Giáo án Phát triển ngôn ngữ Lớp Chồi - Đề tài: Thơ Hoa đào, hoa mai - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hải Anh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phát triển ngôn ngữ Lớp Chồi - Đề tài: Thơ Hoa đào, hoa mai - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hải Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_phat_trien_ngon_ngu_lop_choi_de_tai_tho_hoa_dao_hoa.docx
Nội dung text: Giáo án Phát triển ngôn ngữ Lớp Chồi - Đề tài: Thơ Hoa đào, hoa mai - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hải Anh
- GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: Thơ : “ Hoa đào, hoa mai” Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ B4 – Trường Mầm Non Bồ Đề Số lượng: 20 trẻ Thời gian : 20-25 phút Ngày thực hiện: 26/2/2019 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Anh I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: -Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. - Trẻ thuộc, hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về vẻ đẹp của hoa đào hoa mai. Cả hai loại hoa đều nở vào mùa xuân làm cho mùa xuân thêm vui thêm tươi đẹp ở cả hai phương trời. - Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô. - Trẻ hiểu các từ: “ Hội tụ”, “ Hai phương trời”. 2. Kỹ năng: - Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi, tha thiết của bài thơ. - Trẻ bước đầu biết đọc diễn cảm, thể hiện được cử chỉ điệu bộ khi đọc thơ, rèn kỹ năng chú ý quan sát ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Trẻ trả lời các câu hỏi rõ ràng, nói đủ câu. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú học và lắng nghe cô đọc thơ - Giáo dục : Qua bài thơ, trẻ biết yêu quý vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào, hoa mai. - Trẻ thể hiện niềm vui sướng khi mùa xuân đến. - Trẻ biết chăm sóc cây, tưới nước cho cây. II. CHUẨN B Ị : - Đồ dùng: Giáo án, máy tính, máy chiếu. - Vườn hoa có hoa đào hoa mai. - 10 mũ hoa đào, 10 mũ hoa mai.
- III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1.Ổn định tổ chức : - Cô và trẻ cùng nhau đi chơi, tham quan vườn hoa. Trẻ đi tham quan - Cho trẻ kể tên các loại cây loại hoa có trong vườn. - Cô và trẻ cùng nhau trò chuyện về tên goi, màu sắc, Trẻ trả lời đặc điểm của hoa đào, hoa mai. 2. Phương pháp hình thức tổ chức - Khi mùa xuân đến hoa đào hoa mai thi nhau khoe sắc. Trẻ lắng nghe Cô có một bài thơ rất hay nói về vẻ đẹp rực rỡ của hai loài hoa này. Đó chính là bài thơ: “ Hoa đào, hoa mai” do Lệ Bình sáng tác. *Cô đọc diễn cảm cả bài lần 1. Trẻ lắng nghge - Cô vừa đọc bài thơ gì ? Do ai sáng tác ? *Cô đọc lần 2: Kết hợp PowerPoint - Đọc trích dẫn, đàm thoại, giảng từ khó: + Cô vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác? + Bài thơ nói về những loài hoa gì? + Hoa đào là hoa như thế nào? ( Ai biết gì về hoa đào) ( Slide hình ảnh hoa đào) + Trích dẫn: “ Hoa đào mưa bay”. + Hoa mai là hoa như thế nào? ( Ai biết gì Trẻ trả lời về hoa mai). ( Slide hình ảnh hoa mai ) Trích dẫn: “ Hoa mai chút gió”. + Con cảm thấy thế nào khi màu xuân đến? Trẻ trả lời ( Slide hình ảnh mùa xuân) Trích dẫn: “ Hoa đào nở rộ”. ( Slide mọi người vui hội hoa) Trích dẫn: “ Mùa xuân .phương trời”. -Cô giải thích cho trẻ hiểu câu thơ: “ Mùa xuân hội tụ Niềm vui nụ chồi”. Khi mùa xuân đến tất cả các loài hoa đều nở rộ, các Nụ chồi cùng nảy bật trên các cành cây. Mọi niềm vui đều đến với mọi người. -Cô giải thích: Hai phương trời: Phương bắc là miền Trẻ lắng nghe bắc nơi các con đang sinh sống, có hoa đào. phương nam là trong niềm nam, có hoa mai. Mỗi 1 niềm lại có đặc trưng và hoa đào hoa mai chỉ nở vào mùa xuân. *Giáo dục trẻ: Hoa đào hoa mai đều rất đẹp vì vậy các con nhớ không được hái hoa ngắt lá bẻ cành và cần chăm sóc tưới nước cho hoa để hoa tươi lâu.
- *Dạy trẻ đọc thơ: + Cả lớp đọc Trẻ đọc + Từng tổ đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ) Trẻ đọc + Chúng mình đã thuộc bài thơ rồi bây giờ cô nâng cao hơn một chút nhé,đó là chúng mình sẽ đọc theo hiệu Trẻ làm theo cô lệnh của cô. ( Cô đưa hai tay ra trước thì cả lớp cùng đọc, cô đưa tay về tổ nào thì tổ đó đọc, tổ còn lại không đọc) * Cô đọc diễn cảm lần 3: Cô giới thiệu bài thơ được phổ nhạc. Cô hát cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ biểu Trẻ thực hiện diễn cùng cô. 3.Kết thúc: - Nhận xét khen trẻ. - Cô cho trẻ hát bài: “ Ra vườn hoa” - Chuyển hoạt động khác.