Giáo án Làm quen với toán Lớp Mầm - Đề tài: Xác định phía phải, phía trái của đối tượng khác - Năm học 2016-2017
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Làm quen với toán Lớp Mầm - Đề tài: Xác định phía phải, phía trái của đối tượng khác - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lam_quen_voi_toan_lop_mam_de_tai_xac_dinh_phia_phai.doc
Nội dung text: Giáo án Làm quen với toán Lớp Mầm - Đề tài: Xác định phía phải, phía trái của đối tượng khác - Năm học 2016-2017
- Thứ năm /6/4/2017 Chủ đề nhánh : Làng xóm của em Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Đề tài : Xác định phía phải phía trái của đối tượng khác I. MỤC TIÊU 1) Kiến thức - Trẻ 3t : Trẻ biết phía phải, phía trái của bản thân mình - Trẻ 4t : xác định phía phải, phía trái của bản thân mình, phía phải, phía trái của đối tượng khác, có sự định hướng. - Trẻ ôn luyện xác định tay trái, tay phải bản thân - Trẻ biết các đặc sản quê hương 2) Kỹ năng - Trẻ 3t : Trẻ có kỹ năng xác định phía phải, phía trái của bản thân mình - Trẻ 4t : Rèn kỹ năng quan sát, khả năng định hướng trong không gian, khả năng phân biệt, xác định phía phải, phía trái của đối tượng khác. - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéi léo khi than gia các hoạt động . 3) Thái độ: - Trẻ 3-4t: Giáo dục trẻ biết yêu quý các vật nuôi trong gia đình, - Trẻ chơi cùng nhau , đoàn kết ,giúp đỡ trong khi chơi . II. CHUẨN BỊ + Nhạc chủ đề + Que chỉ, các nhóm trái cây xung quanh lớp. + Giáo án điện tử, vi tính +Trái cây : Nhản , ổi , thanh long III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Ho¹t ®éng cña c« Ho¹t ®éng cña trÎ 1: Ổn định, gây hứng thú - Trẻ vui đọc bài vè “trái cây” Trẻ và cô cùng đọc - Cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung bài vè hướng tới - Nghe c« nãi. chủ đề: + Các con vừa đọc bài gì? vè “trái cây” Trẻ trả lời + Nội dung bài đọc nói về những loại trái cây nào? + Các con có thích ăn trái cây không?vì sau ? 2-3 trẻ trả lời * Vậy ở quê chúng mình có những loại trái cây nào ? 2-3 trẻ trả lời * 2:Ôn bên phải, bên trái của bản thân. - Cô cho trẻ tập bài: “Nào chúng ta cùng tập thể dục” kết hợp ôn bên phải, bên trái của bản thân: Nghiêng đầu phải (trái), Lắc tay phải (trái), Nghiêng mình phải( trái), Lắc Trẻ làm cùng cô đùi phải (trái). 1
- - Cô quan sát trẻ tập khi kết thúc cô di chuyển về bên phải của trẻ: + Cô đứng ở phía bên nào của các con? Trẻ cùng nhau trả lời + Cô A đứng ở phải bên nào của các con? + Bây giờ cô đứng như thế nào với các con? (Cô đứng cùng chiều) 2-3 trẻ 4t trả lời + Khi cô đứng cùng chiều với các con thì phía phải, phía Trẻ 3t trả lời theo trái của cô là phía nào của các con? Phía phải của cô là phía phải của con , phía trái của cô là phía trái của con ạ. + Vì sao con biết điều đó. (Vì cô đứng cùng chiều với các con) Trẻ trả lời + Cô cháu mình cùng kiểm tra nhé: - Tay phải của cô (Cô giơ tay phải) - Tay phải của các con ở đâu? (Cho trẻ dơ tay phải lên) - Tay trái của cô (cô giơ tay trái) Trẻ làm cùng nhau - Tay trái của các con ở đâu?(Cho trẻ dơ tay trái lên) * 3 : Xác định vị trí phía phải – phía trái của đối tượng khác có sự định hướng * Cô mời 3 bạn lên xếp thành 1 hàng ngang. - Các con ơi! Bây giờ cô muốn nhìn thấy 3 bạn cô phải Trẻ 3-4t quan sát làm như thế nào? Trẻ trả lời - Cô đứng như thế nào với các bạn? (Ngược chiều) - Khi cô đứng ngược chiều với các bạn ấy thì điều gì sẽ 2-3 trẻ trả lời xảy ra? + Cô giơ tay nào của cô đây. (Tay phải) - Các con hãy giơ tay cùng chiều với tay của cô nào! (Trẻ Trẻ trả lời dơ tay trái) - Như vậy phía phải của cô là phía nào của các con. (Phía trái) + Còn bây giờ cô giơ tay nào của cô đây. (Tay trái) - Các con hãy giơ tay cùng chiều với tay của cô nào! (Tay Trẻ 3t trả lời phải) - Như vậy phía trái của cô là phía nào của các con? (Phía phải) - Cô khái quát lại: Khi cô đứng ngược chiều với các con thì phía phải của cô là phía trái của các con, phía trái của cô là phía phải của các con đấy. Cô mời các con về chỗ Trẻ chú ý nghe 2
- nào! (Trẻ vui đọc đồng dao “Đi cầu đi quán” về ngồi thành 2 hàng. * Các con ơi cô mời các con đi tham quan du lịch qua màn ảnh nhỏ nhé. - Trước khi vào tham quan vườn trái cây cô tặng chúng mình 1 trò chơi dân gian, đó là trò chơi chi chi chành chành. Cô đưa tay nào của cô đây? (Tay phải) Trẻ chơi cùng cô - Cô hỏi về vị trí đứng của 2 bạn cô bắt được so với vị trí đứng của cô ( bạn A, bạn B đứng ở phía nào của cô) - Bây giờ cô cháu mình cùng hướng lên màn hình để tham Trẻ trả lời quan vườn trái cây qua màn ảnh nhỏ nhé. - Các con nhìn thấy trong tranh có gì đây? (bạn thỏ ) - Bạn thỏ xách giỏ nhản bằng tay nào? (Tay phải) Trẻ trả lời - Bạn Thỏ đứng như thế nào với các con. (Ngược chiều) 2-3 trẻ 4t trả lời - Bạn nào xuất hiện đứng cạnh bạn Thỏ đây? (Bạn Khỉ) - Khỉ đứng ở phía nào của của Thỏ? (Phía trái) - Thỏ, Khỉ, Hươu cao cổ là nhóm bạn chơi với nhau rất thân, ai có nhận xét gì về chỗ đứng của 3 bạn này! 2-3 trẻ trả lời - Vừa nhìn thấy Thỏ, Hươu cao cổ đã đi sang để xin nhản ăn đấy. Bây giờ Hươu cao cổ đứng ở phía nào của Thỏ? Trẻ 3t trả lời (Phía phải) - Thỏ và Khỉ đứng phía nào của Hươu cao cổ? - Hươu cao cổ Thỏ đứng ở phía nào của Khỉ? - Ba bạn rủ nhau chuẩn bị cùng đi chơi đấy, xin chào các bạn nhé! Lớp cùng nhau chào * 4: Ôn luyện + Trò chơi 1:Trang trại vui vẻ. - Trên màn hình cô có một số loại trái cây và có nàng Trẻ 4t trả lời Bạch Tuyết xinh xắn, các con thấy Bạch tuyết đứng như thế nào với các con? - Nhiệm vụ của các đội như sau: Đội Búp Bê sẽ chọn những trái nhãn xếp sang phía phải của Bạch Tuyết, đội Bươm Bướm chọn những trái ổi xếp sang bên trái của Trẻ chú ý nghe Bạch Tuyết. Các đội đã rõ chưa, đã sẵn sàng chơi chưa. Trẻ cùng nhau chơi Xin mời 2 đội trưởng lên oẳn tù tì để tìm ra lượt chơi cho đội mình.( Cô kiểm tra kết quả chơi). * Trò chơi 2: Thỏ con nhanh trí: Các con làm những chú 3
- thỏ tắm nắng, vừa chơi vừa đọc bài: vè trái cây , khi kết thúc bài các bạn nam sẽ chạy về ngôi nhà bên phải của cô, Trẻ chú ý nghe Trẻ cùng nhau chơi bạn nữ về ngôi nhà bên trái của cô. Cô kiểm tra kết quả Trẻ 3t quan sát chơi theo chơi và cho trẻ chơi ngược lại. 3. Kết thúc: Trẻ làm chim bay nhẹ nhàng đi ra sân. NHẬT KÍ HẰNG NGÀY TT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VÀ THAY ĐỔI 1 Tên những trẻ nghĩ học và lý do 2 -Hoạt động có chủ đích -Sự thích hợpcủa hoạt động với khả năng trẻ -Tên những trẻ chưa nắm được những yêu cầu của hoạt động 3 -Các hoạt động khác trong ngày -Những kế hoạch khác mà chưa thực hiện được -Lý do chưa thực hiện được -Những thay đổi tiếp theo 4 Những trẻ có biểu hiện đặc biệt -Sức kỏe (Những trẻ có biểu hiện bất thường về ăn , ngũ , vệ sinh , bệnh tật ) -Kỹ năng (Vận động , ngôn ngữ , nhận thức , sáng tạo ) 5 Những vấn đề khác cần lưu ý 4