Giáo án Âm nhạc Lớp Nhà trẻ - Đề tài: Làm quen với âm nhạc - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Tân

docx 10 trang thuongdo99 7940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp Nhà trẻ - Đề tài: Làm quen với âm nhạc - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_lop_nha_tre_de_tai_lam_quen_voi_am_nhac_nam.docx

Nội dung text: Giáo án Âm nhạc Lớp Nhà trẻ - Đề tài: Làm quen với âm nhạc - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Tân

  1. GIÁO ÁN NĂM HỌC 2018 – 2019 Chủ đề: Bé và những người thân yêu trong gia đình Đề tài: Làm quen âm nhạc: *NDC: Nghe hát “Múa cho mẹ xem”, Tác giả: Xuân Giao *NDKH: Vận động theo nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau” Tác giả: Phan Văn Minh Đối tượng: Trẻ 18 - 24 tháng Thời gian: 13 - 17 phút Người soạn: Lê Thị Tân Người dạy: Lê Thị Tân Ngày soạn: 02/3/2019 Ngày dạy: 09/4/2019 I. Mục đích yêu cầu - Trẻ vận động được một số động tác đơn giản theo nhạc cùng cô. - Trẻ biết tên bài hát, biết nội dung bài hát được nghe, có thể múa và nhún theo cô. - Rèn cho trẻ biết chú ý lắng nghe cô hát, rèn một số kỹ năng vận động đơn giản theo nhạc cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết yêu quý mẹ, chăm ngoan, nghe lời mẹ và những người lớn trong gia đình. II. Chuẩn bị - Phông trang trí - Đàn ocgan III.Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Chú ý * LQÂN: NDC : Nghe hát ‘Múa cho mẹ xem’ Tác giả: Xuân Giao NDKH: Vận động theo nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau” Tác giả: Phan Văn Minh HĐ 1: Gây hứng thú. - Các con ơi cô có một điều bí mật các - Trẻ lắng nghe con cùng xem điều bí mật đó nhé! - Các con có biết đây là ai không? - Trẻ trả lời theo gợi ý - Đây là bạn Mai và mẹ của bạn Mai, bạn của cô Mai rất yêu mẹ của mình, cô cũng rất yêu
  2. mẹ của mình còn các con có yêu mẹ của mình không? - Hôm nay là sinh nhật của mẹ bạn Mai - Trẻ lắng nghe đó, bạn Mai rất yêu mẹ, bạn muốn dành tặng mẹ điều bất ngờ và bạn Mai muốn cô và các con sẽ hát múa để tặng mẹ bạn trong ngày sinh nhật. *HĐ2: VĐ theo nhạc bài “Cả nhà thương nhau” - Hôm nay là sinh nhật mẹ bạn Mai cô - Trẻ lắng nghe muốn cả lớp mình cùng cô hát tặng mẹ bạn Mai bài hát “Cả nhà thương nhau” của tác giả Phan Văn Minh. - Cô cùng trẻ hát lại bài hát 1 lần - Trẻ đứng dậy cùng cô - Cho cả lớp đứng lên vận động cùng cô 2 hát. lần. - Cho 2 tổ lần lượt đứng lên vận động: - Trẻ đứng dậy vận động (Trẻ làm theo cô) theo cô - Cho 1 cá nhân lên vận động. - Cô khen ngợi trẻ - Các con vừa vận động bài hát gì? - Bài cả nhà thương nhau - GD trẻ: Các con hãy thể hiện tình cảm - Trẻ lắng nghe yêu thương bố mẹ và những người thân yêu trong gia đình mình bằng việc phải luôn ngoan ngoãn nghe lời mọi người nhé! HĐ 3: Nghe hát "Múa cho mẹ xem” - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Trẻ lắng nghe - Cô hát lần 1: Cô hát kết hợp với nhạc - Cô hát lần 2: Cô đệm đàn và hát - Đàm thoại: - Trẻ trả lời theo gợi ý + Cô vừa hát bài hát gì? - Múa cho mẹ xem + Bạn nhỏ trong bài hát đang làm gì? - Đang múa + Hai bàn tay của bạn nhỏ múa giống con - Con bướm gì? - Cô nêu lại nội dung bài hát: Bạn nhỏ - Trẻ lắng nghe trong bài hát dùng đôi bàn tay của mình để múa cho mẹ xem, khi tay đưa lên thì giống con bướm đang bay múa, khi đưa
  3. tay xuống như con bướm đậu trên cành hoa hồng. - Giáo dục trẻ mẹ là người sinh ra các con - Trẻ lắng nghe vì vậy các con phải yêu quý mẹ của mình, nghe lời mẹ đến lớp ngoan ngoãn không khóc nhè để bố mẹ yên tâm đi làm và yêu quý những người thân trong gia đình. - Cô hát lần 3: Kết hợp cô múa minh họa. - Trẻ đứng dậy múa theo ( Cô khuyến khích trẻ hát hưởng ứng cô theo cô). - Cô nhận xét, tuyên dương, khen ngợi - Trẻ lắng nghe trẻ.) - Mẹ bạn Mai nói với cô lớp mình các bạn đều rất ngoan hát múa rất hay, Mẹ bạn Mai rất vui và cảm ơn các con đã hát múa để tặng cho mẹ trong ngày sinh nhật. - Cô và các con cùng chào 2 mẹ con bạn Mai nào! * Kết thúc: Cô hát vang bài hát “Múa - Trẻ cùng cô ra ngoài cho mẹ xem” và dắt trẻ ra dạo chơi ngoài hành lang.
  4. Phần lời Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * LQ ÂN : NDTT : Nghe hát ‘Múa cho mẹ xem’, tác giả: Xuân giao NDKH: Vận động theo nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau” Tác giả: Phan Văn Minh HĐ 1: Gây hứng thú. - Các con ơi cô có một điều bí mật các con cùng xem điều bí mật đó nhé! - Các con có biết đây là ai không? - Đây là bạn Mai và mẹ của bạn Mai, bạn Mai rất yêu mẹ của mình, cô cũng rất yêu mẹ của mình còn các con có yêu mẹ của mình không? - Hôm nay là sinh nhật của mẹ bạn Mai đó, bạn Mai rất yêu mẹ và muốn dành tặng mẹ điều bất ngờ và bạn Mai muốn cô và các con sẽ hát múa để tặng mẹ bạn trong ngày sinh nhât. *HĐ2: VĐ theo nhạc bài “Cả nhà thương nhau” - Hôm nay là sinh nhật mẹ bạn mai cô muốn cả lớp mình cùng cô hát tặng mẹ bạn Mai bài hát “Cả nhà thương nhau” của tác giả Phan Văn Minh. (Cô mời cả lớp đứng lên cùng hát nào) - Cô cùng trẻ hát lại bài hát 1 lần - Để không khí sôi động hơn thi cô mời cả lớp đứng lên cùng cô hát và vận động nào! - Cho cả lớp đứng lên vận động cùng cô 2 lần. - Cho 2 tổ lần lượt đứng lên vận động: (Trẻ làm theo cô) - Cho 1 cá nhân lên vận động. - Cô khen ngợi trẻ
  5. - Cô thấy lớp mình rất ngất ngoan , các con đã múa hát thất hay để tặng mẹ bạn mai. - Các con vừa vận động bài hát gì? (Cô và các con vừa vận động bài hát cả nhà thương nhau của tác giả phạm văn minh, bài hát nói về tình cảm của bố mẹ dành cho bạn nhỏ và tình cảm rất yêu thương nhau của các thành viên trong gia đình. - Các con hãy thể hiện tình cảm yêu thương bố mẹ,và những người thân yêu trong gia đình mình bằng việc phải luôn ngoan ngoãn nghe lời nhé! HĐ 2: Nghe hát:"Múa cho mẹ xem” - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. (Và bây giờ cô sẽ hát bài hát Múa cho mẹ xem của tác giả xuân giao để tặng mẹ bạn Mai nhé!) - Cô hát lần 1: Cô hát kết hợp với nhạc - Cô hát lần 2: Cô đệm đàn và hát - Đàm thoại: + Cô vừa hát bài hát gì? + Bạn nhỏ trong bài hát đang làm gì? + Hai bàn tay của bạn nhỏ múa giống con gì? - Cô nêu lại nội dung bài hát: Bạn nhỏ trong bài hát dùng đôi bàn tay của mình để múa cho mẹ xem, khi tay đưa lên thì giống con bướm đang bay múa, khi đưa tay xuống như con bướm đậu trên cành hoa hồng. - Giáo dục trẻ mẹ là người sinh ra các con vì vậy các con phải yêu quý mẹ của mình, nghe lời mẹ đến lớp ngoan ngoãn không khóc nhè để bố mẹ yên tâm đi làm và yêu quý những người thân trong gia đình. - Cô hát lần 3: Kết hợp cô múa minh họa. ( Cô khuyến khích trẻ hát hưởng ứng
  6. theo cô). - Cô mời các con cùng đứng dậy và cùng cô thể hiện lại bài hát múa cho mẹ xem dành tặng mẹ bạn mai nào. - Cô nhận xét, tuyên dương, khen ngợi trẻ.) - Mẹ bạn mai nói với cô lớp mình các bạn đều rất ngoan hát múa rất hay, Mẹ bạn Mai rất vui và cảm ơn các con đã hát múa - Cô và các con cùng chào mẹ 2 mẹ con bạn mai ( con chào bác, tôi chào bạn mai) - Cô và các con cùng ra ngoài dạo chơi nào * Kết thúc: Cô hát vang bài hát “Múa cho mẹ xem” và dắt trẻ ra dạo chơi ngoài hành lang.
  7. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Chú ý * NDTT : Nghe hát ‘Múa cho mẹ xem’ Tác giả: Xuân giao * NDKH: Vận động theo nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau” Tác giả: Phan Văn Minh HĐ 1: Gây hứng thú. - Các con ơi cô có một điều bí mật các - Trẻ lắng nghe con cùng xem điều bí mật đó nhé! - Các con có biết đây là ai không? - Trẻ trả lời theo gợi ý - Đây là bạn Mai và mẹ của bạn Mai, bạn của cô Mai rất yêu mẹ của mình, cô cũng rất yêu mẹ của mình còn các con có yêu mẹ của mình không? - Hôm nay là sinh nhật của mẹ bạn Mai - Trẻ lắng nghe đó, bạn Mai rất yêu mẹ và muốn dành tặng mẹ điều bất ngờ và bạn Mai muốn cô và các con sẽ hát múa để tặng mẹ bạn trong ngày sinh nhât. HĐ 2:Nghe hát:"Múa cho mẹ xem” - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Trẻ lắng nghe (Hôm nay là sinh nhật mẹ bạn mai cô muốn hát tặng mẹ bạn mai cô hát bài hát Múa cho mẹ xem của tác giả xuân giao để tặng mẹ bạn Mai nhé!) - Trẻ lắng nghe - Cô hát lần 1: Cô hát kết hợp với nhạc - Cô hát lần 2: Cô đệm đàn và hát - Trẻ trả lời theo gợi ý - Đàm thoại: - Múa cho mẹ xem + Cô vừa hát bài hát gì? - Đang múa + Bạn nhỏ trong bài hát đang làm gì? - Con bướm + Hai bàn tay của bạn nhỏ múa giống con
  8. gì? - Trẻ lắng nghe - Cô nêu lại nội dung bài hát: Bạn nhỏ trong bài hát dùng đôi bàn tay của mình để múa cho mẹ xem, khi tay đưa lên thì giống con bướm đang bay múa, khi đưa tay xuống như con bướm đậu trên cành hoa hồng. - Trẻ lắng nghe - Giáo dục trẻ mẹ là người sinh ra các con vì vậy các con phải yêu quý mẹ của mình, nghe lời mẹ và những người thân trong gia đình. - Trẻ đứng dậy múa theo - Cô hát lần 3: Kết hợp cô múa minh họa. cô ( Cô khuyến khích trẻ hát hưởng ứng theo cô). - Cô mời các con cùng đứng dậy và cùng cô thể hiện lại bài hát múa cho mẹ xem dành tặng mẹ bạn mai nào. - Trẻ lắng nghe - Cô nhận xét, tuyên dương, khen ngợi trẻ.) - Cô thấy lớp mình rất ngất ngoan , các con đã múa hát thất hay để tặng mẹ bạn mai. *HĐ3: VĐ theo nhạc bài “Cả nhà thương nhau” - Cô còn biết một bài hát nữa rất là hay bây giơ cô mời các con cùng đứng lên cùng cô hát lại bài hát để tặng mẹ bạn mai nhé! - Trẻ lắng nghe - Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả. - Trẻ cùng cô đứng dậy - Cô cùng trẻ hát lại bài hát 1 lần hát - Để bài hát hay hơn thi cô mời cả lớp đứng lên cùng cô hát và vận động để bai hát hay hơn nào - Trẻ cùng cô hát và vận - Cho cả lớp đúng lên vận động cùng cô 2 động lần. - Cho 2 tổ lần lượt đứng lên vận động: (Trẻ làm theo cô) - Cho 1 cá nhân lên vận động. - Trẻ trả lời - Các con vừa vận động bài hát gì?
  9. (Cô và các con vừa vận động bài hát cả nhà thương nhau của tác giả phạm văn minh, bài hát nói về tình cảm của bố mẹ dành cho bạn nhỏ, tình cảm rất yêu thương nhau của các thành viên trong gia đình. - Trẻ lắng nghe - Cô khen ngợi trẻ Mẹ bạn mai nói với cô Lớp mình các bạn đều rất ngoan hát múa rất hay đó Mẹ bạn mai rất vui và cảm ơn nhỏ. - Trẻ cùng cô ra ngoài * Kết thúc: Cô hát vang bài hát “Múa cho mẹ xem” và dắt trẻ ra dạo chơi ngoài hành lang. - Cô và các con cùng chào mẹ 2 mẹ con bạn mai nào HĐ3: TCÂN: Âm thanh to, nhỏ của dụng cụ âm nhạc - Đến với bữa tiệc mừng sinh nhật hôm nay còn có trò chơi rất thú vị đó là trò chơi “Âm thanh to, nhỏ của dụng cụ âm nhạc” - Cô đưa dụng cụ âm nhạc (Trống, xắc xô, kèn) ra cho trẻ quan sát. Cô gõ cho trẻ nghe tiếng kêu của tùng dụng cụ âm nhạc. - Cô gõ tiếng to, nhỏ của các nhạc cụ cho trẻ nghe. - Cô tặng cho mỗi trẻ một cái xắc xô - Cô cho trẻ cầm xắc xô gõ to, nhỏ theo cô. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
  10. - Cô nhận xét tuyên dương trẻ.