việt đánh người Việt”. Câu 21: Chiến thắng nào dưới đây của ta mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam? A. Chiến thắng Bình Giã. B. Chiến thắng Ấp Bắc. C. Chiến thắng Đồng Xoài. D. Chiến thắng Vạn Tường. Câu 22: Quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội vào ngày nào? A. 10-10-1954 B. 11-10-1955 C. 11-10-1954 D. 10-10-1955 Câu 23: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua 3 chiến dịch lớn nào? A. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Trang 3/4 - Mã đề thi 003
  4. B. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột. C. Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng. D. Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Tây Nguyên. Câu 24: Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là do A. thất bại trong cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 của quân ta. B. thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. C. thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. D. thất bại ở trận Vạn Tường. Câu 25: Ý nghĩa quan trọng của Hiệp định Pa-ri năm 1973 đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là A. đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “ngụy nhào”. B. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ. C. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút”, “ngụy nhào”. D. Mĩ buộc phải rút khỏi miền Nam, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng miền Nam. Câu 26: Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam? A. Phước Long. B. Tây Nguyên. C. Huế- Đà Nẵng. D. Quảng Trị. Câu 27: Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước là A. sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. B. kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. C. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. D. không ngừng củng cố tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Câu 28: Sự kiện lịch sử diễn ra lúc 11h30 phút ngày 30/4/1975 là A. quân ta nổ súng bắt đầu mở chiến dịch Hồ Chí Minh. B. lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập. C. xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc lập. D. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức. PHẦN II. TỰ LUẬN ( 3 điểm) Câu 1 (1 điểm): Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, em hãy chứng minh: Từ năm 1961-1965, với những chiến thắng dồn dập trên mặt trận quân sự, quân dân ta ở miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ? Câu 2 (1 điểm): Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống nhau? Câu 3 (1 điểm): Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước giành thắng lợi là kết quả của sự đồng lòng nhất trí, giàu lòng yêu nước của nhân dân hai miền Nam - Bắc. Theo em, thế hệ trẻ hiện nay cần làm gì để phát huy truyền thống của cha ông, đóng góp công sức xây dựng và bảo vệ quê hương? HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 003