Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thanh Quan

docx 2 trang thuongdo99 2900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thanh Quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2021_tru.docx

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thanh Quan

  1. PHẦN I: (6,0 điểm). Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long mang nhịp thở của những con người lao động mới với sự cống hiến âm thầm, bình dị mà cao đẹp. Dưới đây là một đoạn trích trong thiên truyện giàu chất thơ này: “ Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.” (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - tập 1) 1. Xác định ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn trên (0.5 điểm) 2. Xét về mục đích nói, câu: “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?" thuộc kiểu câu nào? Theo em, việc sử dụng kiểu câu ấy trong đoạn văn đã thể hiện những suy nghĩ gì của anh thanh niên ? (1điểm) 3. Qua lời tâm sự của anh thanh niên, em thấy anh đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý nào? (1 điểm) 4. Dựa vào truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách tổng phân hợp để làm rõ ý kiến sau: “Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã cho ta thấy dưới vẻ thơ mộng lặng lẽ của Sa Pa, nơi thường gợi đến sự nghỉ ngơi, vẫn có những con người đang hăng say làm việc và lo nghĩ cho đất nước". Đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú và một câu phủ định (Gạch chân, chú thích), (3.5 điểm). PHẦN II: (4,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi: Thời gian vật lí vô hình, giá lạnh, đi trên một con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy (tuyệt hảo bởi không bao giờ hư), tạo tác và phá huỷ mọi sinh vật, mọi hiện hữu. Trong khi đó, thời gian tâm lí lại hữu hình, nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh lúc chậm với bao kỉ niệm nhớ thương về dĩ vãng, cũng như bao nhiêu dự trù lo lắng cho tương lai (Trích SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2018, tr 50) 1. Phần in đậm nói về thời gian tâm lí trong đoạn trích trên gợi liên tưởng đến một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Trong bài thơ đó, có một khổ thơ đã diễn tả thời gian hiện tại như ngưng đọng để bao nhiêu kỉ niệm nhớ thương về dĩ vãng ùa về ngập tràn trong nỗi nhớ, hãy chép chính xác khổ thơ đó và cho biết tên tác giả, tác phẩm. 2. Chỉ ra một phép liên kết và một thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích trên. 3. Từ nội dung của đoạn trích trên cùng với hiểu biết của bản thân về thời gian vật lí, em hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày ý kiến của em về việc sử dụng thời gian của các bạn trẻ ngày nay.