Giáo án Hoạt động làm quen văn học Lớp Chồi - Đề tài: Truyện Ba chú lợn con - Năm học 2020-2021- Trường Mầm non Vân Hòa A

pdf 5 trang thuongdo99 35401
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động làm quen văn học Lớp Chồi - Đề tài: Truyện Ba chú lợn con - Năm học 2020-2021- Trường Mầm non Vân Hòa A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_hoat_dong_lam_quen_van_hoc_lop_choi_de_tai_truyen_ba.pdf

Nội dung text: Giáo án Hoạt động làm quen văn học Lớp Chồi - Đề tài: Truyện Ba chú lợn con - Năm học 2020-2021- Trường Mầm non Vân Hòa A

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG MẦM NON VÂN HÒA A GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC Chủ đề: Nghề nghiệp Đề tài : Truyện: Ba chú lợn nhỏ Thể loại: Trẻ chưa biết Đối tượng: Trẻ MGN 4 Tuổi-B3 Số lượng trẻ: Cả lớp Thời gian: 25 – 30 phút Ngày dạy: 2020- 2021
  2. I. Mục đích - Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả truyện”Ba chú lợn nhỏ”. Trẻ biết tên các nhân vật có trong truyện: Lợn Trắng, Lợn Đen, Lợn Hồng, Hổ Vằn. -Trẻ hiểu nội dung câu truyện “Ba chú lợn nhỏ” nói về ba chú lợn nhỏ tự xây cho mình một ngôi nhà. Hai chú Lợn Trắng, Lợn Đen không suy nghĩ cẩn thận, xây nhà không chắc chắn bị Hổ Vằn phá hỏng. Còn Lợn Hồng siêng năng chăm chỉ nên chú đã có một ngôi nhà gạch rất chắc chắn để ở . - Thông qua truyện trẻ biết thêm về sản phẩm của nghề nông nghiệp( rơm), lâm nghiệp( gỗ), nghề xây dựng. - Phát triển vốn từ cho trẻ: “ Ba chân, bốn cẳng ”, “ cuống cuồng” 2. Kỹ năng: - Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô, diễn đạt câu, từ rõ ràng, mạch lạc. -Trẻ biết chú ý lắng nghe cô kể truyện, ghi nhớ trình tự câu chuyện 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động học cùng cô. -Giáo dục trẻ phải biết yêu quý nghề xây dựng, trẻ có đức tính kiên trì, chịu khó, biết đoàn kết giúp đỡ nhau. II. Chuẩn bị: 1. Địa điểm: - Trong phòng học 2. Đồ dùng của cô: - Giáo án, powerpoint minh họa nội dung câu chuyện, - Tivi, máy tính, loa, sa bàn, rối dẹt: Lợn Trắng, Lợn Đen, Lợn Hồng, Hổ Vằn, ngôi nhà rơm, ngôi nhà gỗ, ngôi nhà gạch. -Nhạc bài hát “Heo con xinh tròn”, “ Ba bà đi bán lợn con” 2. Đồ dùng của trẻ: - Trẻ quần áo gọn gàng phù hợp thời tiết. - Tâm thế trẻ thoải mái.
  3. III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú ( 2-3 phút): - Cô giới thiệu chương trình “ Bé yêu văn học” -Trẻ vỗ tay. - Cô giới thiệu khách - Trẻ chào khách. - Để mở đầu chương trình cô mời các con cùng cô hát, vận - Trẻ hát. động bài hát “ Ba bà đi bán lợn con” của tác giả Lê Cao Phan nhé. + Cô và các con vừa hát bài hát gì? - Trẻ trả lời. + Trong bài hát có nhắc đến con vật gì? (gọi 1-2 trẻ trả lời) Bài hát nói ba bà đi bán lợn con, bán đi chẳng được lon ton - Trẻ lắng nghe. mang về đấy. Và đến với chương trình “ Bé yêu văn học ” ngày hôm nay cô có một câu chuyện rất hay cũng nói về ba chú lợn nhỏ, để biết nội dung câu chuyện đó là gì các con cùng lắng nghe nhé 2. Phương pháp, hình thức tổ chức ( 22- 25 phút): * Hoạt động 1: Cô giới thiệu tên truyện , tên tác giả. Câu truyện “Ba chú Lợn nhỏ” của tác giả Phạm Thị Sửu và Đặng Thu Quỳnh - Lần 1: Cô kể diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ. +Hỏi trẻ tên truyện, tên tác giả. - Trẻ trả lời. - Lần 2: Cô kể truyện kết hợp sa bàn rối - Trẻ lắng nghe +Hỏi trẻ trong truyện có những nhân vật nào? - Trẻ trả lời. - Giảng nội dung câu truyện: Câu truyện “Ba chú lợn nhỏ” - Trẻ lắng nghe nói về ba chú lợn nhỏ tự xây cho mình một ngôi nhà. Hai chú Lợn Trắng, Lợn Đen không suy nghĩ cẩn thận, xây nhà không chắc chắn bị Hổ Vằn phá hỏng. Còn Lợn Hồng siêng năng chăm chỉ nên chú đã có một ngôi nhà gạch rất chắc chắn để ở đấy. Cô cho trẻ vận động bài hát “ Heo co xinh tròn” - Trẻ hát - Lần 3: Cô đàm thoại, trích dẫn nội dung câu chuyện,
  4. giảng giải từ khó( kết hợp hình ảnh powerpoint). + Trong truyện ba chú lợn nhỏ rủ nhau làm gì? - Trẻ trả lời. + Các chú lợn đã xây nhà cho mình bằng những nguyên vật liệu gì? => Ba chú lợn nhỏ rủ nhau làm nhà nên xây bằng gạch. - Trẻ lắng nghe + Khi thấy Lợn Hồng xây nhà chăm chỉ, Lợn Trắng và Lợn Đen đã nói gì? - Trẻ trả lời. =>Lợn Trắng làm nhà bằng rơm .cẩn thân thế để làm gì. + Ai đã xuất hiên ở nhà của Lợn Trắng? Hổ Vằn đã nói gì ? - Trẻ lắng nghe + Chuyện gì đã xảy ra với ngôi nhà của Lợn Trắng? - Trẻ trả lời. => Hôm ấy Lợn Trắng đang ở trong ngôi nhà bay từng mảng. + Bị Hổ Vằn làm hỏng nhà, Lợn Trắng cảm thấy như thế - Trẻ lắng nghe nào? - Trẻ trả lời. + Lợn Trắng đã đến nhà của ai? Và Lợn Trắng đã nói gì với Lợn Đen? => Lợn Trắng sợ quá ba chân bốn cẳng .Hổ Vằn sắp đến đấy! - Trẻ lắng nghe * Giải thích từ: “ Ba chân, bốn cẳng” có nghĩa là đi hết sức nhanh, hết sức vội vã. + Hổ Vằn nói gì với Lợn Đen? Điều gì xảy ra với ngôi nhà của Lợn Đen? => Lợn Đen, mở cửa mau! liền đẩy đổ ngôi nhà gỗ . - Trẻ trả lời. + Lợn Trắng và Lợn Đen sợ quá đã chạy đi đâu? => Hai bạn sợ quá cuống cuồng bỏ chạy đến nhà của Lợn Hồng. - Trẻ lắng nghe * Giải thích từ: “ Cuống cuồng” có nghĩa là cử chỉ vội vàng, rối rít. + Hổ Vằn xuất hiện ở nhà của Lợn Hồng đã nói gì? => Hổ Vằn lại đến gõ cửa ngôi nhà thổi bay ngôi nhà ngay - Trẻ trả lời lập tức! - Trẻ lắng nghe. + Ngôi nhà của Lợn Hồng có bị Hổ Vằn thổi đổ không? Vì sao? => Nói xong, Hổ Vằn phồng má .ngôi nhà gạch không hề - Trẻ trả lời
  5. rung chuyển. - Trẻ lắng nghe. + Không thổi đổ được ngôi nhà bằng gạch của Lợn Hồng, Hổ Vằn đã như thế nào? - Trẻ trả lời => Biết không thể làm đổ ngôi nhà gạch, Hổ Vằn bèn cúp đuôi lủi nhanh vào rừng + Qua câu chuyện “ Ba chú lợn nhỏ” các con học tập đức tính - Trẻ lắng nghe. của bạn nào? - Trẻ trả lời - Đúng rồi Bạn Lợn Hồng rất chăm chỉ, cẩn thận trong việc xây nhà đấy! * Cô kể lần 4: Cô cho trẻ xem video truyện: “ Ba chú lợn nhỏ” - Giáo dục trẻ: Các con ạ, qua câu chuyện các con phải nhớ khi làm bất cứ việc gì chúng ta cũng phải kiên trì, cẩn thận mới đạt được kết quả cao. Và phải biết thương yêu, đoàn kết giúp - Trẻ lắng nghe. đỡ nhau khi bạn gặp khó khăn. 3. Kết thúc ( 1-2 phút) - Cô nhận xét, khen ngợi trẻ. - Chương trình “ Bé yêu văn học” ngày hôm nay đến đây là kết thúc! Xin chào các con và hẹn gặp lại chương trình này lần sau. -Trẻ vỗ tay. - Trẻ chào khách. - Trẻ chào khách.