Giáo án Toán Lớp 5 - Bài: Em ôn lại những gì đã học - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Mười

docx 7 trang Diệp Đức 03/08/2023 2930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Bài: Em ôn lại những gì đã học - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Mười", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_5_bai_em_on_lai_nhung_gi_da_hoc_nam_hoc_201.docx

Nội dung text: Giáo án Toán Lớp 5 - Bài: Em ôn lại những gì đã học - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Mười

  1. UBND HUYỆN CẦN GIỜ TRƯỜNG TH BÌNH PHƯỚC Họ tên học sinh: Lớp TUẦN: 25 Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2020 PHIẾU BÀI TẬP DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Môn: Toán - lớp 5 GV: Huỳnh Văn Mười Bài:Em ôn lại những gì đã học SGK tập 2 trang 63,64 I.Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức: -Tính diện tích , thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. II. Hoạt động học 1/ Ôn lại kiến thức cũ: Câu 1: Em hãy cho biết muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào? Bài tập áp dụng: Hình hộp chữ nhật có chiều dài 3,m, chiều rộng 2,5m, chiều cao 2m. Tình thể tích. Câu 2: Em hãy cho biết muốn tính thể tích hình lập phương ta làm như thế nào? Bài tập áp dụng:Em hãy tính thể tích hình lập phương có cạnh 2,5m. 2/ Bài tập thực hành. Bài 1: Một bể nuôi cá có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,2 m, chiều rộng 60cm, chiều cao 80cm. a) Tính diện tích kính cần dùng làm bể cá đó ( bể cá không có nắp) b) Tính thể tích bể cá đó; 3 c) Mức nước trong bể bằng chiều cao của bể. Tính thể tích nước trong bể ( độ dài kính 4 không đáng kể). Gợi ý: Em đọc đè bài nhiều lần và gạch chân các dữ kiện đề bài cho. - Em xem lại các đơn vị đo có cùng nhau chưa. Nếu chưa cùng nhau thì em cần phải đổi thống nhất về cùng một đơn vị. Gợi ý câu a: Muốn tìm diện tích kính cần dùng làm bể thì ta phải tính diện tích toàn phần của bể hình hộp. Tuy nhiên bể này không nắp nên diện tích toàn phần của bể chỉ có 5 mặt mà thôi.Như vậy em nhớ lại cách tính diện tích toàn phần hình hộp mà thực hiện em nhé.
  2. Gợi ý câu b: Em chỉ áp dụng công thức tính thể tích rồi tính , lưu ý đơn vị đo thể tích nhe. Gợi ý câu c: Bước tính thứ nhất: Em tìm chiều cao của nước, mà chiều cao của nước 3 thì bằng chiều cao của bể vậy em sẽ tìm được chiều cao của nước. 4 - Chiều dài nước, chiều rộng của nước chính là chiều dài và chiều rộng của bể. Bước tính thứ hai: Vậy em tìm thể tích nước bằng cách lấy chiều cao của nước vừa tìm được ở bước 1 nhân với chiều dài bể rồi nhân với chiều rộng bể thì ta tính được thể tích nước có trong bể cần tìm . Bài 2: Một hình lập phương có cạnh 0,5m. Tính : a) Diện tích xung quanh của hình lập phương. b) Diện tích toàn phần hình lập phương. c) Thể tích của hình lập phương. Gợi ý: bài này chỉ chỉ áp dụng công để tính mà thôi. . ( Nếu trong quá trình thực hiện phiếu có gì chưa hiểu xin liên hệ giáo viên chủ nhiệm)
  3. UBND HUYỆN CẦN GIỜ TRƯỜNG TH BÌNH PHƯỚC Họ tên học sinh: Lớp TUẦN: 25 Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2020 PHIẾU BÀI TẬP DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Môn: Toán - lớp 5 GV: Huỳnh Văn Mười Bài:Em đã học được những gì SGK tập 2 trang 65,66 I/ Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức - Tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - Thu thập và sử lý thông tin từ biểu đồ hình quạt. - Nhận dạng, tính diện tích, thể tích một số hình đã học. II/ Bài tập thực hành. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1 : Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh của cả lớp A. 18 % B. 40 % C. 30 % D. 60 % Gợi ý: Bước tính thứ nhất em phải tìm được học sinh của cả lớp. Rồi Em nhớ lại tìm phần trăm của hai số ta làm sao? ( ta tính thương của 2 số rồi lấy thương đó nhân với 100) Câu 2: Biết 25 % của một số là 10 . Hỏi số đó là bao nhiêu? A. 10 B. 20 C. 30 D.40 Gợi ý: Bài này là tìm số khi biết tỉ số phần trăm . Bài này có nhiều cách làm như chúng ta đã được học ở học kì I. Thầy giới thiệu cách đơn giản: Ta áp dụng quan hệ đại lượng: 25 % 10 100 % ? số đó. ( số đó tương đương với 100%) Câu 3: Kết quả điều tra về sự ưa thích các môn thể thao của 400 học sinh được cho trên biểu đồ hình quạt bên: Hãy cho biết trong số các em được điều tra, có bao nhiêu học sinh thích bơi? Bơi 40 % A. 60 học sinh B. 80 học sinh C. 100 học sinh D. 160 học sinh Cầu lông Nhảy dây 25 % 15 % 20 % Cờ vua Gợi ý: Em tìm số học sinh thích bơi tức là tìm 40 % của 400 ( vì học sinh thích bơi là 40 % và tổng số học sinh ưa thích là 400). vậy em áp dụng tìm phần trăm của một số mà ta thực hiện. Em có thể xem lại các bài tập trước.)
  4. Câu 4 : Diện tích phần đã tô đậm trong hình dưới đây là: A 28 cm2 B. 49 cm2 C. 56 cm2 D. 105 cm2 7cm 3cm 4cm 15cm Gợi ý : Bước tính thứ nhất ta tìm đáy hình tam giác tô đậm . Bước thứ hai ta áp dụng công thức tính diện tích tam giác để tính diện tích tam giác tô đậm. Bài 5: Tính diện tích của phần tô đậm trong hình dưới đây A. 6,28 m2 B. 12,56 m2 C. 21,98 m2 D. 50,24 m2 Gợi ý: Bước tính thứ nhất em tính bán kính hình tròn lớn ( =bán kính hình nhỏ + với 1) Bước thính thứ hai em áp dụng công thức tính diện tích hình tròn lớn 3m 1m * Bài toán giải: Một cái hộp có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 36 cm, chiều rộng 24 cm và chiều cao 12 cm. Người ta xếp các hình lập phương như nhau cạnh 3cm vào đầy hộp đó. Hỏi cần bao nhiêu hình lập phương như thế? Gợi ý: Em đọc đề bài nhiều lần xem đề bài cho chúng ta biết những dữ kiện nào và yêu cầu ta làm gi? Bước tính thứ nhất: Em áp dụng công thức tính thể tích cái hộp. Bước tính thứ hai: Em áp dụng công thức tính thể tích hình lập phương có cạnh 3 cm. Bước tính thứ ba: Em lấy thể tích hình hộp chia cho thể tích hình lập phương ta sẽ có được số hình lập phương cần tìm. ( Nếu trong quá trình thực hiện phiếu có gì chưa hiểu xin liên hệ giáo viên chủ nhiệm)
  5. UBND HUYỆN CẦN GIỜ TRƯỜNG TH BÌNH PHƯỚC Họ tên học sinh: Lớp TUẦN: 25 Thứ năm ngày 16 tháng 4 năm 2020 PHIẾU BÀI TẬP DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Môn: Toán - lớp 5 GV: Huỳnh Văn Mười Bài : Bảng đơn vị đo thời gian SGK tập 2 trang 66 I/ Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: - Tên gọi ký hiệu của các đơn vị đo thời gian -Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian quen thuộc.Đổi đơn vị đo thời gian. -Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào. II/ Hoạt động học 1/ Ôn lại kiến thức cũ: Em hãy ghi ra tên gọi của những đơn vị đo thời gian mà em biết: 2/ Hoạt động cơ bản. Việc 1: Em hãy điền vào chỗ chấm trong bảng dưới đây cho thích hợp: 1 thế kỉ = năm 1 năm = tháng 1 năm = ngày 1 năm nhuận = ngày ( cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận ) 1 tuần lễ = ngày 1 ngày = giờ 1 giờ = phút 1 phút = giây. Việc 2: Đọc và viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: Tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12 có ngày. Tháng 2 có ngày ( vào năm nhuận, tháng 2 có ngày) Việc 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = tháng 2 b) giờ = 60 phút x = phút 3 c) 3,2 giờ = phút x = phút d) 216 phút = 3 giờ phút = phút
  6. 3/ Hoạt động thực hành: Bài 1: Em hãy điền số thích hợp vào chỗ chấm Kính viễn vọng năm 1671 Bút chì năm 1794 (vào thế kỉ ) ( vào thế kỉ ) Đấu máy xe lửa năm 1804 Xe đạp năm 1869 ( vào thế kỉ ) ( vào thế kỉ ) Ô tô năm 1886 Máy bay năm 1903 ( vào thế kỉ ) ( vào thế kỉ ) Máy tính điện tử năm 1946 vệ tinh nhân tạo năm 1957 (vào thế kỉ ) ( vào thế kỉ ) Gợi ý: Cứ 100 năm là một thế kỉ Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm a) 3 năm = tháng b) 4 giờ = phút 2,5 năm = tháng 1,4 giờ = phút 3 5 năm rưỡi= tháng 2,8 phút = phút 4 2 ngày = giờ ) giờ = phút 3 Gợi ý : Em xem đơn vị đổi ra quan hệ bao nhiêu rồi ta nhân với số đó là ra Ví dụ: 3 năm = tháng ta thấy năm và tháng quan hệ 12 nên ta lấy 3 x 12 =36 vậy 3 năm = 36 tháng. Cứ thế lần lược ta làm các bài kia.) Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: a) 84 phút = giờ b) 90 giây= phút 210 phút = giờ 45 giây= phút Gợi ý: Tương tự như bài 1nhưng bài này đổi ngược tức là đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn nên ta làm tính chia. Ví dụ : 84 phút = giờ. Ta thấy phút và giờ quan hệ 60 nên ta lấy 84 : 60 = 1,4 vậy 84 phút = 1,4 giờ. Tương tự các bài kia em nhớ làm như vậy. Tóm lại khi đổi đơn vị đo thời gian em cần nhớ xem giữa hai đơn vị quan hệ bao nhiều rồi mới thực hiện nhe. ( Nếu trong quá trình thực hiện phiếu có gì chưa hiểu xin liên hệ giáo viên chủ nhiệm)