Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 18+19
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 18+19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
giao_an_lich_su_lop_6_bai_1819.doc
Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 18+19
- ÔN TẬP LỊCH SỬ 6 TUẦN 21 BÀI 18: TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN I. Mục tiêu - HS ôn tập kiến thức về những việc làm của Hai Bà Trưng để tiến hành công cuộc xây dựng đất nước, gìn giữ nền độc lập vừa giành được. - HS rèn kĩ năng đọc bản đồ lịch sử; bước đầu làm quen với phương pháp kể chuyện lịch sử. - Biết ơn, ghi nhớ công lao của các anh hung dân tộc thời Hai Bà Trưng. II. Kiến thức trọng tâm 1. Những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành độc lập: - Trưng Trắc được suy tôn làm vua, lấy hiệu là Trưng Vương, thiết lập chính quyền tự chủ, đóng đô ở Mê Linh. - Phong chức tước, cắt cử các chức vụ quan trọng cho những người tài giỏi, có công trong cuộc kháng chiến nắm giữ. Các Lạc tướng được quyền cai quản các huyện. - Xá thuế 2 năm liền cho nhân dân, bãi bỏ những luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch của chính quyền đô hộ cũ. 2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ: * Quân Hán xâm lược nước ta: - Tháng 4 năm 42, Mã Viện được vua Hán phong làm Phục ba tướng quân, chỉ huy đạo quân xâm lượ gồm 2 vạn quân tinh nhuệ và nhiều dân phu, tấn công ta ở Hợp Phố. - Chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia thành 2 đạo thủy, bộ tiến vào nước ta: + Đạo quân Bộ, men theo đường biển qua Tiên Yên – Quảng Ninh, xuống vùng Lục Đầu (nơi gặp gỡ của 6 dòng song ở vùng Chí Linh – Hải Dương). + Đạo quân thủy, từ Hải Môn vượt biển vào song Bạch Đằng, rồi theo sông Thái Bình, ngược lên Lục Đầu rồi hội với quân bộ ở vùng Lãng Bạc. * Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán của nhân dân ta: - Tháng 4 năm 42, quân ta anh dũng chống giặc ở Hợp Phố. - Quân Hai Bà Trưng từ Mê Linh kéo về Lãng Bạc, nghênh chiến rất quyết liệt. Thế giặc mạnh, ta phải lùi về giữ Cổ Loa, Mê Linh rồi lùi về Cấm Khê. - Tháng 3 năm 43 (6/2 âm lịch), Hai Bà Trưng đã hy sinh tại Cấm Khê. - Sauk hi Hai Bà Trưng hy sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11 năm 43. III. Bài tập tự luyện: 1
- 1. Bài tập cơ bản * Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng trong các câu sau 1.1. Sau khi đánh đuổi quân đô hộ, Trưng Vương đã: A. phong chức tước cho những người có công, lập lại chính quyền. B. Xá thuế hai năm liền cho nhân dân. C. Bãi bỏ luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch của chính quyền đô hộ. D. Tất cả các ý trên đều đúng 1.2. Đạo quân xâm lược Hán gồm: A. 1 vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. B. 2 vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. C. 3 vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. D. 4 vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. 1.3. Quân Hán bắt đầu tấn công ta ở Hợp Phố vào: A. Tháng 1 năm 42. B. Tháng 2 năm 42. C. Tháng 3 năm 42. D. Tháng 4 năm 42. 1.4. Viên tướng được vua Hán phong làm “Phục ba tướng quân” tên thật là: A. Tô Định. B. Mã Viện. C. Triệu Đà. D. Hàn Vũ. 1.5. Hai cánh quân Hán theo đường thủy, bộ vào Giao Chỉ đã hợp quân tại: A. Bạch Đằng. B. Lục Đầu. C. Lãng Bạc. D. Cấm Khê. 1.6. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán kết thúc vào: A. Tháng 10 năm 43. B. Tháng 11 năm 43. C. Tháng 12 năm 43. D. Mùa thu năm 44. * Tự luận: Câu 1: Sau khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã làm gì để củng cố nền độc lập, tự chủ? Câu 2: Trình bày cuộc xâm lược của quân Hán và diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Hán của nhân dân ta trên lược đồ? 2. Bài tập nâng cao Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi nói lên điều gì? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP 1. Bài tập cơ bản * Trắc nghiệm: 2
- Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D A D B C B * Tự luận: Câu 1: HS dựa vào mục 1 làm bài. Câu 2: HS tự luyện tập tường thuật diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ. 2. Bài tập nâng cao Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với các anh hung dân tộc, các anh hung dân tộc, các thế hệ con cháu sau phải luôn cảm phục, biết ơn Hai Bà Trưng. 3
- ÔN TẬP LỊCH SỬ 6 TUẦN 22 BÀI 19: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (Giữa thế kỉ I- Giữa thế kỉ VI) I. Mục tiêu - HS ôn tập, củng cố kiến thức về những biện pháp thâm độc của phong kiến Trung Quốc nhằm biến nước ta thành một bộ phận của Trung Quốc, bắt nhân dân ta sống theo lối Hán, luật Hán, chính sách đồng hóa của chúng được thực hiện triệt để ở mọi phương diện. Những thay đổi của nển kinh tế nước ta – thể hiện sức sống mãnh liệt của dân tộc trước mọi thủ đoạn của kẻ thù. - HS rèn kĩ năng phân tích, đánh giá thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc; biết tìm nguyên nhân vì sao nhân dân ta không ngừng đấu tranh chống áp bức của phong kiến phương Bắc. - HS có thái độ căm thù quân đô hộ, cai trị đất nước ta. II. Kiến thức trọng tâm 1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI: * Chính sách đô hộ và cai trị: - Thế kỉ I, nhà Hán chiếm lại được nước ta, giữ nguyên châu Giao gồm 9 quận: 6 quận của Nam Việt cũ và 3 quận của Âu Lạc; nắm quyền cai trị đến cấp huyện. - Đến thế kỉ III, nhà Ngô giành quyền đô hộ nước ta đã tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ) gồm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. * Chính sách bóc lột: - Chính quyền đô hộ bắt nhân dân ta phải đóng nhiều loại thuế, nhất là thuế muối, thuế sắt. - Hàng năm, bắt nhân dân ta phải cống nạp các sản vật quý như sừng tê, ngà voi, vàng, bạc, châu báu. - Chúng bắt nhân dân ta thực hiện nghĩa vụ lao dịch như bắt hàng ngàn thợ khéo sang xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Ninh). * Chính sách văn hóa, xã hội: Tiếp tục đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống; bắt nhân dân ta phải học chữ Hán và sống theo các phong tục của người Hán. 2. Những thay đổi của tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI: * Nông nghiệp: Giao Châu vẫn phát triển, biểu hiện: 4
- - Từ thế kỉ I, Giao Châu đã biết dùng trâu, bò để cày, bừa (nền kinh tế nông nghiệp dùng cày sắt). - Giao Châu đã có đê để phòng lụt. - Biết cấy lúa hai vụ. - Trồng nhiều cây ăn quả: cam, bưởi, nhãn với kĩ thuật cao, sáng tạo. - Kĩ thuật “dùng côn trùng”. * Thủ công nghiệp: - Nhà Hán nắm độc quyền về sắt, đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán sắt. - Nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển, tạo ra những công cụ sản xuất, đồ dùng và vũ khí sắc bén bằng sắt. Vùng ven biển biết dùng lưới sắt để khai thác san hô. Miền Nam, người dân biết bịt cựa gà bằng sắt. - Các nghề thủ công khác như làm gốm, dệt vải cũng rất phát triển đạt đến trình độ cao về kĩ thuật. * Thương nghiệp đã khá phát triển: Các chợ làng xuất hiện cùng với các trung tâm như Luy Lâu, Long Biên để trao đổi hàng hóa. Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về ngoại thương. III. Bài tập tự luyện: 1. Bài tập cơ bản * Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng trong các câu sau 1.1. Các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành chính sách thống trị đối với nước ta nhằm mục đích: A. Vơ vét của cải, bóc lột nhân dân ta. B. “Đồng hóa” dân tộc ta. C. Xâm chiếm lâu dài và muốn xóa bỏ sự tồn tại của dân tộc ta. D. Tất cả các ý trên đều đúng 1.2. Nhà Hán giữ độc quyền về sắt vì: A. Sắt là một kim loại quý. B. Muốn hạn chế sự phát triển của thủ công nghiệp, ngăn trở nhân dân ta chế tạo vũ khí để chống lại chúng. C. Muốn thu mua sắt của nước ta để chở về Trung Quốc. D. Muốn thu mua sắt của nước ta để bán cho nhân dân với giá cao. 1.3. Trong nông nghiệp, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến ở Giao Châu từ: A. Thế kỉ I TCN. B. Thế kỉ I. C. Thế kỉ II. D. Thế kỉ III. 1.4. Biểu hiện nền kinh tế nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển là: 5
- A. Việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến. B. Lúa hai vụ: vụ chiêm và vụ mùa trong năm rất tốt. C. Nhiều kĩ thuật trồng, cấy được áp dụng. D. Tất cả các ý trên đều đúng. 1.5. Sản phẩm của miền đất Âu Lạc cũ trong nghề dệt vải là: A. Dệt vải bông. B. Dệt vải gai. C. Dệt vải tơ. D. Dệt vải. 1.6. Để kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nước ta, nhà Hán đã thực hiện chính sách: A. Độc quyền về sắt. B. Độc quyền về muối. C. Độc quyền về lúa gạo. D. Độc quyền về sản xuất thủ công nghiệp. * Tự luận: Câu 1: Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị, bóc lột, đồng hóa nước ta như thế nào? Câu 2: Tình hình kinh tế nước ta trong các thế kỉ I đến thế kỉ VI có thay đổi như thế nào? 2. Bài tập nâng cao Nhận xét về chính sách bóc lột của chính quyền đô hộ? Hậu quả của những chính sách đó? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP 1. Bài tập cơ bản * Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D B B D C D * Tự luận: Câu 1: HS dựa vào mục 1 làm bài. Câu 2: HS dựa vào mục 2 làm bài. 2. Bài tập nâng cao Những chính sách bóc lột của chính quyền đô hộ vô cùng tàn bạo, nhằm đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa sau này. 6