Giáo án Giáo dục âm nhạc Lớp Chồi - Đề tài: Dạy vận động theo tiết tấu chậm bài hát Lá xanh

doc 5 trang thuongdo99 9240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục âm nhạc Lớp Chồi - Đề tài: Dạy vận động theo tiết tấu chậm bài hát Lá xanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_am_nhac_lop_choi_de_tai_day_van_dong_theo_t.doc

Nội dung text: Giáo án Giáo dục âm nhạc Lớp Chồi - Đề tài: Dạy vận động theo tiết tấu chậm bài hát Lá xanh

  1. Giáo án Bộ môn: giáo dục âm nhạc Chủ điểm: Thực vật - Đối tượng trẻ: 4-5 tuổi - Số lượng trẻ: 25 - 30 cháu - Thời gian: 25 - 30 phút - Đề tài: + Trọng tâm: Dạy vận động theo tiết tấu chậm bài hát “Lá xanh” - ST : Thái Cơ + Nghe hát: “Đi Cấy” – Dân ca Thanh Hóa + Trò chơi : Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ I. Mục đích - yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết hát thể hiện tính chất nhẹ nhàng, tình cảm của giai điệu bài hát, kết hợp với vỗ tay theo tiết tấu chậm, vận động minh họa theo tiết tất chậm của bài hát. - Trẻ hiểu nội dung bài hát nghe, cảm nhận được giai điệu nhẹ nhàng tình cảm của bài hát . - Trẻ biết nghe âm thanh đoán đúng tên của nhạc cụ 2. Kỹ năng - Trẻ biết vỗ tay theo tiết tất chậm, cảm nhận nhịp điệu thể hiện một số cách vận động khác theo tiết tấu chậm của bài hát - Biết nghe hát cảm nhận nhịp điệu ngẫu hứng vận động theo - Phản ứng nhanh với âm thanh đoán tên nhạc cụ 3. Thái độ - Thông qua nội dung bài hát, giáo dục trẻ có thái độ yêu cây xanh, biết cách chăm sóc bảo vệ cây xanh. - Biết hợp tác cùng nhau qua biểu diễn vận động và trò chơi đồng đội . II. chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô - Đàn ghi âm bài: Lá xanh, Đi cấy - Powert point trò chơi Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ - Video hình ảnh cô và trò cùng chăm sóc cây. - Bài hát đi cấy. - Một số nốt nhạc, bảng dính, 2 lọ hoa cúc và hoa hồng - Trang phục múa. 2. Đồ dùng của trẻ - Một số nhạc cụ: phách tre, bộ gõ bằng nút chai, Xắc sô, mõdừa, - Trang phục múa của trẻ, quạt múa. 1
  2. III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Gây hứng thú, ôn hát. - Cô có câu đố rất hay, các con lắng nghe và đoán xem câu đố đó nói về gì nhé - Để kiểm tra lại đáp án của các con, cô mời cả lớp cùng hướng lên màn hình xem 1 đoạn clip nhé! + Đây là hình ảnh gì? Cô giáo đang làm gì? - Cô hướng dẫn các bạn chăm sóc cây. + Các bạn đang làm gì thế? - Các bạn đang tưới cây, đang lau lá cho cây. + Vì sao lại phải chăm sóc cây xanh? - Nếu không chăm sóc cây sẽ chết + Cây xanh có lợi ích gì? - Cây cho bóng mát, cây cho hoa thơm, quả ngọt - Đúng rồi cây có rất nhiều lợi ích như cho bóng mát, cây cho con người gỗ, cây cho hoa thơm, quả ngọt và đặc biệt cây còn giúp cho không khí môi trường thêm trong lành nữa đấy. Các con thấy không mỗi khi các con đến trường cây 2 bên cổng trường cành lá đung đưa như chào đón vẫy gọi các con đấy, các con có thích không? - Có ạ. - Có một nhạc sĩ đã sáng tác một bài hát rất hay nói về những chiếc lá xanh chào đón các bạn tới lớp các con có nhớ đó là bài hát gì không? - Bài hát Lá xanh ạ - Bài hát Lá xanh do ai sáng tác? - Do nhạc sỹ Thái Cơ sáng tác ạ. - Bây giờ cô và các con cùng hát tặng các bác các cô nhé. - Trẻ hát cùng cô. - Các con có cảm nhận gì về giai điệu của bài hát? - Bài hát có giai điệu vui tươi. - Các con ạ ! Bài hát Lá xanh có giai điệu vui tươi, lời ca trong sáng vì vậy khi hát các con thể hiện đúng tính chất của bài hát, chúng mình cùng về chỗ và hát lại lần nữa nào! - Trẻ về chỗ ngồi hát cùng cô. - Bài hát sẽ hay hơn khi được hát kết hợp với vỗ tay theo tiết tấu chậm, các con còn nhớ vỗ tay theo tiết tấu chậm là - Vỗ 3 cái rồi mở tay ra vỗ thế nào? ạ! - Các con cùng xem cô vỗ tay trước nhé! 2. Dạy vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát . 2
  3. - Cô làm mẫu lần 1 ( Trọn vẹn theo nhạc) - Trẻ quan sát cô làm mẫu . - Lần 2 ( Phân tích ) Các con ạ ! Với bài hát Lá xanh cô vỗ 3 cái liên tục bắt đầu từ tiếng Đung rồi mở tay ra, tiếp theo cô lại vỗ 3 tiếng liên tục bắt đầu từ tiếng Nhỏ và cứ như vậy cô vỗ theo tiết tấu chậm cho đến hết bài hát (Cô làm mẫu lần 2 không đàn) - Các con cùng vỗ theo nhịp đếm nào! :1,2,3 mở (3 lần) - Trẻ làm cùng cô. - Bây giờ các con cùng hát và vỗ tay nhé! (cho trẻ thực - Trẻ hát kết hợp vỗ tay hiện 2 lần không nhạc, cô chú ý sửa sai cho trẻ) theo tiết tấu chậm - Các con cùng hát và vỗ tay theo nhạc nhé! (có nhạc) 1 lần - Bài hát sẽ sôi động hơn khi được gõ đệm cùng với dụng - Cả lớp cùng gõ đệm cụ âm nhạc. Hôm trước cô và các con đã làm được rất nhiều theo tiết tấu chậm của dụng cụ âm nhạc, các con hãy cầm lên và cùng hòa tấu theo bài hát. tiết tấu chậm của bài hát nào! (1 lần) - Bây giờ các bạn trai và bạn gái sẽ thi đua với nhau xem các bạn nào hát, gõ đệm hay hơn + Mời các bạn gái nào! - Các bạn gái biểu diễn. - Các bạn trai có nhận xét gì về các bạn gái? - Trẻ nam nhận xét - Và bây giờ là phần thi của các bạn trai, xin mời các - Các bạn trai biểu bạn trai lấy nhạc cụ nào! diễn. - Các bạn gái có nhận xét gì về các bạn trai? - Trẻ nữ nhận xét - Các con đã biết hát và gõ đệm theo tiết tấu chậm của bài hát rất hay, cô Thùy nghĩ rằng bài hát này còn có rất - Con nghĩ ra cách 2 nhiều cách vận động khác theo tiết chậm còn hay hơn nữa, bạn quay mặt vào nhau bạn nào nghĩ được cách vận động khác nào ? và đập tay ạ! - Cô mời con lên làm thử nào! - Trẻ vừa vỗ tay vừa đếm “1,2,3- đập” (2 lần) - Cô mời cả lớp cùng làm cách đập tay vào nhau theo tiết - Cả lớp làm theo cách tấu chậm nào ? của bạn. - Còn ai có cách khác - Trẻ nêu cách bước chân - Cô mời con lên làm thử nào! - Trẻ vừa bước chân vừa đếm “1,2,3- nhún” (2 lần) - Cô thấy cách bước chân này rất giống 1 điệu nhảy. Các con thấy giống điệu nhảy nào? - Điệu nhảy rumba ạ! - Vậy thì cô cháu mình sẽ chuyển cách bước chân này thành vũ điệu rumba, các con hãy đứng lên và tìm bạn - Trẻ tìm đôi và vận khiêu vũ cùng mình nào! động bước chân tiến lên-lùi xuống theo tiết tấu chậm của bài hát. 3
  4. 2. Trò chơi Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ - Vừa rồi các con đã biểu diễn gõ đệm và vận động theo tiết tấu chậm bài hát Lá xanh rất hay và phần thưởng cho các con là một trò chơi âm nhạc mang tên Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ Để chơi được trò chơi này các con hãy cùng chia làm 2 đội, đội hoa hồng và đội hoa cúc, cô mời các con đứng về vị trí nào! * Cỏch chơi: Trên màn hình có 4 ô cửa bí mật, mỗi ụ cửa có một hình ảnh là một loài hoa. Cô sẽ lần lượt mở từng ụ cửa, sau mỗi ụ cửa sẽ là một õm thanh của một nhạc cụ nào đú, cỏc con lắng nghe và đoỏn xem đú là õm thanh của nhạc - Trẻ chia làm 2 đội cụ gỡ? rồi giành quyền trả lời bằng cỏch lắc xắc xụ. chơi * Luật chơi: Khi bắt đầu có âm thanh vang lên các đội có thể lắc sắc sô dành quyền trả lời, đội nào lắc xắc xụ trước sẽ được quyền trả lời, nếu núi đỳng tờn nhạc cụ sẽ được thưởng 1 nốt nhạc, nếu trả lời sai hoặc khụng trả lời được thỡ phải nhường quyền trả lời cho đội bạn, cỏc đội đã rõ cách chơi và luật chơi chưa nào? - Rõ rồi ạ! - Xin hỏi 2 đội đã sẵn sàng tham gia trò chơi chưa nào? - Sẵn sàng rồi ạ! - Và bây giờ mời 2 đội đến với ô cửa đầu tiên - 2 đội chơi + Cô Lan ơi còn ô cửa Hoa đào cô Hiếu nhờ cô Lan mở giúp xem đó là bài hát gì (Cô Hiếu thay trang phục ) - Kiểm tra kết quả: Trò chơi đã khép lại rồi, bây giờ cô - Cùng đếm số nốt nhạc và các con sẽ cùng kiểm tra kết quả xem đội nào chiến của đội bạn gái của đội thắng bạn trai . - Như vậy đội nào chiến thắng, xin chúc mừng các con ! 3. Nghe hát: Đi cấy – dân ca Thanh Hóa - Vừa rồi các con đã được cùng CôHiếu và cô Lan tìm hiều về một số loại nhạc cụ. Sau đây cô sẽ hát tặng các con - Trẻ lắng nghe cô hát. bài hát Đi cấy – dân ca Thanh Hóa, các con cùng nghe nhé! ( Cô hát thể hiện minh họa ) - Bài hát Đi cấy - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì ? - Dân ca Thanh Hóa ạ - Bài hát là làn điều dân ca gì? - Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào ? - Bài hát có giai điệu vui tươi ạ! Các con ạ! Bài hát Đi cấy có giai điệu vui tươi, với lời ca trong sáng. Bé Xuân Mai đã thể hiện rất thành công bài hát này, bây giờ các con cùng nghe Bé Xuân Mai hát và xem cô Hiếu cùng các bạn trong nhóm thiên thần xanh của lớp mình biểu diễn nhé. + Cô múa minh họa 1 lần - 8 trẻ múa minh họa * Kết thúc giờ học : bài hát Đi cấy đã khép lại giờ học cùng cô. hôm nay, cô mời các con đứng lên chào các bác, các cô nào 4