Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ Văn Lớp 9 (Đề tham khảo) - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nam Định (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ Văn Lớp 9 (Đề tham khảo) - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nam Định (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_lop_9_de_tham.docx
NGU VAN_DA DE THAM KHAO.docx
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ Văn Lớp 9 (Đề tham khảo) - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nam Định (Kèm đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2020 – 2021 Bài thi: Ngữ văn ĐỀ THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút. (Đề thi gồm: 02 trang) Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Phương châm hội thoại nào được thể hiện trong câu ca dao sau? Kim vàng ai nỡ uốn câu, Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời. (Ca dao) A. Phương châm quan hệ B. Phương châm về chất C. Phương châm về lượng D. Phương châm lịch sự Câu 2. Dòng nào giải thích đúng nghĩa của từ nói móc? A.Nói chen vào chuyện của người khác khi chưa được hỏi đến B. Nói nhằm châm chọc vào điều không hay của người khác một cách cố ý C. Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau D.Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói Câu 3. Cụm từ in đậm trong câu văn sau là thành phần gì của câu? “Hồi còn đế quốc, mỗi bận đi đâu xa, khoe làng, ông chỉ khoe cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông.” (Kim Lân) A. Thành phần khởi ngữ B. Thành phần phụ chú C. Thành phần chủ ngữ D. Thành phần trạng ngữ Câu 4. Các câu trong đoạn văn sau đây liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? “Trong suốt tuổi thơ, có một ngọn gió không bao giờ ngưng thổi qua cuộc đời những đứa trẻ thôn quê như tôi – ngọn gió của đói rét. Lúc nào chúng tôi cũng đói, lúc nào chúng tôi cũng rét như ông bà, cha mẹ chúng tôi. Lúc nào chúng tôi cũng sống trong ngôi nhà ẩm thấp, mù tối và tiếng chó sủa suốt đêm ” (Nguyễn Quang Thiều). A. Phép thế, phép liên tưởng B. Phép thế, phép lặp C. Phép nối, phép thế D. Phép lặp, phép nối Câu 5. Dòng nào không phải là thành ngữ trong các dòng dưới đây. A. Lá lành đùm lá rách B. Mắt phượng mày ngài C. Ruột để ngoài da D. Mẹ tròn con vuông Câu 6. Câu văn nào sau đây có thành phần khởi ngữ? A. Nó nhanh nhẹn nhưng hơi bừa bộn. B. Nó là một người rất nhanh nhẹn. C. Về sự nhanh nhẹn thì nó là nhất trong số các chị em. D. Người nhanh nhẹn nhất nhà là nó. Câu 7. Chỉ ra hiệu quả của phép tu từ nói giảm – nói tránh được sử dụng trong câu thơ sau: “Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương” (Nguyễn Du) A. Giảm đi cảm giác đau thương mất mát B. Thể hiện thái độ nhã nhặn, lịch sự C. Giảm đi sự đột ngột, bất ngờ D. Thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng 1
- Câu 8. Trong các câu thơ dưới đây của Bằng Việt, từ nhóm nào được dùng với nghĩa chuyển? A. Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa B. Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm C. Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi D. Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? Phần II: Đọc – hiểu (2 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!” – Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ, mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn hai mươi năm nay” – một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: Đôi tai của tâm hồn. (Theo Hoàng Phương – Sống đẹp) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? (0,5 điểm) Câu 2. Nêu ý nghĩa của tình huống bất ngờ trong văn bản trên? (0,75 điểm) Câu 3. Bài học mà em tâm đắc nhất khi đọc xong văn bản? (0,75 điểm) Phần III: Làm văn (6 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Từ nội dung của câu chuyện trong phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận với câu chủ đề: Tình yêu thương là sức mạnh giúp con người vượt qua mọi hoàn cảnh. Câu 2. (4,5 điểm) “Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo.” (Nguyên Ngọc). Em hãy phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2005) để làm sáng tỏ cho nhận định trên. HẾT 2