Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)

doc 3 trang Đăng Bình 08/12/2023 1030
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN HẢI CHÂU ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2016 - 2017 LÝ THƯỜNG KIỆT Môn: Ngữ văn - Lớp 8 (Đề chính thức) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4,0 điểm) M. Faraday, nhà vật lý học nổi tiếng người Anh đã nói: "Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại". Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 2: (6,0 điểm) Trong bài thơ “Nhớ rừng”, Thế Lữ đã viết: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” (Ngữ văn 9, tập 2) Nhận xét về đoạn thơ, có ý kiến cho rằng:“Đây là đoạn tuyệt bút. Cả bốn bức tứ bình đều là những chân dung tự họa khác nhau của con hổ nhưng đã khái quát trọn vẹn về cái “thời oanh liệt” của chúa sơn lâm”. Phân tích đoạn thơ trên để làm sáng tỏ điều đó. HẾT 1
  2. UBND QUẬN HẢI CHÂU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2016-2017 LÝ THƯỜNG KIỆT Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐỀ CHÍNH THỨC) Câu 1: (4điểm) * Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội, có bố cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng linh hoạt, phù hợp. Lời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi chính tả. (1,0đ) * Về kiến thức: Cần đáp ứng được các ý sau (3 điểm) I. Mở bài: (0,5đ) - Nêu được vấn đề cần nghị luận. II. Thân bài: (3đ) 1/ Giải thích: - Khi chúng ta nhìn lại cuộc sống của mình, rất dễ dàng để nhận ra mọi việc đều đến rồi đi. Niềm vui, nỗi đau, sự khen ngợi, chê trách, khó khăn, dễ dàng, thành đạt, thất bại và bao nhiêu điều khác nữa. - Tình người là những tình cảm đẹp đẽ của con người, gắn kết những trái tim. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn, và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng. 2/ Bàn luận - Câu nói trên có tác dụng như một sự nhắc nhở rằng mọi thứ đều có không gian, thời gian nhất định của nó, một quy luật cơ bản là không có điều gì tồn tại mãi mãi. - Cuộc sống chỉ tồn tại lâu bền nhất khi được nuôi dưỡng bởi suối nguồn của tình người. (d/c) - Thực tế, có những con người chạy theo quyền chức, danh lợi sống thiếu chân thành, đề cao cái tôi cá nhân, lợi dụng hoặc xu nịnh kẻ khác mà đánh mất nhân tâm, đánh mất tình người > một lối sống ti tiện và thiếu tình người. (d/c) 3/ Bài học nhận thức và hành động: - Ý nghĩa của câu nói: Hãy sống yêu thương nhau. Đó là đạo đức của con người. Sống với tấm lòng rộng lượng, vị tha, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua mọi lỗi lầm, sai phạm của người khác và không bao giờ nhắc đến - Liên hệ và bài học cho bản thân về động cơ sống và cách sống sao cho tình người còn mãi. III. Kết bài: (0,5đ) - Khẳng định lại vấn đề Câu 2: (6 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết được bài văn nghị luận chứng minh, bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt lưu loát, không sai chính tả, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu sau: 2
  3. a. Mở bài:Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn thơ (0.5 điểm) b. Thân bài: - Khái quát nhận định: (0.5 điểm) + Đây là đoạn thơ hay, cấu trúc tứ bình: bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ làm nền để hình ảnh hổ được nổi bật. Bức chân dung tự họa khác nhau: chân dung hổ trong bốn cảnh ở bốn thời điểm được vẽ lại bằng kỉ niệm, bằng hồi ức của chính nó. Thời oanh liệt : thời tự do, tung hoành, thống trị đại ngàn của chúa tể rừng xanh. + Đoạn thơ này nằm trong chuỗi hồi ức về quá khứ oai hùng, mỗi cảnh gồm hai câu thơ, câu trước tả cảnh rừng, câu sau là chân dung của hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ. - Phân tích, chứng minh: (3 điểm) + Cảnh đêm trăng đẹp, thơ mộng, huyền ảo. Hổ như một thi sĩ lãng mạn thưởng thức cái đẹp bên dòng suối.( dẫn chứng thơ và phân tích) + Cảnh ngày mưa ào ạt, dữ dội. Hổ vừa như bậc quân vương uy nghi, bình tĩnh, ung dung trước mọi sự biến động, vừa giống một nhag hiền triết thâm trầm lặng ngắm đất trời thay đổi sau mưa bão ( dẫn chứng thơ) + Cảnh bình minh tươi đẹp, rực rỡ. Hổ như một đế vương hưởng lạc thú, say giấc nồng giữa khúc ca của muôn loài.( dẫn chứng thơ) + Cảnh hoàng hôn đỏ rực màu máu. Hổ như một bạo chúa rừng già, tàn bạo đang giành lấy quyền lực làm chủ bóng tối, làm chủ vũ trụ. (dẫn chứng thơ ) -> Bộ tranh tứ bình đẹp, tái hiện quá khứ huy hoàng, tự do với cảnh núi rừng hoang sơ, thơ mộng, kì vĩ, hổ hiện lên với tư thế lẫm liệt kiêu hùng, đầy uy lực. -Tổng hợp, đánh giá: (1điểm) + Khẳng định ý kiến ở đề bài là chính xác. Đoạn tứ bình là đoạn tuyệt bút hay nhất của bài thơ, là bức chân dung tự họa của nhân vật trữ tình trong bốn thời điểm đã khái quát được một thời quá khứ oanh liệt, tự do, huy hoàng của chúa tể rừng xanh. + Đoạn thơ mượn lời tâm sự của con hổ để diễn tả kín đáo tâm trạng và khát vọng của con người : Tâm trạng của nhà thơ lãng mạn, thân tù hãm nhưng tâm hồn vẫn nhớ thời hoàng kim của tự do, do đó bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường . Đó cũng là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước, nhớ tiếc khôn nguôi một “thời oanh liệt” của lịch sử dân tộc. Đoạn thơ góp phần khơi sâu cảm hứng chủ đạo của toàn bài thơ. + Nghệ thuật: (0.5 điểm) Đây là đoạn thơ tiêu biểu với những sáng tạo nghệ thuật độc đáo: thể thơ tám chữ với vần điệu uyển chuyển, hình ảnh thơ mang tính hội họa cao, diễm lệ, kì ảo, dữ dội và bi hùng; nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tinh tế c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề (0.5 điểm) Lưu ý: Giáo viên chấm điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: hình thức và nội dung. - Nhóm chấm thảo luận biểu điểm chi tiết cho từng phần. HẾT 3