Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)

doc 7 trang Đăng Bình 08/12/2023 1580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN HẢI CHÂU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2018- 2019 LÝ THƯỜNG KIỆT Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm) Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói của Vic-to Huy –gô: “Con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời: không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được”. Câu 2: (6 điểm) Nhận xét về hai bài thơ “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) và “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu), có ý kiến cho rằng : “ Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau”. Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT
  2. UBND QUẬN HẢI CHÂU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2018 -2019 LÝ THƯỜNG KIỆT Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐÁP ÁN Câu 1: (4điểm) * Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội, có bố cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng linh hoạt, phù hợp. Lời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi chính tả. (1,0đ) * Về kiến thức: Cần đáp ứng được các ý sau (3 điểm) I. Mở bài: (0,5đ) -Nêu được vấn đề cần nghị luận. II. Thân bài: (3đ) 1.Giải thích. + Tình thương: lòng nhân ái, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người khác. + Vườn hoa: nơi nảy sinh, nơi hình thành cái tốt đẹp. + Không ánh nắng mặt trời: không có ánh sáng, hơi ấm, không có nguồn sống. + Không có gì: sự phủ định hoàn toàn và triệt để. + Đẹp đẽ và hữu ích: cái đẹp và cái tốt, cái thiện, cái có ích. + Nảy nở: nảy sinh, tồn tại và phát triển => Tóm lại, nếu không có tình thương thì cuộc sống của con người sẽ không thể có được những điều tốt đẹp và có ích. Nói cách khác, tình thương chính là thứ sẽ làm nảy sinh tất cả những điều tốt đẹp cho cuộc sống. 2. Bình luận *. Chứng minh vai trò của tình thương trong cuộc sống - Trong cuộc sống, bên cạnh những người may mắn và hạnh phúc, còn có rất nhiều người gặp cảnh đau khổ, bất hạnh, luôn cần sự sẻ chia, giúp đỡ, cần tình thương yêu. - Nếu thiếu tình thương, con người sẽ không thể làm được những điều tốt đẹp, hữu ích cho người khác: không biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ và đồng cảm với người khác lúc họ gặp khó khăn, hoạn nạn; thậm chí còn làm những điều xấu xa, tàn ác khiến người khác phải chịu mất mát, đau khổ. - Khi thiếu tình thương, con người cũng không thể tạo ra và gìn giữ được điều tốt đẹp cho chính mình (biến thành người vô cảm, tàn nhẫn và ích kỉ, xấu xa) và cho người khác. - Ngược lại, con người có tình thương tạo ra nhiều điều tốt đẹp: sự đồng cảm, chia sẻ; sự bao dung, Nói khác đi, tình thương là nền tảng nuôi dưỡng cho những phẩm chất, tình cảm, suy nghĩ tốt đẹp khác của con người. *Bình luận . Trong câu nói, Huy-gô có cái nhìn đầy tính nhân văn, vừa rất mực tin yêu cuộc sống vừa tỉnh táo, sâu sắc. + Trong xã hội ngày nay, có nhiều người biết mở rộng vòng tay yêu thương và nhân ái làm sáng ngời truyền thống “tương thân tương ái”, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Những người như thế đáng được ngợi ca và tôn vinh. + Song bên cạnh đó, vẫn còn có bao kẻ vô tâm, vô cảm, ích kỉ và xấu xa, độc ác để thỏa mãn những dục vọng tầm thường, đê hèn. Chúng phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc.
  3. 3.Bài học. - Cuộc sống chỉ trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa khi con người biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông với những số phận bất hạnh -Hãy yêu thương người khác. Đó là cách chăm sóc khu vườn tâm hồn của mỗi người. Câu 2 (6điểm) A.Yêu cầu chung : - Yêu cầu về hình thức : Bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp, diễn đạt lưu loát, ít sai chính tả. Bài làm đúng thể loại. - Yêu cầu về nội dung I. Mở bài : - Giới thiệu khái quát bối cảnh Việt Nam trước CMT8 : Dân tộc ta chìm trong ách nô lệ của TD Pháp, nhiều thanh niên trí thức có tâm huyết với non sông đất nước đều khao khát tự do. - Bài thơ “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) , “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu ) đều nói lên điều đó. - Trích ý kiến II. Thân bài : Lần lượt làm rõ 2 luận điểm sau Luận điểm 1 : Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng : Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ ( d/c : Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt ) , mới uất ức khi bị giam cầm ( d/c : Ngột làm sao , chết uất thôi ) Không chấp nhận cuộc sống nô lệ , luôn hướng tới cuộc sống tự do : + Con hổ nhớ về cuộc sống tự do vùng vẫy ở núi rừng đại ngàn : Những đêm trăng đẹp , những ngày mưa, những bình minh rộn rã tưng bừng Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như một bậc đế vương đầy quyền uy ( d/c ) + Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đày nhưng tâm hồn vẫn hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè rữc rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, đầy hương vị ngọt ngào ( d/c ) Luận điểm 2 : Thái độ đấu tranh cho tự do khác nhau - “Nhớ rừng” là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự yêu nước , đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con đường giải thoát, đành buông xuôi, bất lực. Họ đã tuyệt vọng, đã hết ước mơ chiến thắng, đã thôi nghĩ đến hành động Đây là thái độ đấu tranh tiêu cực (d/c ) - Khi con tu hú là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, đại diện cho những thanh niên đã đi theo con đường cứu nước mà cách mạng chỉ ra, biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên quyết theo đuổi. Họ tin ở tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ tự do. Họ không ngừng đấu tranh để giải phóng dân tộc . Đây là thái độ đấu tranh rất tích cực.( d/c ) 3. Kết bài : Khẳng định lại giá trị của hai bài thơ - Trân trọng nỗi niềm yêu nước sâu kín. Đó là nỗi đau nhức nhối vì thân phận nô lệ, khơi dậy niềm khao khát tự do và nhớ tiếc thời oanh liệt của dân tộc. - Tiếng nói khao khát tự do ,ý thức đấu tranh giành tự do mạnh mẽ trong “Khi con tu hú” có tác dụng tích cực đối với thanh niên đương thời.
  4. UBND QUẬN HẢI CHÂU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2018- 2019 LÝ THƯỜNG KIỆT Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề dự bị Câu 1: (4 điểm) Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Câu 2: (6 điểm) Có ý kiến cho rằng: Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của ông. Qua bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT
  5. UBND QUẬN HẢI CHÂU TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LÝ THƯỜNG KIỆT NĂM HỌC 2018 -2019 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐÁP ÁN Câu 1: (4điểm) * Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội, có bố cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng linh hoạt, phù hợp. Lời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi chính tả. (1,0đ) * Về kiến thức: Cần đáp ứng được các ý sau (3 điểm) I. Mở bài: (0,5đ) -Nêu được vấn đề cần nghị luận. II. Thân bài: (3đ) 1.Giải thích: - giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội . - Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. 2.Phân tích – chứng minh : Ý 1: Đời người cần trải qua những thử thách để trưởng thành: Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc, họ sống thật đẹp và hào hùng.( Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Nguyễn Viết Xuân “nhằm thẳng quân thù mà bắn” ) - Trong gian khó, con người được rèn luyện như thép được tôi trong lửa; thực tế gian nan giúp con người hình thành được nhiều phẩm chất đáng quý: ý chí, nghị lực, bản lĩnh, sáng tạo, năng động,v.v Ý 2: Không cúi đầu trước giông tố, vẻ đẹp nhân cách con người tỏa sáng: - Dù trong hoàn cảnh nào, khi con người không cúi đầu trước thử thách, con người sẽ trưởng thành và nhân cách sẽ tỏa sáng (Ngô Bảo Châu ) - Không cúi đầu trước gian khó, trước hết con người phải vượt lên chính mình, chiến thắng bản thân, xông xáo năng động trong cuộc sống. Đó cũng là sống đẹp. * Dẫn chứng: - Thực tế học tập, lao động của lớp trẻ hiện nay có bao tấm gương sống đẹp: + Những thủ khoa đại học nhà nghèo vượt khó: °Lê Minh Khiết – HS trương THPT chuyên Lê Khiết ( Quảng Ngãi) với hattrick thủ khoa: Thủ khoa Tốt nghiệp THPT (56 điểm), thủ khoa Đại học Ngoại thương TPHCM (28,5 điểm), thủ khoa Đại học Y dược TPHCM (29,5 điểm). °Vũ Văn Thanh,HS trường THPT Tô Hiệu, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) nhà nghèo, vừa đi học vừa làm thêm phụ hồ để có tiền phụ giúp gia đình và trang trải việc học, tự học và đỗ hai trường đại học: đỗ thủ khoa Đại học Hải Phòng và đỗ Đại học Ngoại thương (cơ sở Hà Nội). + Những người chiến đấu với căn bệnh nan y để sống có ích thật đáng khâm phục :
  6. °Sự kiện tại TPHCM, với chủ đề “Vượt lên và chiến thắng”, 150 bệnh nhân ung thư đã tham gia thi đá bóng để chiến đấu với bệnh tật. Dù không thể bước nhanh hơn, dù các đấu thủ đã hoàn tất phần thi, một bệnh nhân 60 tuổi vẫn không bỏ cuộc và chia sẻ: "Tôi không thi để thắng thua với người khác, tôi chỉ muốn chiến thắng bản thân mình". Bình luận: - Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. Câu nói ngắn gọn nhưng cô đúc, có nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ. - Phê phán lối sống hèn nhát, cầu an, ngại khó Bài học: * Nhận thức: Gian nan là thử thách của cuộc đời, con người được tôi luyện trong thử thách sẽ trưởng thành. * Hành động: dám nghĩ – dám làm, phải năng động, phải rèn luyện tu dưỡng những phẩm chất cần có ở những con người của thời đại mới có khả năng vượt qua mọi thử thách để thành công. III. Kết bài: (0,5đ) - Khẳng định lại vấn đề Câu 2: 6 điểm * Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học, có bố cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng linh hoạt, phù hợp. Lời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi chính tả. (1đ) * Về kiến thức: Cần đáp ứng được các ý sau (5đ ) I. Mở bài: (0,5đ) Dẫn dắt, giới thiệu về tình yêu quê hương của Tế Hanh và bài thơ Quê hương. II. Thân bài: (5đ) - Tình yêu quê hương được thể hiện qua niềm tự hào khi giới thiệu về quê hương: + Lời giới thiệu giản dị, mang nét riêng của người miền biển: lấy thời gian để đo chiều dài của không gian. + Lời thơ tha thiết, bồi hồi, chan chứa niềm tự hào về quê hương. - Tình yêu quê hương còn được thể hiện trong nỗi nhớ về cảnh sinh hoạt, cảnh lao động của người dân chài lưới: + Sáu câu thơ tiếp theo là cảnh “dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” trong một “sớm mai hồng”. Đây vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Học sinh phân tích những hình ảnh thơ tiêu biểu, độc đáo trong đoạn thơ. + Đoạn thơ thứ ba là cảnh dân làng đón đoàn thuyền cá trở về. Bốn câu đầu là một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập, đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ những con cá tươi ngon, từ lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên bể lặng để đoàn thuyền trở về bình yên. Bốn câu sau miêu tả người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến sau chuyến ra khơi. Qua các biện pháp nghệ thuật, sự sáng tạo độc đáo của tác giả, hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn với tầm vóc phi thường Qua đó thể hiện tâm hồn tinh tế, tài hoa và tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của Tế Hanh. - Tình yêu quê hương được thể hiện trực tiếp trong nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương của người con khi xa cách:
  7. + Nỗi nhớ chân thành, tha thiết nên lời thơ giản dị; cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” + Hương vị lao động làng chài chính là hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương. Nhà thơ đã cảm nhận được chất thơ trong cuộc sống lao động hàng ngày của người dân nên hình ảnh thơ tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động, của sự sống. - Tế Hanh đã sáng tạo được nhiều hình ảnh thơ chân thực nhưng cũng rất đẹp, bay bổng lãng mạn. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào những sự vật gần gũi, giản dị khiến cho các sự vật mang một vẻ đẹp, một tầm vó bất ngờ. Từ đó, tình yêu quê hương của Tế Hanh càng trở nên tha thiết, sâu nặng hơn. III. Kết bài: (0,5đ) Khái quát, khẳng định lại vấn đề. Lưu ý: GK căn cứ vào thực tế bài làm của HS để cho điểm phù hợp đánh; phát hiện, trân trọng những bài viết có ý kiến riêng, miễn hợp lý, thuyết phục. Chú ý những bài viết có chiều sâu, thể hiện sự sáng tạo.