Giáo án Khám phá khoa học Lớp Lá - Đề tài: Mặt trời, mặt trăng và các vì sao

doc 2 trang thuongdo99 6501
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khám phá khoa học Lớp Lá - Đề tài: Mặt trời, mặt trăng và các vì sao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_kham_pha_khoa_hoc_lop_la_de_tai_mat_troi_mat_trang_v.doc

Nội dung text: Giáo án Khám phá khoa học Lớp Lá - Đề tài: Mặt trời, mặt trăng và các vì sao

  1. GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC Mặt trời, mặt trăng và các vì sao    I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nhận biết có nhiều hành tinh xung quanh trái đất, ánh sáng phát ra từ mặt trời là ban ngày, vào ban đêm là mặt trăng và các vì sao. - Phân biệt được sinh hoạt của con người phù hợp với các thời điểm ngày và đêm. - Rèn kỹ năng sao chép từ dưới tranh đúng qui trình chữ viết, nhận biết chữ trong từ . - Phát triển trí nhớ, tư duy, óc quan sát và thực hành đúng theo yêu cầu. - Giáo dục trẻ ý thức giữ đúng giờ giấc sinh hoạt để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân. II. CHUẨN BỊ: - Tranh vẽ minh họa về các hành tinh xung quanh trái đất - Bảng nỉ, phấn màu cho cô, tập VHC và bút chì cho trẻ - Cho trẻ luyện vẽ hình mặt trời, mặt trăng và ngôi sao bằng phấn trên sân III. TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: - TC “Trời tối, trời sáng” - Cô trò chuyện với trẻ: + Cái gì làm cho trời sáng vậy nhỉ? Ánh sáng phát ra từ đâu? ( mặt trời ) + Thời điểm mặt trời tỏa sáng khắp nơi gọi là gì? ( ban ngày ) + Ban đêm có mặt trời không? Vậy ánh sáng ở đâu mà có? ( mặt trăng và các vì sao ) + Những đêm không có ánh trăng thì sao nhỉ? ( tối đen, những ánh sao nhấp nháy xa xa ) + Con người làm những gì vào ban ngày? Ban đêm thì sao? - Trò chơi Băng reo “Ánh sáng quanh ta”: cô nói cho trẻ đáp và làm các động tác cùng với cô . Mặt trời : chiếu sáng, chiếu sáng ( giang rộng 2 cánh tay phía trên đầu ) . Mặt trăng: tỏa sáng, tỏa sáng ( đưa từng tay giang ra 2 bên ) . Các vì sao: lấp lánh, lấp lánh ( bung xoè bàn tay, lắc cổ tay ) . Ban ngày : bé học và chơi ( xoè 2 bàn tay trước mặt, nhún chân ) . Ban đêm: bé ngủ ( chắp 2 tay áp má, nghiêng đầu nhắm mắt ) * Hoạt động 2: - Cô cho trẻ xem bức tranh ( bình minh hay hồng hôn ), gợi ý cho trẻ quan sát và nhận xét:
  2. + Các bạn nghĩ gì về bức tranh này? Màu sắc cảnh vật thế nào? + Theo các bạn đây là cảnh mặt trời đang mọc hay mặt trời lặn? + Khi mặt trời mọc, người ta gọi là gì? Còn khi mặt trời lặn thì nói làm sao? + Khi ánh bình minh xuất hiện, mọi người và mọi vật thế nào? ( thức dậy, cùng hoạt động ) + Khi hồng hôn về, có gì thay đổi không? ( kết thúc công việc, nghỉ ngơi ) - Tổ chức cho trẻ thi vẽ: yêu cầu trẻ vẽ hình mặt trăng, mặt trời và ngôi sao trên bảng + Chia trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm vẽ một loại hình khác nhau ( bốc thăm ) + Có thể chơi theo hình thức thi đua ( mỗi trẻ 1 hình ) hay hoạt động nhóm ( chung một hình lớn ) * Hoạt động 3: - Cho trẻ thực hành trong tập VHC) : thực hành các yêu cầu của bài tập - Hướng dẫn trẻ quan sát và sao chép đúng qui trình chữ trong từ