Giáo án Phát triển thẩm mĩ Lớp Mầm - Đề tài: Dán ông mặt trời - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Hường
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phát triển thẩm mĩ Lớp Mầm - Đề tài: Dán ông mặt trời - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_phat_trien_tham_mi_lop_mam_de_tai_dan_ong_mat_troi_n.doc
Nội dung text: Giáo án Phát triển thẩm mĩ Lớp Mầm - Đề tài: Dán ông mặt trời - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Hường
- GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học: 2016 – 2017. Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên. Đề tài: Dán ông mặt trời ( Mẫu) Độ tuổi: 3 - 4 tuổi Thời gian: 20 – 25 phút Người thực hiện: Lê Thị Hường I.Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức : - Cung cấp cho trẻ biết ông mặt trời là 1 hình tròn và những tia nắng là những nét xiên. - Trẻ biết bố cục tranh hài hòa cân đối và biết cách dán ông mặt trời và các tia nắng cho thật đẹp. - Trẻ nhận biết lợi ích của ông mặt trời sưởi ấm cho mọi vật và báo hiệu một ngày mới. 2. Kĩ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng xếp dán ông mặt trời và các tia nắng cho đều và đẹp. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu quý sản phẩm cẩn thận, kiên nhẫn, biết chia sẽ kinh nghiệm với bạn bè để hoàn thành sản phẩm - Giúp trẻ biết lợi ích của ông mặt trời đối với con người và cảnh vật thiên nhiên. - Trẻ ngoan có nề nế , hứng thú tham gia các hoạt động . - Trẻ yêu cái đẹp và biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. II.Chuẩn bị : 1. Đồ dùng của cô: -Tranh “ông mặt trời”. - Nhạc bài hát: Tập đếm, ông mặt trời. - Giá treo sản phẩm - Que chỉ,đĩa đựng khăn lau. - Giấy A4, hình ông mặt trời và các tia nắng đã được cắt sẵn. 2. Đồ dùng của trẻ: - Giấy A4.Đĩa đựng khăn lau - Rổ con đựng: hình ông mặt trời và các tia nắng đã được cắt sẵn. III.Tiến hành : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và gây hứng thú:
- - Cô giáo làm Ông mặt trời xuất hiện và nói. " Ha Ha Ha Ha - Trẻ hát cùng cô. Ta là mặt trời Ta là mặt trời Ta đem ánh sáng - Trẻ trả lời Đến khắp mọi nơi" - Chào các bạn đố các bạn biết tôi là ai nào? - Để chào đón ông mặt trời cô mời các con hát bài cháu vẽ ông mặt trời nào. - Trẻ lắng nghe - Các con nhìn thấy ông mặt trời mọc vào lúc nào? - Các con có yêu quý ông mặt trời không? - Vì sao các con yêu quý ông mặt trời? - Khi đi dưới ánh nắng mặt trời các con phải làm gì? - Các con nhớ khi đi dưới ánh nắng các con phải đội - Trẻ trả lời. mũ nón các con nhớ chưa nào. - Cô cũng rất yêu quý ông mặt trời để thể hiện tình yêu của cô nên cô đã tạo được một bức tranh thật đẹp. 2. Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu * Cô cho trẻ xem tranh.Cho trẻ quan sát và đàm thoại cùng trẻ: - Trẻ quan sát + Các con thấy bức tranh của cô như thế nào? + Và trong tranh có điều gì nổi bật? + Ai có nhận xét gì về bức tranh này? -Trẻ trả lời + Ông mặt trời có màu gì? hay có dạng hình gì.? + Còn ai có nhận xét khác nào? + Tia nắng như thế nào? + Cô đã làm gì để tạo ra ông mặt trời? + Để biết xem câu trả lời của các con có đúng không. Ngay bây giờ cô sẽ cho các con sờ lên mặt của bức tranh để cảm nhận nhé! + Các con vừa được sờ lên mặt bức tranh rồi. Bây giờ bạn nào giỏi nói lên cảm nhận của mình nào? - Trẻ sờ lên mặt của + Cô đã làm gì để tạo ra ông mặt trời vậy? Vì sao con bức tranh biết? + Cô đã dùng những nguyên liệu gì dán ông mặt trời? =>Các con ạ! Đây là bức tranh dán ông mặt trời đấy! Ông mặt trời có dạng hình tròn mầu đỏ và xung quanh ông là những tia nắng mầu vàng đã được cô xếp và dán để tạo thành bức tranh thật đẹp đấy. - Trẻ lắng nghe - Các con ơi! Những ánh nắng ấm áp của ông mặt trời tỏa suống cho mọi người thật là thích vậy cô và các con cùng dán ông mặt trời thật đẹp để cảm ơn ông mặt trời nào. - Cho trẻ về chỗ ngồi.
- 3. Hoạt động 3: Quan sát cô làm mẫu - Cô dán mẫu cho trẻ quan sát. Vừa làm vừa nói cách làm: “ Muốn dán được ông mặt trời đẹp trước tiên cô chuẩn bị mảnh giấy hình tròn mầu đỏ cô xếp vào giữa tờ giấy, sau đó cô chọn mảnh giấy mầu vàng cô xếp xung quanh hình tròn làm các tia nắng. Tiếp theo cô sẽ dán khi dán cô lật mặt trái của ông mặt trời và - Trẻ lắng nghe các tia nắng lấy ngón tay trỏ bôi keo di thật đều và dán vào đúng vị trí mà cô vừa xếp. Sau khi dán xong cô vuốt nhẹ cho bức tranh đẹp hơn và lau tay vào khăn ướt. * Hỏi ý định của trẻ: - Các con có thích dán ông mặt trời thật đẹp không? - Trước khi dán con làm gì? + Con xếp như thế nào? - Trẻ lắng nghe + Sau khi xếp xong con làm gì? + Con dùng ngón tay nào để bôi keo? + Khi dán xong rồi con làm gì để cho bức tranh đẹp và mịn? + Trong giờ dán ông mặt trời các con phải chú ý điều gì? - Trẻ trả lời - Đúng rồi! Các con phải chú ý trong giờ dán các con nhớ: “Không được bôi keo vào quần áo của mình và của các bạn” *Cho trẻ đứng lên mô phỏng các thao tác dán ông mặt trời dựa trên nền nhạc bài hát: TẬP ĐẾM - Trẻ hát và mô phỏng 4. Hoạt động 4: Trẻ thực hiện cùng cô - Cô phát đồ dùng cho trẻ thực hiện - Trong khi trẻ thực hiện cô bao quát trẻ. - Hướng dẫn, động viên, khuyến khích trẻ hoàn thành - Trẻ tích cực dán ông sản phẩm của mình mặt trời. - Gợi ý những trẻ khá sáng tạo để bài của mình đẹp và sinh động hơn. 5. Hoạt động 5: Trưng bày-nhận xét sản phẩm - Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày. - Trẻ trưng bày sản - Cho trẻ nhận xét bài của mình và bài của bạn. phẩm và nhận xét bài - Cô nhận xét chung và tuyên dương trẻ. của mình và của các bạn.